ECOWAS chúc mừng Tổng thống Côte d’Ivoire tái đắc cử
Ngày 10/11, Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) đã chúc mừng Tổng thống Côte d’Ivoire Alassane Ouattara tái đắc cử nhiệm kỳ thứ 3 liên tiếp sau cuộc bỏ phiếu hôm 31/10, đồng thời kêu gọi ông Ouattara đoàn kết đất nước.
Tổng thống Côte d’Ivoire Alassane Ouattara phát biểu với báo giới tại Abidjan ngày 28/10/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong một tuyên bố, ECOWAS đã gửi đến Tổng thống đắc cử Ouattara “lời chúc mừng nồng nhiệt”, đồng thời kêu gọi ông Ouattara đoàn kết người dân, trong bối cảnh bất ổn liên quan bầu cử đã khiến khoảng 50 người thiệt mạng kể từ tháng 8/2020. Ủy ban ECOWAS hy vọng người dân Côte d’Ivoire đặt hòa bình và gắn kết xã hội lên trên hết, tìm cách giải quyết những mâu thuẫn, bất đồng thông qua các kênh đối thoại và pháp lý.
Trong cuộc bầu cử tổng thống ngày 31/10, ông Ouattara đã giành được hơn 94% số phiếu ủng hộ. Tuy nhiên, Côte d’Ivoire đang rơi vào tình trạng bế tắc chính trị sau khi các thủ lĩnh đối lập bác bỏ kết quả bầu cử, cáo buộc ông Ouattara vi phạm quy định về giới hạn số nhiệm kỳ tổng thống.
Ngày 9/11, ông Ouattara đã kêu gọi đối thủ chính Henri Bedie từ bỏ các hoạt động biểu tình và tổ chức đàm phán để xoa dịu khủng hoảng chính trị. Hiện lực lượng chức năng vẫn đang phong tỏa nhà riêng của ông Bedie ở Abidjan, trong khi 2 thủ lĩnh đối lập khác bị bắt sau khi kêu gọi thành lập chính phủ chuyển tiếp.
Người Mỹ lo sợ 'kịch bản đen tối' hậu bầu cử
Bầu cử tổng thống có thể gây ra cuộc khủng hoảng chính trị khi nước Mỹ đang hứng chịu "bão tố" từ Covid-19, kinh tế suy thoái và xã hội chia rẽ.
"Bạn thấy cơn bão đang tiến vào đất liền với cường độ ngày càng mạnh", Heather McTeer Toney, sống ở vùng nông thôn ở Oxford, bang Mississippi, nói khi ngồi xem laptop bên chiếc bàn bếp, cùng tách cà phê và ít bánh quy giòn. Đứa con 4 tuổi của cô đang ngồi xem tivi ở phòng bên cạnh.
Toney từng là thị trưởng và quản lý khu vực của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ. Cô từng đương đầu với các tình huống khẩn cấp cả ở cấp độ bang và liên bang, cũng từng vạch chiến lược lâu dài để bảo vệ Trái đất đang bị đe dọa. Cô biết rõ thế nào là bất an.
Video đang HOT
"Tôi chưa từng thấy mình bất an như lúc này", Toney, giám đốc của Moms Clean Air Force, tổ chức phụ huynh Mỹ chống biến đổi khí hậu, nói. "Bởi có nhiều vấn đề ập đến cùng lúc mà tôi có thể cảm thấy với tư cách là nhà hoạt động môi trường cũng như một phụ nữ da màu. Tất cả điều đó sẽ xảy đến cùng lúc vào ngày 3/11".
Khoảng 5 tuần nữa, nước Mỹ sẽ bước vào cuộc bỏ phiếu tổng thống và nhiều người Mỹ, giống như Toney, lo lắng về kịch bản "tháng 11 đen tối" với đủ cung bậc cảm xúc, từ hoài nghi, mơ hồ, phẫn nộ, phản kháng đến thất vọng. Một cuộc bầu cử dự kiến có nhiều tranh cãi diễn ra giữa lúc Mỹ chìm trong đại dịch Covid-19, khủng hoảng kinh tế, làn sóng phân biệt chủng tộc, cháy rừng hoành hành ở Bờ Tây.
