ECCC tiến hành xử phúc thẩm cựu thủ lĩnh Khmer Đỏ Khieu Samphan
Ngày 16/8, tại thủ đô Phnom Penh, Toà án đặc biệt xét xử tội ác Khmer Đỏ tại Campuchia ( ECCC) đã mở phiên toà phúc thẩm cuối cùng đối với Khieu Samphan – cựu thủ lĩnh Khmer Đỏ duy nhất còn sống.
Dự kiến, vụ kiện sẽ kết thúc vào năm 2022.
Cựu thủ lĩnh Khmer Đỏ Khieu Samphan trong phiên xét xử của ECCC tại Phnom Penh, Campuchia, ngày 16/8/2021. Ảnh: AFP/ TTXVN
Tòa án Tối cao thuộc ECCC sẽ tiến hành phúc thẩm vụ án 002/02 liên quan đến Khieu Samphan từ ngày 16-19/8 và lấy ngày 20-27/8 làm ngày dự phòng nếu phiên điều trần kéo dài.
Video đang HOT
Ngày 19/11/2007, Khieu Samphan bị bắt để đưa ra xét xử. Vào tháng 8/2014, Khieu Samphan bị Tòa án ECCC tuyên mức án tù chung thân vì tội ác chống lại loài người, tội chỉ đạo giết người, đàn áp chính trị và những hành vi vô nhân đạo. Tháng 11/2018, Khieu Samphan bị tuyên án phạm các tội ác chống lại loài người và tội diệt chủng, nhưng sau đó đã kháng cáo lên Tòa án Tối cao thuộc ECCC.
Trao đổi với báo giới ngày 12/8, người phát ngôn của ECCC Neth Pheaktra cho biết sức khoẻ của Khieu Samphan vẫn tốt và tham dự phiên toà phúc thẩm cùng các luật sư. Sau phiên xử phúc thẩm, Toà án Tối cao thuộc ECCC dự kiến sẽ ra phán quyết cuối cùng vào quý IV/2022.
ECCC là tòa án đặc biệt tại Campuchia do Liên hợp quốc và Chính phủ Campuchia lập ra từ năm 2006, nhằm xét xử tội ác của các thủ lĩnh Khmer Đỏ gây ra dưới thời diệt chủng. Theo một báo cáo của ECCC, tổng chi phí cho tòa kể từ khi bắt đầu hoạt động vào năm 2006-2017 là 318,9 triệu USD, trong đó Nhật Bản đóng góp nhiều nhất với 29%, tiếp đó là các nước như Mỹ và Australia.
Lao động Campuchia tại Thái Lan được khuyến cáo không vượt biên về nước
Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, báo Khmer Times ngày 30/7 dẫn lời Quốc vụ khanh Bộ Lao động và Đào tạo nghề Campuchia Heng Sour, khuyến cáo các lao động nước này tại Thái Lan không rời khỏi nơi cư trú để vượt biên trở về nước vì biên giới đã đóng cửa đi lại.
Người dân xếp hàng chờ tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Phnom Penh, Campuchia. Ảnh: THX/TTXVN
Theo ông Heng Sour, từ đêm 29/7, tất cả các lao động Campuchia đang sinh sống và làm việc tại Thái Lan nên ở nguyên tại chỗ và nếu cần trở về nước, hãy hoãn đến ít nhất ngày 13/8 tới. Nếu lao động di chuyển tới biên giới Campuchia-Thái Lan vì bất cứ lý do gì, giới chức Thái Lan sẽ buộc họ quay về nơi ở.
Chính phủ Campuchia đã quyết định đóng cửa biên giới với Thái Lan, không cho phép người dân qua lại từ đêm 29/7-12/8 để ngăn chặn biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 lây lan làm gia tăng mạnh số ca nhiễm COVID-19 trong nước. Trong khi đó, giới chức Thái Lan cũng cam kết hỗ trợ cho các lao động Campuchia bị mắc kẹt ở Thái Lan.
Cũng liên quan đến vấn đề này, chính quyền tỉnh Banteay Meanchey và 7 tỉnh khác đã thông báo tạm đóng cửa biên giới với Thái Lan để đảm bảo hiệu quả công tác quản lý và phòng chống dịch COVID-19, đặc biệt là biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 .
Theo văn bản của Tỉnh trưởng tỉnh Banteay Meanchey, Oum Reatrey gửi đến người đồng cấp Thái Lan, tỉnh tạm thời phong tỏa từ 23h59 (giờ địa phương) ngày 29/7 đến ngày 12/8. Trong thời gian phong tỏa, các lao động di cư, người buôn bán và kinh doanh đều bị giới hạn qua biên giới thuộc tỉnh này, trừ vận chuyển hàng hóa, cấp cứu người và các trường hợp đặc biệt khác được chính quyền cho phép.
Trong bối cảnh 8 tỉnh biên giới phải phong tỏa và lệnh giới nghiêm được áp dụng ở tất cả các tỉnh, thành của Campuchia, Bộ Y tế nước này thông báo đã phát hiện lây nhiễm biến thể Delta ở một số giáo viên, bác sĩ và người dân tại các tỉnh Oddar Meanchey, Preah Vihear, Siem Reap và Kampong Thom.
Theo người phát ngôn của bộ trên Or Vandine, biến thể Delta có nguồn gốc lây nhiễm từ những lao động Campuchia từ Thái Lan trở về nước và việc mất cảnh giác đối với biến thể này sẽ trở thành thảm họa.
Trong khi đó, tại Ukraine, hãng tin Interfax-Ukraine đưa tin Bộ Y tế nước này đã đề ra các quy định mới về đi lại qua biên giới nhằm ngăn chặn sự lây lan của biến thể Delta của virus SARS-CoV-2.
Theo đó, tất cả những người chưa được tiêm chủng phòng COVID-19 mà trước đó đã ở lại hơn 7 ngày trong vòng hai tuần qua ở Nga hoặc Ấn Độ sẽ bắt buộc phải tự cách ly trong 14 ngày trước khi vào lãnh thổ Ukraine. Ngoài ra, người nước ngoài phải có giấy chứng nhận bảo hiểm và một trong các giấy tờ như giấy chứng nhận xét nghiệm PCR âm tính, xét nghiệm kháng nguyên âm tính hoặc giấy chứng nhận đã được tiêm chủng đầy đủ.
Theo giới chức y tế của Ukraine, tính đến ngày 30/7, tại nước này đã có 2.330.440 ca mắc COVID-19 và 55.489 ca tử vong liên quan. Cũng theo những quan chức này, gần 5,4 triệu mũi vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm cho người dân Ukraine.
Thủ tướng Hun Sen kêu gọi giảm tiền điện nước cho công nhân Thủ tướng Campuchia đang yêu cầu chủ cho thuê, công ty cung cấp điện và nước sạch giảm chi phí cho công nhân chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Trong bài phát biểu vào 8/5, người đứng đầu chính phủ Campuchia - Thủ tướng Hun Sen đã bày tỏ hy vọng các chủ cho thuê sẽ thông cảm và giảm tiền thuê nhà...