EC đề xuất gói hỗ trợ 18 tỷ euro cho Ukraine
Ngày 9/11, Ủy ban châu Âu (EC) công bố chi tiết gói hỗ trợ kinh tế trị giá 18 tỷ euro (18 tỷ USD) dành cho Ukraine cho đến hết năm 2023.
EC hy vọng kế hoạch sẽ được các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) thông qua.
Người dân Ukraine mang theo hành lý di chuyển gần ga tàu điện ngầm ở thủ đô Kiev, ngày 24/2/2022. Ảnh tư liêu: AFP/TTXVN
Theo kế hoạch trên, EU sẽ hỗ trợ 1,5 tỷ euro mỗi tháng dưới dạng cho vay với thời hạn 35 năm để hỗ trợ Chính phủ Ukraine khắc phục ảnh hưởng của cuộc xung đột đang diễn ra. Phó Chủ tịch EC Valdis Dombrovskis cho rằng hiện là thời điểm đặc biệt cần thiết để hỗ trợ tài chính cho Ukraine một cách ổn định, có kế hoạch và có thể dự tính. Gói cho vay này sẽ cần được các nước thành viên EU thông qua.
Một số nước thành viên tỏ ra không mặn mà với việc gánh trách nhiệm cho khoản nợ công ngày càng phình to của Ukraine nhưng EC hy vọng sẽ thực hiện giải ngân khoản đầu tiên trong gói vay hỗ trợ mới cho Kiev vào tháng 1/2023.
Trong năm nay, EU đã chuyển cho Ukraine tổng cộng 4,2 tỷ euro dưới hình thức hỗ trợ tài chính vĩ mô và chuẩn bị chuyển thêm 2,5 tỷ euro vào cuối tháng này.
Qũy Tiền tệ quốc tế (IMF) ước tính Kiev cần từ 3 tỷ – 4 tỷ euro mỗi tháng trong năm 2023 để duy trì các cơ quan chính phủ. Châu Âu hy vọng Mỹ và các nhà tài trợ quốc tế khác sẽ cùng đóng góp để đáp ứng mức hỗ trợ mà Ukraine cần.
Các quốc đảo nhỏ đang 'chìm trong biển nợ'
Các quốc đảo nhỏ đang phát triển không chỉ chịu nhiều tác động của tình trạng biến đổi khí hậu, mà còn lâm vào tình trạng nợ nghiêm trọng, khi mức chi tiêu trung bình đã nhiều hơn tới 18 lần so với những gì họ nhận được thông qua tài chính khí hậu.
Nhận định trên được đưa ra trong báo cáo công bố ngày 10/10 của Mạng lưới châu Âu về Nợ và Phát triển (Eurodad). Đồng tác giả báo cáo này, bà Iolanda Fresnillo nêu rõ một nhóm gồm 37 quốc đảo, nơi sinh sống của khoảng 65 triệu người, đang "cần gia tăng không gian tài chính một cách khẩn cấp, nhằm giải quyết các thách thức và những cuộc khủng hoảng mà họ phải đối mặt".
Theo báo cáo của Eurodad, nhóm quốc đảo trên đã cùng nhận được khoản hỗ trợ tài chính khí hậu 1,5 tỷ USD trong giai đoạn 2016-2020. Nhưng cũng trong khoảng thời gian này, 22 nước trong số đó đã phải trả hơn 26,6 tỷ USD cho các chủ nợ, trong đó bao gồm 50 tổ chức phi chính phủ.
Báo cáo cho biết mức nợ công ở các quốc đảo nhỏ đã tăng từ mức bình quân gần 66% Tổng sản phẩm nội địa (GDP) năm 2019 lên mức gần 83% trong năm 2020 và được đặt mục tiêu ở mức trên 70% cho đến năm 2025. Điều này có nghĩa là các chính phủ cần phải chi nhiều hơn hơn là các khoản nhận về, trong đó các quốc gia như Belize, Cape Verde, Cộng hòa Dominicana, Jamaica, Maldives, Grenada và Papua New Guinea phân bổ từ 15%-40% ngân sách để thanh toán cho các chủ nợ.
Nhiều quốc đảo đã yêu cầu sự hỗ trợ từ Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF). Số quốc đảo xin nhận hỗ trợ của IMF đã tăng từ 3 nước trong năm 2019, lên 20 nước trong khoảng thời gian từ năm 2020 đến năm 2021. Tháng 6 vừa qua, ban lãnh đạo IMF đã thông qua chương trình hỗ trợ trị giá 60 triệu USD cho Cape Verde, trong khi Barbados đạt được thỏa thuận trị giá 293 triệu USD vào cuối tháng 9.
Báo cáo của Eurodad cho thấy hơn 80% các quốc đảo hiện gặp khó khăn về nợ, theo các tiêu chí đánh giá của IMF và Ngân hàng thế giới (WB). Giải pháp để củng cố những nền kinh tế mong manh và đang gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 cũng như tác động từ xung đột tại Ukraine này dự kiến sẽ là một trong những trọng tâm thảo luận, khi các nhà hoạch định chính sách toàn cầu nhóm họp tại Washington (Mỹ) tuần này trong khuôn khổ cuộc họp thường niên IMF và WB.
Hai người bị đâm tại ga tàu điện ngầm ở Washington, Mỹ Kênh truyền hình Fox News đưa tin, chiều 23/8 (theo giờ Mỹ), hai người đã bị đâm tại ga tàu điện ngầm Metro Center ở thủ đô Washington (Mỹ). Cảnh sát phong tỏa hiện trường vụ hai người bị đâm tại ga tàu điện ngầm Metro Center ở thủ đô Washington (Mỹ) ngày 23/8/2022. Ảnh: The Washington Post/TTXVN Sở cảnh sát thành phố...