EC đề phòng khả năng ngừng nhập khẩu khí đốt của Nga
Ngày 6/7, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), bà Ursula von der Leyen cho rằng Liên minh châu Âu (EU) cần lên kế hoạch khẩn cấp để chuẩn bị cho tình huống cắt hoàn toàn nguồn cung khí đốt từ Nga.
Hệ thống đường ống của Trạm trung chuyển khí đốt OGE ở Werne, miền Tây Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu trước Nghị viện châu Âu (EP) tại thành phố Strasbourg (Pháp), bà Leyen nhấn mạnh: “Hiện chúng ta cần chuẩn bị sẵn sàng trước tình huống tiếp tục gián đoạn nguồn cung khí đốt và thậm chí cắt hoàn toàn nguồn cung khí đốt từ Nga”.
Chủ tịch EC cho biết ủy ban đang thảo luận kế hoạch khẩn cấp của châu Âu và sẽ công bố vào cuối tuần tới, theo đó đảm bảo khí đốt sẽ được cung cấp cho những nơi có nhu cầu cấp thiết nhất trong trường hợp nguồn cung bị cắt đứt hoàn toàn. Theo bà Leyen, hàng chục nước thành viên đã bị ảnh hưởng của việc giảm hoặc cắt hoàn toàn các nguồn cung khí đốt sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
Video đang HOT
Tháng 6 vừa qua, các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua quy định nhằm đảm bảo công suất dự trữ khí đốt tại EU. Cụ thể, các cơ sở lưu trữ khí đốt dưới lòng đất trên lãnh thổ của các quốc gia thành viên phải được lấp đầy ít nhất 80% công suất trước khi bắt đầu mùa Đông 2022-2023 và đến 90% trước khi bắt đầu giai đoạn mùa Đông tiếp theo.
Ở cấp độ chung, EU sẽ phấn đấu đạt mức lấp đầy 85% tổng công suất các kho chứa khí đốt dưới lòng đất vào năm 2022. Việc thông qua quy định trên là một bước đi quan trọng nhằm tăng cường an ninh nguồn cung năng lượng cho EU trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine.
Cùng ngày 6/7, Giám đốc điều hành công ty vận hành hệ thống khí đốt GTSOU (Ukraine), ông Sergiy Makogon cho biết nước này hiện có khoảng 11 tỷ m3 khí tự nhiên trong cơ sở lưu trữ dưới lòng đất, thấp hơn nhiều so với mục tiêu của chính phủ là 19 tỷ m3.
Ông nêu rõ Ukraine đã sử dụng khoảng 30 tỷ m3/năm vào thời gian trước xung đột Nga-Ukraine, song ông dự kiến lượng tiêu thụ sẽ giảm xuống mức 21-22 tỷ m3/năm trong thời gian tới. Ông Makogon cảnh báo mùa Đông này có thể sẽ là thời điểm khắc nghiệt nhất trong lịch sử của đất nước, đồng thời cho rằng Ukraine cũng cần tự chuẩn bị phương án dự phòng cho kịch bản châu Âu ngừng mua khí đốt của Nga trong tương lai.
EU trao thêm quyền cho Europol trong thu thập và sử dụng dữ liệu
Nghị viện châu Âu (EP) ngày 4/5 đã nhất trí trao thêm quyền cho Cơ quan cảnh sát châu Âu (Europol) trong cuộc chiến chống tội phạm có tổ chức, trong đó cho phép cơ quan này phối hợp chặt chẽ hơn với các chính phủ không thuộc Liên minh châu Âu (EU) và chia sẻ thông tin cá nhân với các công ty tư nhân.
Quang cảnh phiên họp Nghị viện châu Âu (EP) tại Strasbourg, Pháp ngày 5/4/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, trong thỏa thuận được thông qua với 480 phiếu thuận và 143 phiếu chống, Europol có thể cung cấp cho các quốc gia thành viên quyền truy cập vào Hệ thống thông tin Schengen (SIS), các báo cáo nhận được từ các nước ngoài EU hoặc các tổ chức quốc tế về tội phạm và nghi phạm của các nước thứ ba, đặc biệt liên quan những tay súng khủng bố nước ngoài.
EU nhận định cơ chế mới này là cần thiết nhằm giúp điều phối cuộc chiến chống khủng bố, vấn nạn lạm dụng tình dục trẻ em và nhiều vụ phạm tội nghiêm trọng khác. Theo Ủy ban châu Âu (EC), quyền hạn mới của Europol là cần thiết bởi các phần tử khủng bố thường sử dụng các công ty tư nhân để tuyển mộ thành viên. EC nhấn mạnh các cải cách vẫn sẽ đảm bảo những quyền cơ bản.
Tuy nhiên, một số ý kiến phản đối quyết định trên, trong đó có tổ chức Quyền lợi kỹ thuật số của châu Âu, cho rằng các cải cách sẽ đe dọa nghiêm trọng quyền bảo mật dữ liệu và đảm bảo quyền riêng tư cũng như chính sách không phân biệt đối xử. Về vấn đề này, EP khẳng định người dân sẽ có thể tham khảo dữ liệu cá nhân liên quan đến họ.
Đầu tháng 2 vừa qua, các thành viên của EP và các quốc gia thành viên EU đã nhất trí với đề xuất mới cho phép Europol hợp tác trực tiếp với các công ty tư nhân, bao gồm cả các nền tảng kỹ thuật số. Theo đó, Europol có thể nhận dữ liệu cá nhân từ các công ty này, đặc biệt trong trường hợp nội dung mang tính khủng bố hoặc khiêu dâm trẻ em, mà không có nghĩa vụ phải thông qua cơ quan có thẩm quyền quốc gia hoặc tổ chức quốc tế như quy định hiện hành.
Europol hiện có hàng nghìn nhân viên và 220 sĩ quan liên lạc trên khắp thế giới. Cơ quan có trụ sở tại La Haye (Hà Lan) này tuyên bố hỗ trợ hơn 40.000 cuộc điều tra quốc tế mỗi năm và gần đây đã góp phần triệt phá nhiều mạng lưới tội phạm sử dụng các hệ thống liên lạc được mã hóa như "Encrochat", "Sky ECC".
Nghị viện châu Âu bầu bà Roberta Metsola làm tân chủ tịch Ngày 18/1, các nghị sĩ châu Âu đã bầu bà Roberta Metsola làm tân chủ tịch của cơ quan lập pháp này. Nghị viện châu Âu bầu bà Roberta Metsola làm tân chủ tịch. Ảnh: eppgroup.eu Theo trang mạng DW của Đức, Nghị viện châu Âu (EP) bao gồm 705 ghế đã bầu luật sư, nghị sĩ theo đường lối bảo thủ người...