Người phụ nữ đeo khẩu trang đi bỏ phiếu bầu cử sơ bộ ở thành phố Cincinnati, bang Ohio hồi cuối tháng 4. Ảnh: Cincinnati Enquirer.
Orrin G. Hatch, 86 tuổi, người từng sống qua nhiều cuộc khủng hoảng kể từ sau Đại suy thoái 1929-1930, nói rằng ông chưa từng thấy nước Mỹ xáo trộn như năm 2020. Kể từ khi nghỉ hưu và rời Thượng viện Mỹ đầu năm ngoái, ông trở về sống tại thành phố Salt Lake, bang Utah. Ông nói rằng cứ tới tháng 11 hàng năm, tỷ lệ tội phạm và trầm cảm theo mùa gia tăng, trong khi chi tiêu tiêu dùng và doanh thu bán lẻ giảm xuống.
Will Stancil, một luật sư và nhà nghiên cứu, lại cảm thấy rất căng thẳng khi chịu đựng sự bí bách của việc tự cách ly tại nhà, cũng như chứng kiến các vấn đề nảy sinh từ chính trị. Từ ngôi nhà ở khu phố Minneapolis, Stancil chứng kiến nhiều khu vực trong thành phố ông chìm trong biểu tình bạo lực, sau cái chết của George Floyd, người đàn ông da màu bị cảnh sát ghì gáy.
"Khi bạn chỉ ở trong bong bóng này, thời gian như ngừng trôi. Và ở ngoài kia, bạn có cảm giác các chuẩn mực sụp đổ. Thật đáng sợ khi chứng kiến và nghĩ rằng một lúc nào đó, hai điều này hội tụ với nhau. Mọi thứ sẽ đến đỉnh điểm vào ngày bầu cử. Nó giống như chúng tôi đang tạo ra phần cao trào cho câu chuyện. Càng tới gần ngày đó, mọi thứ càng trở nên điên cuồng hơn", Stancil nói.
Ben Wikler đang chơi đuổi bắt với cậu con trai hai tuổi ở Madison, bang Wisconsin thì nhận được thông báo Thẩm phán Tòa án Tối cao Ruth Bader Ginsburg qua đời. Anh há hốc miệng kinh ngạc và tin tức đã khiến buổi tụ họp gia đình nhanh chóng "rã đám".
"Là người Mỹ, chúng tôi thường tin rằng mọi thứ sẽ diễn ra theo cách tốt nhất", Wikler, chủ tịch đảng Dân chủ ở Wisconsin. "Và niềm tin đó đã bị tước bỏ bởi những gì đã xảy ra trong 4 năm qua và đặc biệt là 6 tháng qua. Khi đối mặt thực tế ảm đạm, bạn phải lựa chọn giữa từ bỏ hoặc lao vào cuộc chiến".
Khoảng 83% người Mỹ, tăng 14% so với hai năm trước, nói rằng tương lai đất nước là một vấn đề gây căng thẳng lớn, theo khảo sát của Hiệp hội Tâm lý Mỹ thực hiện hồi tháng 5 và 6. Covid-19, kinh tế sụp đổ và các vấn đề liên quan tới phân biệt chủng tộc có hệ thống đã liên tiếp giáng đòn xuống "sức khỏe tinh thần tập thể của người Mỹ", cũng như gây ra các tác động lâu dài mà người Mỹ phải vật lộn trong vài năm tới, Arthur C. Evans Jr., giám đốc hiệp hội, cho biết.
"Chúng tôi đang ở trong thời kỳ chưa có tiền lệ, thậm chí khiến tôi không thể nói chắc chắn Mỹ sẽ có cuộc bầu cử công bằng hay tổng thống sẽ chắc chắn rời nhiệm sở mà không có sự can thiệp của cảnh sát, quân đội hay không", Vincent J. Intondi, giáo sư sử học tại Đại học Montgomery, nói.
