EC đề xuất một loạt biện pháp mới chống dịch COVID-19
Ngày 28/10, Ủy ban châu Âu (EC) đã đề xuất một loạt biện pháp mới trong nỗ lực ứng phó với đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trong Liên minh châu Âu (EU), nhấn mạnh sự gia tăng đột biến các ca nhiễm virus SARS-CoV-2 tại châu lục này trong thời gian gần đây là “đáng báo động”.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Szczecin, Tây Bắc Ba Lan ngày 24/10/2020. Ảnh: PAP/TTXVN
Trong bối cảnh châu Âu một lần nữa trở thành tâm dịch COVID-19 của thế giới, cơ quan điều hành EU đã hối thúc 27 nước thành viên hành động và tăng cường phối hợp hơn nữa trong cuộc chiến chống đại dịch nguy hiểm này. Trong tuyên bố của mình, EC cảnh báo việc nới lỏng các biện pháp chống dịch hiện hành trong những tháng mùa Hè không phải lúc nào cũng song hành với những bước đi nhằm đảm bảo đủ năng lực ứng phó dịch bệnh. Để theo dõi hiệu quả hơn sự lây lan của dịch COVID-19, EC cho rằng chính phủ các nước thành viên EU cần phối hợp trong việc triển khai các chiến lược xét nghiệm, cũng như tận dụng các xét nghiệm nhanh tìm kháng nguyên, cho dù nguồn cung toàn cầu cho các bộ kit xét nghiệm đang được siết chặt. EC cũng cảnh báo cần sớm có biện pháp giải quyết tình trạng thiếu hụt năng lực xét nghiệm.
Nhằm tránh nguy cơ tái diễn tình trạng thiếu hụt trang thiết bị y tế, vốn đã xảy ra trong EU ngay khi đại dịch ập đến vào mùa Xuân, EC cho biết đã phát động chương trình mua sắm chung các thiết bị cần thiết cho tiêm chủng, như ống tiêm và chất sát trùng. Cơ quan này cũng gia hạn quyết định tạm đình chỉ áp thuế hải quan và thuế bán hàng đối với việc nhập khẩu thiết bị y tế cho tới tháng 4/2021. Theo EC, các nước trong EU có thể miễn thuế bán hàng đối với bộ kit xét nghiệm virus SARS-CoV-2 và vaccine phòng COVID-19. EC đồng thời kêu gọi các nước thành viên nhanh chóng triển khai các chiến lược tiêm chủng nhằm đảm bảo những đối tượng dễ bị tổn thương nhất có thể nhanh chóng tiếp cận vaccine phòng COVID-19 nếu có trong tương lai.
Video đang HOT
Trong khi đó, Chủ tịch EC Ursula von der Leyen cho biết Brussels đã quyết định dành 100 triệu euro (118 triệu USD) để mua các xét nghiệm nhanh tìm kháng nguyên của virus SARS-CoV-2, nhấn mạnh đây là công cụ quan trọng trong nỗ lực khống chế sự lây lan của dịch COVID-19. Theo bà von der Leyen, các số liệu của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh châu Âu (ECDC) cho thấy virus SARS-CoV-2 đang lây lan chóng mặt trên khắp châu Âu và châu lục này đang trong làn sóng dịch bệnh thứ hai. Tuần trước, tổng số ca mắc tại châu Âu đã lên tới 1,1 triệu người, ngày càng nhiều người nhiễm bệnh và phải nhập viện điều trị. Bà cho biết EC dự đoán số bệnh nhân mắc COVID-19 sẽ tiếp tục tăng “rất nhanh” trong 2 – 3 tuần tới, đồng thời hối thúc lãnh đạo các nước thành viên đảm bảo việc chia sẻ dữ liệu và thông tin hiệu quả hơn thông qua một nền tảng do ECDC thiết lập.
Trước đó cùng ngày, trong cuộc trả lời phỏng vấn nhật báo La Stampa (Italy), Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel nhận định EU phải ứng phó với dịch COVID-19 một cách hiệu quả hơn thông qua các chính sách về xét nghiệm, truy vết tiếp xúc, bào chế vaccine và cách ly trong bối cảnh tình hình dịch COVID-19 ở châu lục này đang rất nghiêm trọng và đáng báo động. Chủ tịch Hội đồng châu Âu cũng nhấn mạnh rằng sự phối hợp giữa các nước EU cũng rất cần thiết nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của đại dịch đối với kinh tế, xã hội. Ngoài ra khu vực này, sẽ cần được chuẩn bị sẵn sàng để tiêm chủng khi có vaccine phòng ngừa COVID-19.
Đại sứ quán Trung Quốc ở Italy cảnh báo về Covid-19
Đại sứ quán Trung Quốc tại Rome cảnh báo công dân không "lạc quan mù quáng" khi gần 100 người Hoa tại Italy nhiễm nCoV.
"Gần đây xuất hiện nhiều cụm lây nhiễm trong cộng đồng người Hoa tại Italy, liên quan tới việc người dân bắt đầu đi làm và sản xuất trở lại", đại sứ quán Trung Quốc tại Rome viết trong cảnh báo hôm 16/10. Cơ quan này cho biết gần 100 du khách và sinh viên trao đổi người Trung Quốc ở Italy đã nhiễm nCoV, một số đang nguy kịch.
Italy vẫn là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19 ở châu Âu, khi châu lục này bước vào làn sóng bùng phát Covid-19 thứ hai.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 tại một trung tâm xét nghiệm ở Rome, Italy, hôm 8/10. Ảnh: Reuters.
"Chớ để bị ảnh hưởng bởi sự lạc quan mù quáng. Xin hãy liên tục nhắc nhở bản thân rằng dịch bệnh vẫn còn mạnh hơn hổ", đại sứ quán thông báo, kêu gọi công dân thực hiện các biện pháp phòng dịch ở công sở và trường học.
Italy và các nước châu Âu đang tăng cường các biện pháp phòng chống Covid-19 khi số ca nhiễm theo ngày trong làn sóng thứ hai đang cao hơn đợt một. Italy ghi nhận hơn 8.000 ca nhiễm mới hôm 15/10, cao hơn số ca nhiễm mới theo ngày cao nhất hồi tháng 3.
Số người nhiễm nCoV ở nước này từng giảm xuống còn 100-200 ca mỗi ngày trong mùa hè, trước khi bắt đầu tăng lại vào tháng 8 và tháng 9. Tháng trước, đại sứ quán Trung Quốc đã cảnh báo du học sinh về số lượng ca nhiễm tăng cao ở Italy, kêu gọi tránh tụ tập và tăng cường các biện pháp vệ sinh khi quay lại trường học sau mùa hè.
Thủ tướng Italy Giuseppe Conte đã áp đặt thêm các biện pháp mới chống Covid-19 nghiêm ngặt hơn từ hôm 13/10, cấm mọi sự kiện xã hội và thể thao nghiệp dư.
Tại những nước khác ở châu Âu, số ca nhiễm cũng đang gia tăng. Đức ghi nhận hơn 6.600 ca nhiễm hôm 15/10, phá vỡ mức cao nhất của đợt nhiễm đầu tiên, trong khi Pháp báo cáo 30.000 ca nhiễm mới cùng ngày.
Số ca mắc COVID-19 tại Ấn Độ và Philippines giảm xuống mức thấp nhất Trong khi số ca mắc mới bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tại các nước châu Á, trong đó có Ấn Độ và Philippines đều giảm mạnh, tình hình dịch bệnh tại châu Âu vẫn diễn biến phức tạp. Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại New Delhi, Ấn Độ. Ảnh: AFP/TTXVN Theo phóng viên TTXVN...