ECB không nên quá ‘mạnh tay’ với việc nâng lãi suất
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Pháp Francois Villeroy de Galhau ngày 25/9 nhận định Ngân hàng Trung ương châu Âu ( ECB) nên duy trì lãi suất ở mức hiện tại trong thời gian đủ lâu để kiểm soát lạm phát, nhưng cần tránh tăng lãi suất nhiều hơn vì có thể tác động tiêu cực tới nền kinh tế khu vực.
Thống đốc Ngân hàng trung ương Pháp Francois Villeroy de Galhau. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong bài phát biểu chuẩn bị trước cho một sự kiện quy tụ các ngân hàng trung ương lớn, Thống đốc Villeroy de Galhau cho biết các nhà hoạch định chính sách ngày càng tin tưởng rằng họ đang đi đúng hướng trong việc đưa lạm phát trở lại mục tiêu 2% vào năm 2025.
Dựa trên đánh giá hiện tại của Ngân hàng Trung ương Pháp, ông Francois Villeroy de Galhau cho rằng lãi suất chính của ECB đã đạt đến mức đủ để đưa lạm phát trở lại mục tiêu kịp thời nếu được duy trì trong thời gian đủ dài.
Video đang HOT
Ông cho hay ECB hiện có thể tập trung hành động để đảm bảo nền kinh tế Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) sẽ “hạ cánh mềm” – chỉ việc tăng trưởng kinh tế chậm lại mà không xảy ra suy thoái.
Ông Villeroy de Galhau cho biết rủi ro ECB quá mạnh tay cần phải được cân bằng với nguy cơ họ không hành động đủ nhiều. Theo đánh giá của ông, những rủi ro này hiện đang khá cân bằng, bảo vệ cách tiếp cận “kiên nhẫn và bền bỉ” của ECB.
Bên cạnh đó, ông cho biết ECB hiện không cần tăng lãi suất nhưng có thể nối lại việc này nếu cần thiết, nhấn mạnh đây là một rủi ro có thể quản lý được.
Tuy nhiên, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Pháp cũng lưu ý các quyết định của ECB vẫn phụ thuộc vào dữ liệu kinh tế. Ông khuyến nghị ECB theo dõi đà tăng vọt hiện tại của giá dầu và cảnh báo về “nguy cơ nới lỏng quá sớm”.
Theo ông, ECB hiện nên tập trung vào việc duy trì chính sách thay vì liên tục đẩy lãi suất lên cao hơn nữa.
ECB, Cục Dự trữ liên bang Mỹ ( Fed) và các ngân hàng trung ương khác đã tăng lãi suất đáng kể trong nỗ lực kiềm chế giá tiêu dùng, vốn đã tăng cao sau khi xung đột tại Ukraine bùng phát hồi đầu năm 2022. Tại cuộc họp đầu tháng này, ECB đã tăng lãi suất lần thứ 10 liên tiếp và đưa lãi suất tiền gửi lên mức cao kỷ lục 4%.
Quan chức ECB để ngỏ khả năng duy trì lãi suất ở mức cao
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ giữ nguyên mức lãi suất 4% trong thời gian đủ dài nhằm kiềm chế lạm phát.
Trụ sở Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tại Frankfurt am Main, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Tuyên bố trên được ông Francois Villeroy de Galhau, Thống đốc Ngân hàng trung ương Pháp, kiêm thành viên Hội đồng Thống đốc Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB), đưa ra ngày 19/9.
Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình BFM, ông de Galhau, nhấn mạnh: "Lạm phát như một loại bệnh dịch mà lãi suất là thuốc chữa. Loại thuốc này đang bắt đầu phát huy tác dụng... Chúng tôi nghĩ 4% là mức tốt. Chúng tôi cần duy trì con số 4% trong khoảng thời gian đủ dài".
Ngày 14/9 vừa qua, ECB đã tăng lãi suất lần thứ 10 liên tiếp lên mức cao kỷ lục 4%, đồng thời phát đi tín hiệu cho thấy đây có thể là đợt tăng lãi suất cuối cùng trong bối cảnh kinh tế Khu vực đồng tiền chung châu Âu (eurozone) dần chững lại. Trước đó 1 ngày, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen cho biết lạm phát tại eurozone vẫn ở mức cao và khó có thể giảm nhanh xuống mục tiêu 2% đề ra.
Cũng trong ngày 19/9, Eurostat - cơ quan thống kê EU, đã điều chỉnh mức lạm phát của eurozone trong tháng 8.
Cụ thể, theo Eurostat, lạm phát của eurozone đã giảm nhẹ từ 5,3% trong tháng 7 xuống còn 5,2% trong tháng 8. Báo cáo trước đó của cơ quan này cho thấy lạm phát của eurozone trong tháng 8 vừa qua là 5,3%.
ECB cảnh báo chuyển biến trong nền kinh tế toàn cầu làm tăng nguy cơ lạm phát Ngày 25/8, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), bà Christine Lagarde nhận định những thay đổi sâu sắc trong cách thức vận hành của nền kinh tế toàn cầu, từ chủ nghĩa bảo hộ gia tăng đến quá trình chuyển đổi năng lượng, có thể làm tăng nguy cơ lạm phát và sức ép giá cả dai dẳng hơn. Chủ...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Động đất tại Myanmar: Trung Quốc giải cứu 1 người sau hơn 120 giờ mắc kẹt

