Ecuador cân nhắc cho phép Tổng thống Syria tị nạn chính trị
Ngày 11.12, Tổng thống Ecuador Rafael Correa cho biết, đang xem xét việc cho phép Tổng thống Syria Bashar al-Assad và gia đình tị nạn tại nước này. Trong khi đó, có tin Mỹ đã “mua rất nhiều vũ khí từ kho dự trữ của cựu Tổng thống Libya Muammar Gaddafi” để gửi cho lực lượng nổi dậy ở Syria…
Theo các nhà quan sát, tình hình Syria đang có nhiều điểm khá giống những gì đã xảy ra với Libya.
“Bất kỳ ai xin tị nạn tại Ecuador, chúng tôi đều coi là một người mà nhân quyền của họ cần phải được tôn trọng. Chúng tôi sẽ phân tích mọi yêu cầu tị nạn với tất cả trách nhiệm của mình” – ông Correa trả lời phỏng vấn nhật báo Folha de Sao Paulo của Brazil. Ông Correa xác nhận, Thứ trưởng Ngoại giao Syria Fayssal Mekdad có chuyến thăm Ecuador cách đây hai tuần, song bác bỏ thông tin mà báo chí Israel đưa ra là hai bên đã bàn thảo khả năng trao quy chế tị nạn cho Tổng thống Syria và gia đình trong chuyến thăm này. Thực chất, Thứ trưởng Mekdad chỉ tới Ecuador để cảm ơn lập trường “khách quan” của Ecuador về cuộc nội chiến tại Syria.
Video đang HOT
Hồi tháng 8.2012, Chính phủ Ecuador từng cấp quy chế tị nạn cho nhà sáng lập mạng WikiLeaks người Australia Julian Assange, bất chấp việc bị Anh đe dọa.
Cùng ngày 11.12, các nguồn tin quốc tế cho hay, Anh đang vạch ra các kế hoạch huấn luyện cho các tay súng thuộc lực lượng nổi dậy ở Syria và hỗ trợ họ về không quân và hải quân. Trước đó, theo đề nghị của Thủ tướng Anh David Cameron, tướng David Richards – Tổng Tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang của Anh – đã hội đàm với các lãnh đạo quân sự của Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan, Qatar, Các tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE) và một tướng Mỹ, nhằm thảo luận chi tiết chiến lược về cách hỗ trợ lực lượng nổi dậy chống Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Bộ Quốc phòng Anh chưa xác nhận thông tin trên và chỉ nhắc lại cam kết tìm kênh ngoại giao nhằm chấm dứt tình trạng xung đột ở Syria.
Trong khi đó, một nguồn tin ngoại giao cho hay, Mỹ đã “mua rất nhiều vũ khí từ kho dự trữ của cựu Tổng thống Libya Muammar Gaddafi” gồm súng cối, lựu đạn, rocket, tên lửa chống tăng và tên lửa phòng không SA-7, để gửi cho lực lượng nổi dậy ở Syria. Một nguồn tin khác tiết lộ trong tháng 10.2012, những đại diện của Mỹ, đặc biệt là đại sứ đã bị ám sát Chris Stevens, từng làm ngơ cho việc vận chuyển vũ khí hạng nặng từ Libya đến cho lực lượng nổi dậy tại Syria. Thông tin này được tung ra chỉ vài ngày trước khi Mỹ được kỳ vọng sẽ công nhận chính phủ liên minh hợp pháp mới nhất của Syria.
Đức trục xuất 4 nhân viên của Đại sứ quán Syria
AFP đưa tin, Ngoại trưởng Đức Guido Westerwelle ngày 10.12 thông báo nước này đã trục xuất 4 nhân viên Đại sứ quán Syria ở Berlin như một phần trong các hoạt động hạn chế quan hệ với chế độ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Tin cho hay, quyền phái viên Syria tại Berlin đã được thông báo về quyết định trên và nhân viên này có thời hạn đến ngày 13.12 “phải rời khỏi vị trí của họ”. Trong diễn biến khác cùng ngày, Bộ Ngoại giao Nga cho rằng, bất cứ quyết định cơ bản nào về việc thay đổi hệ thống chính trị tại Syria phải do người Syria quyết định.
Theo laodong
Kỳ vọng lớn, mong đợi nhiều
Lần đầu tiên trong 10 năm nay, chính phủ Colombia và lực lượng nổi dậy FARC mới lại tiến hành hòa đàm. Thật ra thì đàm phán lần này đã được chính thức bắt đầu ở thủ đô Oslo của Na Uy cách đây mấy tuần, nhưng đàm phán ở Cuba bây giờ mới đi vào thực chất.
Gần nửa thế kỷ đối đầu và 3 lần hòa đàm thất bại khiến việc tìm kiếm giải pháp chính trị rất nan giải, xây dựng lòng tin rất khó khăn và kể cả nhất trí được với nhau thì việc thực hiện cụ thể cũng chưa thể nói là sẽ đảm bảo thành công. Tuy nhiên, cả hai phía đều lạc quan và dư luận rất hy vọng ở lần đàm phán này bởi lộ trình cụ thể đã được đề ra, chương trình nghị sự đã được xác định cũng như có sự bảo trợ của Na Uy, Cuba, Chile và Venezuela. Chủ đề được ưu tiên là cải cách ruộng đất. Việc này có ý nghĩa quan trọng và phát đi thông điệp tích cực bởi chính vì chuyện ruộng đất mà nảy sinh xung đột dẫn đến sự thành lập FARC.
Đúng là hiện có cơ sở cho hy vọng nhưng vẫn còn đó lo ngại và thận trọng. Giải pháp kiểu gì cũng không thể thiếu việc FARC phải giải giáp và chấm dứt đấu tranh vũ trang, được chấp nhận trở thành một đảng phái chính trị với vai trò nhất định. Trong đó cũng phải có thỏa thuận về xử lý và khắc phục hậu quả của xung đột. Điều đó có nghĩa là Colombia sẽ phải thay đổi sâu sắc, điều chỉnh cơ bản về pháp lý, chính trị và xã hội để thực hiện giải pháp hòa bình. Tất cả các bên đều phải dám nhảy khỏi cái bóng của chính mình và việc ấy đâu có dễ dàng.
Theo TNO
Quân đội Syria không kích dữ dội chưa từng có Quân đội Syria đã gia tăng các cuộc không kích nhằm vào lực lượng nổi dậy khắp nước hôm 29-10 bất chấp thỏa thuận ngừng bắn vẫn còn hiệu lực. Ông Rami Abdul-Rahman, người đứng đầu Tổ chức Giám sát nhân quyền Syria, cho biết máy bay quân đội đã thực hiện 60 cuộc không kích nhằm vào các mục tiêu của quân...