ECB: Rủi ro tăng trưởng kinh tế lấn át mối lo lạm phát
Hai quan chức cấp cao của Ngân hàng Trung ương châu Âu ( ECB) ngày 18/11 bày tỏ lo ngại về những thiệt hại mà các mức thuế mới của Mỹ có thể gây ra cho tăng trưởng kinh tế Khu vực đồng tiền chung châu Âu ( Eurozone), hơn là tác động của chúng đối với lạm phát của khu vực này.
Trụ sở ECB tại Frankfurt am Main, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Giới đầu tư và các nhà hoạch định chính sách trên toàn cầu đang chờ đợi thông tin chi tiết của chính sách thương mại mới của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump, người đã lấy chủ nghĩa bảo hộ làm trọng tâm trong chiến dịch tranh cử của mình.
Phó Chủ tịch ECB Luis de Guindos và Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Đức (Bundesbank) Joachim Nagel nhấn mạnh rủi ro mà các biện pháp hạn chế thương mại mới sẽ gây ra cho sản lượng kinh tế của Eurozone, trong khi lại tỏ ra ít lo lắng hơn về triển vọng lạm phát. Quan điểm này sau đó được nhắc lại bởi bà Claudia Buch, quan chức của ECB.
Video đang HOT
Phát biểu tại một sự kiện ở Frankfurt (Đức), ông de Guindos cho biết: “Cán cân rủi ro vĩ mô đã chuyển từ lo ngại về lạm phát cao sang nỗi sợ hãi về tăng trưởng kinh tế. Triển vọng tăng trưởng đang bị bao phủ bởi sự bất định về chính sách kinh tế và bối cảnh địa chính trị, cả trong Eurozone và trên toàn cầu. Căng thẳng thương mại có thể leo thang, làm tăng nguy cơ xảy ra các diễn biến bất lợi”.
Một số nhà phân tích lo ngại nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của ông Trump có thể dẫn đến một cuộc chiến thương mại nghiêm trọng hơn giữa Mỹ và Trung Quốc so với giai đoạn 2018-2019, gây hậu quả cho châu Âu và kích động các biện pháp đáp trả.
Phát biểu tại Tokyo, ông Nagel cảnh báo rằng các mức thuế do ông Trump hứa hẹn sẽ làm “đảo lộn thương mại quốc tế”, nhưng ông không quá lo ngại về tác động của chúng đối với lạm phát. Ông cũng nhấn mạnh rằng nếu sự phân mảnh kinh tế địa chính trị khiến lạm phát tăng cao hơn, ECB và các ngân hàng trung ương khác sẽ kiểm soát bằng cách tăng lãi suất.
ECB đã cắt giảm lãi suất ba lần kể từ tháng 6/2024, khi lạm phát ở Eurozone tiến gần mục tiêu 2%. Tuy nhiên, ngân hàng này cũng hai lần hạ dự báo tăng trưởng khi sự phục hồi kinh tế của 20 quốc gia sử dụng đồng euro vẫn còn xa vời.
Về phần mình, bà Claudia Buch cảnh báo rằng chủ nghĩa bảo hộ có thể làm suy giảm tiềm năng tăng trưởng của châu Âu. Bà nói: “Các xu hướng bảo hộ có thể phá vỡ chuỗi cung ứng toàn cầu, vốn rất quan trọng đối với ngành công nghiệp châu Âu, gây ảnh hưởng tiêu cực đến tiềm năng tăng trưởng, khả năng cạnh tranh và sức chống chịu tài chính của các doanh nghiệp”.
ECB có thể hạ lãi suất trong tháng 10
Thống đốc Ngân hàng trung ương Pháp Francois Villeroy de Galhau dự đoán Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) nhiều khả năng sẽ cắt giảm lãi suất vào ngày 17/10 tới, do tăng trưởng kinh tế yếu có thể dẫn tới lạm phát thấp hơn mức mục tiêu 2%.
Trụ sở ECB tại Frankfurt am Main, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
ECB đã hai lần cắt giảm lãi suất từ mức cao kỷ lục trong năm nay và thị trường dự đoán ngân hàng này sẽ đẩy nhanh quá trình nới lỏng chính sách tiền tệ với hai lần hạ lãi suất vào tháng 10 và tháng 12, do áp lực lạm phát đang giảm nhanh hơn dự đoán của các nhà hoạch định chính sách.
Trả lời phỏng vấn tờ La Repubblica của Italy ngày 7/10, ông Villeroy cho biết hai năm qua, rủi ro chính của ECB là lạm phát vượt mục tiêu 2%. Nhưng giờ đây, ngân hàng này cũng phải chú ý đến rủi ro ngược lại, đó là lạm phát thấp hơn 2% do tăng trưởng yếu và chính sách tiền tệ thắt chặt quá lâu.
Tuần trước, Chủ tịch ECB Christine Lagarde phát đi tín hiệu rõ ràng nhất rằng ECB sẽ hạ lãi suất trong tháng 10, và các nhà hoạch định chính sách đã bày tỏ sự ủng hộ đối với ý định này.
Ông Villeroy dự đoán ECB sẽ tiếp tục giảm lãi suất trong năm sau và sẽ trở lại mức lãi suất "trung lập" tức mức lãi suất không kìm hãm cũng không kích thích tăng trưởng - vào khoảng năm 2025. Theo ông, nếu lạm phát năm sau duy trì ở mức 2%, và tăng trưởng kinh tế ở châu Âu vẫn yếu, ECB sẽ không có lý do gì để duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt.
Ông không đưa ra ước tính về mức lãi suất trung lập, nhưng cho biết thị trường nhận định mức lãi suất trung lập vào khoảng 2%. Để đạt được mức này, ECB sẽ phải hạ lãi suất thêm sáu lần nữa, bao gồm hai lần nữa trong năm nay và bốn lần vào năm 2025, nếu ngân hàng này vẫn giữ nhịp độ hạ lãi suất 0,25 điểm phần trăm mỗi lần như lúc tăng lãi suất.
Liên quan tới việc giá dầu tăng vọt vào tuần trước do bất ổn ở Trung Đông, ông Villeroy cho biết ECB thường bỏ qua những cú sốc như vậy, nếu đó chỉ là những cú sốc tạm thời và không có nhiều ảnh hưởng đến giá cả.
Quan chức ECB: Lãi suất sẽ tiếp tục hạ nếu lạm phát duy trì đà giảm tốc Ông Gediminas Simkus, thành viên Hội đồng Thống đốc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), cho biết, lãi suất sẽ tiếp tục giảm nếu lạm phát vẫn duy trì chiều hướng giảm. Tuy nhiên, ông không đưa ra dự đoán về kết quả của cuộc họp tiếp theo của ECB. Biểu tượng đồng euro tại Frankfurt, Đức. Ảnh: THX/TTXVN Các nhà đầu...