Chính sách thuế của Mỹ: Giới doanh nghiệp quan ngại về lạm phát

Chính sách thuế của Mỹ: Trung Quốc ra tuyên bố cứng rắn

Chính sách thuế của Mỹ: Áp thuế 25% với bia và lon nhôm rỗng nhập khẩu từ 4/4

Từ 'vùng đệm' đến đối tác chiến lược

Tổng thống Trump đánh thuế cả hòn đảo không người ở

Chiến lược thuế quan của Trump: Mỹ rời bỏ hệ thống thương mại toàn cầu?

Rơi máy bay ném bom chiến lược tại Siberia, Nga

Chính sách thuế của Mỹ: Mexico hướng tới củng cố kinh tế toàn diện

Mỹ bãi bỏ quy định miễn thuế đối với các gói hàng nhỏ từ Trung Quốc

Chính phủ Hàn Quốc họp khẩn về chính sách thuế đối ứng của Mỹ

Những điểm chính về thuế quan mới trong 'tuyên ngôn độc lập kinh tế' của Tổng thống Mỹ
Có thể bạn quan tâm

Hôm nay nấu gì: Cơm tối 4 món dân dã nhưng "đắt khách"
Ẩm thực
Mới
Mỹ - Nhật hợp tác làm phim kinh dị, giật gân lấy cảm hứng từ truyền thuyết thủy quái Kappa
Phim âu mỹ
4 phút trước
Tiền đạo nhập tịch lên ĐT Việt Nam bất ngờ gia nhập đội hạng Nhì
Sao thể thao
20 phút trước
2 chú cảnh khuyển Việt Nam giúp tìm kiếm các nạn nhân trong vụ động đất ở Myanmar
Netizen
1 giờ trước
Động thái của Tăng Mỹ Hàn giữa lúc bị "réo tên" là người phản bội HIEUTHUHAI
Nhạc việt
1 giờ trước
"Nữ quái" mua thịt với lệnh chuyển khoản giả để chiếm đoạt tiền
Pháp luật
2 giờ trước
Sao nam bị bóc từng hẹn hò Sulli: Sự nghiệp idol ngắn ngủi, rap hàng top nhưng kém may
Nhạc quốc tế
2 giờ trước
Các nền kinh tế vùng Vịnh tránh được mức thuế đối ứng của Mỹ

Hôm nay, lực lượng diễu binh, diễu hành Bộ Quốc phòng vào Nam bằng tàu hỏa
Tin nổi bật
2 giờ trước
Mỹ nhân gen Z nói xấu cả showbiz chia tay bạn trai diễn viên hơn 10 tuổi?
Sao châu á
2 giờ trước