Theo khảo sát của Gallup, tỷ lệ tín nhiệm đối với quốc hội Mỹ đã giảm 17%, đối với cảnh sát giảm 16%, với ngân hàng giảm 15% và với tổng thống giảm 13%, kể từ năm 2004.
Úng viên Dân chủ Joe Biden (trái) và Tổng thống Donald Trump. Ảnh: AP.
Lonna Atkeson, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu bầu cử và dân chủ tại Đại học New Mexico, nói rằng phiếu bầu tổng thống không hợp lệ năm nay sẽ cao, do thay đổi vội vàng trong quy trình bỏ phiếu để thích ứng với đại dịch.
"Về cơ bản, cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đều sẵn sàng tố cáo bên kia gian lận. Họ đang sẵn sàng cho một cuộc khủng hoảng hậu bầu cử", Atkeson nói và thêm rằng cô không có dự đoán nào về tháng 11 ngoài việc Mỹ sẽ chứng kiến một thời kỳ nhiều kiện tụng.
Justin Levitt, giáo sư luật tại Đại học Loyola Marymount, cho biết từ đầu năm tới nay, đã có 250 vụ kiện bầu cử liên quan tới Covid-19 được đệ trình tại 45 bang.
Tuy nhiên, nhiều người cũng cho rằng bầu cử có thể diễn ra suôn sẻ, với hai kịch bản: một là Biden có thể giành chiến thắng áp đảo ngay lập tức, hoặc hai là Trump sẽ khiến mọi người phải bất ngờ thêm lần nữa.
"Chúng tôi thậm chí đã nghĩ tới trường hợp dự phòng cho gia đình tôi và điều chúng tôi sẽ làm nếu Trump tái đắc cử và nước Mỹ đứng trước bước ngoặt đen tối", Zeke Hausfather, nhà khoa học khí hậu tại Oakland, bang California, nói.
Hausfather thêm rằng có thể họ sẽ chuyển tới Na Uy trong 4 năm tới, nơi anh đang cân nhắc tìm một công việc, hoặc New Zealand, nơi vợ anh có mối quan hệ kinh doanh.
Một năm trước, người Mỹ chỉ quan tâm tới nỗ lực xem xét bãi nhiệm tổng thống. Nhưng giờ điều mà họ ưu tiên hàng đầu chỉ là cuộc sống của chính mình. Họ muốn biết khi nào có thể quay lại trường học, trở lại chỗ làm hay cuộc sống trở về bình thường. Một số khác tự hỏi họ làm sao để "sống chung" với đại dịch cho tới khi có vaccine.
Michael Osterholm, nhà dịch tễ học tại Đại học Minnesota, cảnh báo Mỹ sẽ đối mặt đợt bùng phát lớn vào mùa thu và quốc gia này không được chuẩn bị để ứng phó. "Có những ngày bạn cảm giác như chạy marathon với một viên đá trong giày, hay với cơn bão cùng sấm sét vây quanh. Mọi thứ thật khó khăn. Mọi người đã hoàn thành đường đua, nhưng chúng tôi vẫn chưa tới gần vạch đích", Osterholm nói.
Trở lại Oxford, Heather McTeer Toney đang trao đổi qua điện thoại thì tiếng khóc của cậu con trai 4 tuổi vang lên. Sau khi dỗ dành con, Toney quay lại giải thích: "Thằng bé không thích quần áo còn mác, nên tôi cố gắng giải quyết điều đó bằng cách cắt mác đi. Nếu chuyện gì cũng đơn giản như cắt mác quần áo để khiến thằng bé dễ chịu hơn, mọi thứ trên thế giới này đều sẽ tốt đẹp", cô nói.
Brazil: Thượng nghị sĩ Bolsonaro dính cáo buộc tham nhũng Gia đình Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro tiếp tục lún sâu vào khủng hoảng chính trị sau khi con trai cả của ông chính thức bị buộc tội tham ô, rửa tiền, biển thủ công quỹ và chỉ đạo một "tổ chức tội phạm". Các công tố viên ở Rio de Janeiro đã thông báo vào cuối Thứ ba, ngày 3-11 rằng họ...