Ebola và những câu chuyện cười ra nước mắt
Dịch bệnh Ebola bùng phát gần 7 tháng nay đã khiến cả thế giới khiếp sợ. Ngoài tác động về y tế, trong thời điểm bi thảm, tình thương và sự an ủi về thể chất lại không nằm trong tầm tay của mọi người.
Áp phích khuyến cáo về dịch bệnh Ebola với hàng chữ “Các triệu chứng của Ebola” tại Monrovia, Liberia, ngày 12/10/2014.
Một trong những khía cạnh ít được nói đến nhất trong đại dịch Ebola là nó đã cướp đi sự tiếp xúc thể chất giữa mọi người. Tại bốn nước đang bị Ebola hoành dành dữ dội là Sierra Leone, Guinea, Nigeria và Liberia, cách thức người dân ứng phó với việc không tiếp xúc được với nhau như thế nào?
Với lệnh giới nghiêm bắt đầu lúc 11 giờ đêm, các hộp đêm và trung tâm giải trí ở Monrovia, Liberia, mở cửa sớm hơn. Đó là lý do vì sao người ta có thể nghe thấy tiếng nhạc ầm ĩ ở quán Exodus vào lúc 6 giờ chiều hàng ngày. Bên trong, mọi người ngồi yên lặng quanh những cái bàn. Không ai ra khiêu vũ. Một người khách nói anh mặc áo dài tay bởi vì sợ lây nhiễm Ebola.
Đến khoảng 8h, câu lạc bộ hạ thấp âm lượng nhạc trong khoảng nửa tiếng nữa để ngăn mọi người không ra sàn nhảy. Vào 9h tối, quán sẽ đóng cửa.
Mặc dù không còn vui thú gì khi đến một hộp đêm như thế này, nhưng người dân Monrovia vẫn đến. Cô Viviane Gambah ngồi uống bia với các bạn gái ở hộp đêm. Cô nói: “Hôm nay tôi quyết ra khỏi nhà bởi vì chỉ ngồi nghĩ về chuyện Ebola, tôi đã cảm thấy rất chán. Đôi khi chúng tôi không biết phải làm gì nữa”.
Người Liberia thực sự chìm ngập trong thuốc tẩy rửa và Ebola. 24 giờ một ngày, 7 ngày 1 tuần. Ebola đầy trên các bích chương, trên TV, radio và báo chí.
Video đang HOT
Bất cứ việc tiếp xúc cơ thể nào dường như cũng nguy hiểm. Người Liberia không ôm nhau, không vỗ vai hay bắt tay khi gặp nhau nữa. Những người bán hàng rong khó lòng bán được những món ăn vặt, ngoài các thứ như cam và hạt kola, bởi vì những thứ này có thể rửa được bằng chlorine trước khi ăn.
Tất cả đều gây thiệt hại nặng nề về tình cảm đối với mọi người, nhất là với các nhân viên y tế và bệnh nhân Ebola. Ông Bangalie V. Kamara là phụ tá bác sĩ tại trung tâm quản lý Ebola Elwa 3 thuộc Tổ chức Y sĩ Không Biên giới ở Monrovia. Ông nói công việc này đã gây nên căng thẳng trong cuộc hôn nhân của ông đã kéo dài 15 năm nay: “Thực vậy, có lần vợ tôi nói với tôi là nếu tôi tiếp tục làm việc ở đây, tôi phải thuê một nơi khác để ở cách ly với gia đình”. Nhưng cuối cùng ông cũng đã làm giảm bớt sự sợ hãi của vợ. Những vẫn còn những áp lực khác như các cha mẹ không cho con chơi với con gái của ông.
Một nhà tâm lý học tại trung tâm Elwa 3 nói các bệnh nhân Ebola và những người sống sót, đặc biệt là trẻ em, chịu nhiều đau khổ nhất. Dù được chữa lành, cộng đồng vẫn xa lánh họ.
Ebola cũng làm cho mọi người xa lánh đối với những người không có liên hệ trực tiếp đối với virus, như hai anh em Jamal Williams và Isaih. Cả hai đều trong tuổi 20 và có bạn gái. Jamal nói bệnh Ebola đã cướp đi sự thân mật của họ: “Khi cô ấy ở nhà hay rời nhà…Tôi không biết tình hình an nguy của cô ra sao. Do đó tôi cũng ở nhà. Cô ấy không biết tôi giao thiệp với ai. Do đó tôi chỉ khuyến khích cô ấy đừng đến gần tôi và chạm vào người tôi. Tốt nhất là chúng tôi xa cách nhau cho đến khi nào tình hình Ebola lắng xuống”.
Hai anh em nhà Jamal chia cách nhau vì cuộc nội chiến vào năm 1994 và mãi đến năm 2013 họ mới gặp lại. Jamal nói sau Ebola mọi người cần phải hoà giải như sau chiến tranh và nói về một người bạn mà anh hiện phải xa cách. “Một người nào đó chết trong nhà anh ta vì Ebola. Khi tôi nhìn thấy anh ấy trên đường phố, tôi chỉ vẫy tay chào anh. Tôi không còn gần anh ta nữa. Và việc này thật đau khổ vì thấy bạn mà không đến gần bạn, không bắt tay bạn, không ôm hôn bạn”.
