EIU: Khó có đột phá về TPP trong năm 2014
Dù rất được các bên, đặc biệt là Mỹ, kỳ vọng song tiến trình đàm phán thành lập Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ khó có thể đạt được đột phá trong năm nay.
Đàm phán thành lập TPP còn vướng rất nhiều rào cản.
Theo Bộ phận dự báo, phân tích và tư vấn rủi ro ( EIU) trực thuộc tập đoàn The Economist của Anh, tiến trình đàm phán TPP đang gặp khá nhiều trở ngại và hầu như không thể đạt được bước tiến trong khoảng thời gian còn lại của năm.
Video đang HOT
Nhận định trên được đưa ra sau khi lãnh đạo 12 nước tham gia đàm phán TPP (gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam) đã không thể đạt được nhất trí về thời hạn chót kết thúc đàm phán.
Như vậy tới nay, tiến trình đàm phán TPP đã kéo dài gần 5 năm nhưng vẫn chưa thể cho ra một hiệp định thương mại tự do bao phủ khu vực rộng lớn thuộc vành đai Thái Bình Dương. Bất đồng quan điểm giữa Mỹ và Nhật Bản – hai nền kinh tế lớn nhất TPP – là tác nhân chính cản trở tiến trình này, đồng thời làm sói mòn lòng tin của các nước còn lại.
Không chỉ thế, sự bất đồng này còn khiến TPP dễ bị mất điểm trước Hiệp định thương mại tự do châu Á- Thái Bình Dương (FTAAP), một thỏa thuận thương mại lớn khác ở khu vực đang được Trung Quốc đẩy mạnh chuẩn bị để hình thành vào năm 2025 nhằm làm đối trọng với TPP do Mỹ dẫn đầu.
Tuy vậy, theo EIU, TPP vẫn có triển vọng kết thúc đàm phán và tiến tới ký kết vào năm tới, dù quá trình phê chuẩn ở nghị viện các nước khó có thể hoàn thành trước năm 2018.
TPP liên quan đến 12 thành viên APEC nhưng không có Trung Quốc. Thỏa thuận này đặt ra những tiêu chuẩn cao dối với các vấn đề như sở hữu trí tuệ, môi trường và hoạt động của các doanh nghiệp quốc doanh. Tuy nhiên, trong đàm phán TPP giữa Mỹ và Nhật Bản, bất đồng lớn nhất chủ yếu liên quan đến hàng rào phi thuế quan, lĩnh vực nông nghiệp và sản xuất ô tô.
Vũ Anh
Theo The Economist
Thủ tướng Nhật Bản đến Bắc Kinh dự Hội nghị APEC
Cuộc gặp trực tiếp giữa lãnh đạo Nhật-Trung là bước đột phá mang tính tượng trưng trong mối quan hệ giữa 2 nền kinh tế lớn nhất châu Á.
Hôm nay (10/11), Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã đến Bắc Kinh (Trung Quốc) dự hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC).
Thủ tướng Abe đến Bắc Kinh sau khi hôm 7/11 Trung Quốc và Nhật Bản nhất trí cùng hợp tác để cải thiện mối quan hệ, mở đường cho lãnh đạo hai nước gặp nhau bên lề Hội nghị APEC. Một cuộc gặp trực tiếp giữa lãnh đạo hai nước là sự đột phá mang tính tượng trưng trong mối quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất châu Á, bởi 2 năm qua quan hệ Trung-Nhật khá lạnh nhạt do tranh chấp lãnh thổ, cạnh tranh khu vực...
Diễn đàn APEC gồm 21 nền kinh tế thành viên, chiếm 40% dân số thế giới, đóng góp 54% GDP và 44% thương mại của thế giới./.
Trần Nga
Theo VOV
Tổng thống Ukraine: Cuộc gặp với Putin "quyết định vận mệnh thế giới" Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko ngày 26/8 tuyên bố ông xem cuộc đàm phán tại Minsk, thủ đô Belarus, với Tổng thống Nga Putin và giới chức cấp cao của EU đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định tương lai của thế giới và châu Âu. Tổng thống Nga Putin đã có cuộc gặp với Tổng thống đắc cử của Ukraine...