EIU: Chiến tranh trên Biển Đông sẽ là mối hoạ toàn cầu
Tổ chức Tình báo Kinh tế của Anh (Economist Intelligence Unit-EIU) xếp hạng nguy cơ chiến tranh trên Biển Đông có thể gây ra một mối đe doạ toàn cầu lớn.
Bảng đánh giá những rủi ro toàn cầu mới nhất của EIU cũng xếp nguy cơ chiến tranh ở Biển Đông ở vị trí thứ 8 trong danh sách các mối đe doạ hàng đầu thế giới hiện nay.
EIU nêu ra một loạt các hành động gây leo thang căng thẳng của Trung Quốc ở Biển Đông thời gian qua, trong đó có việc mới triển khai tên lửa đất đối không tới Hoàng Sa của Việt Nam, khiến nhiều nước, trong đó có Việt Nam đã lên tiếng phản đối.
Theo phân tích của EIU: “Trong khi Trung Quốc đã sa lầy vào một loạt các tranh chấp biển đảo với các nước khác như Hàn Quốc và Nhật Bản, có mối rủi ro rằng sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông sẽ dẫn tới một cuộc chạy đua quân sự trong khu vực, và gây ra nguy cơ xảy ra tai nạn hoặc sự tính toán sai dẫn tới sự leo thang căng thẳng”.
Ảnh vệ tinh ngày 12.3.2016 cho thấy tàu bè Trung Quốc hoạt động trái phép tấp nập tại bãi cạn Scarborough.
EIU nhận định rằng: “Bất kỳ sự tranh cãi xấu đi nào cũng có thể làm tổn hại nghiêm trọng tới mối quan hệ kinh tế trong khu vực, và có nguy cơ gây trở ngại dòng chảy thương mại toàn cầu, có nguy cơ làm suy giảm niềm tin vào kinh tế toàn cầu”.
Video đang HOT
Trước đó, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương thuộc Hải quân Mỹ, Đô đốc Scott Swift cũng cho rằng các hành động xây dựng, cải tạo đảo đá và diễn giải lại luật pháp quốc tế để bào chữa cho các hành động trái phép của Trung Quốc ở Biển Đông đang làm xói mòn các nguyên tắc ứng xử toàn cầu.
Theo ông Swift, tình hình Biển Đông không chỉ đe dọa tự do trên biển mà còn khiến các nước ngày càng sử dụng nhiều tiền của để tăng cường quân sự.
Trong diễn biến khác, Trung Quốc cũng đã hối thúc Nhật Bản không đề cập về những tranh chấp giữa Bắc Kinh với các nước láng giềng ở Biển Hoa Nam (Biển Đông) tại Hội nghị thượng đỉnh nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G-7) sắp diễn ra ở Nhật Bản vào tháng 5 tới với lập luận rằng đề cập đến vấn đề này có thể sẽ gây phương hại tới những nỗ lực nhằm cải thiện mối quan hệ song phương.
Theo Danviet
Mỹ hé lộ kế hoạch B trong trường hợp chiến tranh với Trung Quốc
Mỹ không còn có thể dựa vào các "siêu" căn cứ không quân ở Thái Bình Dương để tránh khỏi các cuộc tấn công tên lửa trong một cuộc chiến tranh với Trung Quốc, báo Mỹ tiết lộ.
Trang mạng Nationalinterest. Org ngày 25.2 đưa tin, trong một tài liệu năm 2015, Tổng công ty RAND, nhóm chuyên gia cố vấn có uy tín đã được Lầu Năm Góc thành lập sau Chiến tranh Thế giới II lưu ý rằng, trong trường hợp xấu nhất, các cuộc tấn công lớn hơn và kéo dài sẽ khiến những vũ khí cứng rắn nhất cũng có thể bị tàn phá, gây thiệt hại lớn về máy bay và đóng cửa kéo dài đối với các sân bay.
Theo như tài liệu này, căn cứ không quân Kadena ở Okinawa, do vị trí địa lý tương đối gần nên nó sẽ bị ảnh hưởng nặng nhất. Trong khi đó, Trung Quốc hồi tháng 9.2015 đã công khai tuyên bố, tên lửa đạn đạo DF-26 của họ có thể tấn công đến tận căn cứ không quân Andersen ở Guam, cách Trung Quốc đại lục gần 3.000 dặm. Andersen và Kadena là hai trong các căn cứ quân sự lớn nhất và quan trọng nhất của quân đội Mỹ ở nước ngoài.
Trước những hạn chế nhìn thấy rõ, Không quân Mỹ đã chuyển chiến lược sang "bao vây" Trung Quốc bằng các căn cứ không quân nhỏ và các quân cảng. Trong đó, Tinian, một hòn đảo nhỏ, nằm gần đảo Guam là một lựa chọn trong phương án B của Không quân Mỹ.
Nationalinterest. Org cho biết, ngày 10.2 vừa qua, không quân Mỹ thông báo đã chọn Tinian như một điểm trung chuyển trong trường hợp các căn cứ không quân lớn như Andersen, Guam hoặc các căn cứ ở vị trí tây Thái Bình Dương bị hạn chế, hoặc bị từ chối.
Trong kế hoạch ngân sách quốc phòng năm 2017, Lầu Năm Góc yêu cầu bổ sung 9 triệu USD để mua thêm 17,5 mẫu đất "trong việc hỗ trợ các hoạt động chuyển hướng bay và các sáng kiến tập trận", báo Saipan tribune đưa tin.
Sân bay ở Tinian có thể tổ chức khoảng 12 máy bay tiếp dầu và đội ngũ nhân viên hỗ trợ liên quan đến hoạt động chuyển hướng. Tuy nhiên, hiện Tinian đang được miêu tả là một nơi "buồn ngủ".
Trong Thế chiến II, Tinian là một kho vũ khí và nay hầu hết các đường băng ở đây đang bị bỏ không,
Trước đó, nhiều nhận định cho rằng, không quân Mỹ sẽ chọn sân bay nhỏ Saipan gần với Tinian ở Thái Bình Dương để thực hiện chiến lược đảo nhỏ bao vây Trung Quốc. Saipan có một sân bay lớn và một bến cảng, trong khi số dân cũng gấp 15 lần Tinian.
Tuy nhiên, người dân trên đảo không muốn kế hoạch này. Nhiều nhà hoạt động địa phương đã phản đối do lo ngại hiệu ứng về môi trường, giao thông, ảnh hưởng đến người dân.
Trong khi đó, giới phân tích nhận định rằng, với chiến lược "phát tán, chia nhỏ" để bao vây này sẽ làm tăng chi phí quốc phòng của Mỹ vì tăng số lượng đường băng, kho chứa nhiên liệu, đạn dược.
Theo Danviet