Khi cơn dịch Ebola qua đi, Jamal nói mọi người sẽ nhảy múa trên đường phố Monrovia. Có thể không như trong một hộp đêm, nhưng giống như sau khi cuộc nội chiến chấm dứt.
Theo PetroTimes
Nhà Trắng triệu tập một phiên họp đặc biệt nhằm đối phó Ebola
Ngày 6/10, chính quyền của Tổng thống Barack Obama đã thảo luận việc gia tăng các biện pháp nhằm đối phó với nguy cơ lây lan của virus Ebola, sau khi đã có ít nhất 6 người Mỹ bị lây nhiễm loại virus chết người đã và đang hoành hành nhiều tháng qua tại châu Phi này.
Bệnh viện Trường Đại học Howard, nơi tiếp nhận ca nghi nhiễm Ebola tại thủ đô Washington ngày 3/10.
Phóng viên tại Washington dẫn phát biểu của người phát ngôn Nhà Trắng Josh Earnest trong cuộc họp báo thường kỳ cho biết trong ngày 6/10, Tổng thống Obama đã triệu tập phiên họp đặc biệt tại Nhà Trắng với các quan chức hàng đầu về an ninh y tế, an ninh quốc gia và an ninh nội địa, thảo luận các biện pháp ngăn chặn nguy cơ lây lan của virus Ebola trên lãnh thổ nước Mỹ.
Tham gia cuộc họp có Phó Tổng thống Joe Biden, Ngoại trưởng John Kerry, Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu liên quân - Tướng Martin Dempsey, Bộ trưởng Y tế và dịch vụ con người Sylvia Burwell, Bộ trưởng An ninh Nội địa Jeh Johnson, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và ngăn chặn dịch bệnh của Mỹ (CDC) Thomas Frieden; Trưởng Đại diện Mỹ tại Liên hợp quốc Samantha Power cùng nhiều cố vấn cấp cao khác.
Tại cuộc gặp này, Tổng thống Obama và các quan chức an ninh Nhà Trắng đã thảo luận đề xuất gia tăng các biện pháp kiểm tra an ninh y tế tại các sân bay, soi chụp kỹ các du khách đến từ các quốc gia châu Phi, nơi bùng phát dịch Ebola từ tháng Ba vừa qua đã cướp đi sinh mạng của 3.439 người sinh mạng trong tổng số gần 7.500 người lây nhiễm.
Với biện pháp này, du khách từ các quốc gia Ebola đang hoành hành sẽ được đề nghị trả lời các câu hỏi liên quan tới triệu chứng nhiễm virus Ebola như sốt, nôn mửa hoặc đã có tiếp xúc với những người bị nhiễm Ebola.
Biện pháp quan trọng thứ hai cũng được thảo luận là ban hành một lệnh cấm, không cho công dân các nước Tây Phi, nơi bị tác động mạnh nhất của dịch Ebola, ra vào Mỹ.
Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng biện pháp này có nguy cơ làm chậm hoặc gây trở ngại cho cuộc chiến chống Ebola.
Các quan chức tham dự cuộc họp cho biết việc gia tăng các biện pháp an ninh y tế tại các sân bay, nếu được áp dụng, cũng sẽ không gây khó khăn cho các chuyến bay chuyên chở thuốc men, dụng cụ y tế, các bác sỹ và các chuyên gia y tế tới giúp các nước Tây Phi chống lại dịch bệnh chết người này.
Giới chức Nhà Trắng cho biết cuộc họp của nhóm an ninh Nhà Trắng được tổ chức sau khi một người Lebanon ở bang Texas bị phát hiện đã bị nhiễm virus Ebola cách đây một tuần và hiện đang trong tình trạng nguy kịch.
Ngày 6/10, phóng viên ảnh Ashoka Mukpo thuộc kênh truyền hình NBC News bị nhiễm virus Ebola đã trở về Mỹ để điều trị. Ông Mukpo trở thành người Mỹ thứ năm được chẩn đoán bị nhiễm virus Ebola.
Hiện có hàng chục người Mỹ khác cũng nằm trong diện được theo dõi, nhưng chưa phát hiện ai trong số đó bị nhiễm virus Ebola.
Phát biểu trên truyền hình NBC ngày 5/10, Giám đốc CDC, bác sỹ Frieden, cho biết việc khống chế tình trạng lây nhiễm trong các bệnh viện cũng như công tác điều trị của y tế công sẽ góp phần ngăn chặn sự lây lan của virus Ebola.
Ông Frieden bày tỏ lạc quan, cho rằng nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế tại khu vực Tây Phi đang ngày càng có hiệu quả hơn trong việc ngăn chặn sự lây lan của virus Ebola.
Cùng ngày, nhóm binh lính Mỹ đầu tiên trong 3.000 quân mà Tổng thống Obama cam kết, đã có mặt ở Liberia để xây dựng các trung tâm điều trị và bắt đầu tập huấn cho đội ngũ nhân viên y tế bản địa trong nỗ lực chung chống lại dịch Ebola.
Theo Vietnam
Dịch Ebola "nghiêm trọng hơn nhiều" Các nhân viên của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đang chống chọi với dịch Ebola tại Tây Phi phát hiện bằng chứng cho thấy số ca mắc bệnh và tử vong không phản ánh đúng mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh. Theo số liệu mới nhất của WHO, đã có 1.975 trường hợp nhiễm Ebola, trong đó 1.069 người chết....