E ngại không đi khám, nhiều phụ nữ Việt phát hiện ung thư vú khi đã muộn
Gần đây, độ tuổi phụ nữ Việt Nam mắc ung thư vú có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Đặc biệt, nhiều chị em chỉ đến viện khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn muộn, điều trị khó khăn, tốn kém.
Thông tin được các chuyên gia chia sẻ tại lễ Phát động chiến dịch truyền thông, khám sàng lọc ung thư vú Chung tay vì người phụ nữ tôi yêu diễn ra tại Hà Nội sáng 18/10.
GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết hiện nay ung thư đang trở thành một trong những gánh nặng bệnh tật hàng đầu của các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Ung thư vú là bệnh ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ. Theo thống kê của Hệ thống ghi nhận ung thư, mỗi năm cả nước có 164.671 ca mắc mới ung thư, trong đó có khoảng 15.229 ca ung thư vú, chiếm gần 21% tổng số các loại bệnh ung thư ở nữ giới.
Đáng lưu ý, nhiều năm trở lại đây, độ tuổi phụ nữ Việt Nam mắc ung thư vú có xu hướng ngày càng trẻ hóa.
“Ung thư vú hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm. Vậy nên việc tầm soát và phát hiện sớm ung thư vú có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Phát hiện càng sớm việc điều trị càng đơn giản, hiệu quả điều trị càng cao, chi phí điều trị càng thấp”, Thứ trưởng Thuấn nhấn mạnh.
Khám tầm soát, kiểm tra định kỳ là biện pháp phòng ngừa, phát hiện sớm ung thư vú.
Tuy nhiên, thực tế do yếu tố tâm lý nên nhiều phụ nữ Việt Nam còn e ngại, không đi khám sàng lọc để được phát hiện sớm. Thực tế, nhiều chị em tới bệnh viện khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn muộn khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn và tốn kém.
Theo số liệu của Bệnh viện K những năm gần đây tỷ lệ khám phát hiện ung thư vú giai đoạn sớm (giai đoạn 0, 1, 2) đã đạt trên 70%.
Video đang HOT
Vì thế, thứ trưởng Thuấn kêu gọi các chị em phụ nữ hãy quan tâm và thực hiện khám sàng lọc phát hiện sớm ung thư vú.Các doanh nghiệp cần đưa chương trình sàng lọc ung thư nói chung và ung thư vú nói riêng đối với phụ nữ bước sang tuổi 40 vào chương trình khám sức khỏe định kỳ, hướng tới dần kiểm soát được căn bệnh này.
Bệnh ung thư vú hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm, điều trị kịp thời, đúng phương pháp. Phát hiện càng sớm điều trị càng hiệu quả, tỷ lệ chữa khỏi cao, chi phi phí thấp.
“Với việc tăng cường kiến thức cùng những biện pháp sàng lọc, phát hiện sớm ung thư vú, chúng tôi hy vọng căn bệnh này sẽ không còn là vấn đề lớn và cuộc sống của phụ nữ Việt sẽ trở nên hạnh phúc và vui vẻ. Tôi kêu gọi chị em phụ nữ hãy quan tâm và thực hiện việc sàng lọc phát hiện sớm”, PGS.TS Trần Thị Xuyên, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Quỹ hỗ trợ bệnh nhân ung thư- Ngày mai tươi sáng nhấn mạnh.
Triệu chứng của bệnh ung thư vú
Ung thư vú là một bệnh lý có quá trình hình thành bệnh kéo dài, do đó có một khoảng thời gian mặc dù khối u đã hình thành nhưng có thể vẫn không có triệu chứng. Chị em phụ nữ được khuyến cáo nên tự khám vú của mình thường xuyên, để biết được trạng thái bình thường của vú và kịp thời phát hiện những thay đổi tại vú khi nó mới xuất hiện.
Các triệu chứng, dấu hiệu thường gặp ở bệnh nhân ung thư vú, bao gồm:
Đau: Đau có thể không liên quan đến kỳ kinh, hoặc đau ở một bên vú, hoặc đau kéo dài.
Thay đổi ở da vú và núm vú: Các thay đổi này có thể là da vú dày lên và trở lên sần sùi, hoặc da vú trở lên căng mọng, kèm theo đỏ và có thể đau, hoặc núm vú bị kéo tụt vào trong.
Chảy dịch-máu ở đầu vú: Đầu vú tư nhiên chảy dịch hoặc ra máu, có thể kèm theo đau hoặc không, đặc biệt là khi các bất thường này chỉ xuất hiện ở một bên vú.
Sờ thấy khối bất thường ở vú hoặc ở nách: Các khối này có thể cố định hoặc di động, kích thước khác nhau và ranh giới có thể khó xác định có thể đau hoặc không đau.
Chiến dịch khám sàng lọc ung thư vú được tổ chức tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Nam, Thái Bình và Nam Định.
Chiến dịch sẽ diễn ra từ ngày 18/10 đến ngày 15/11. Ước tính có khoảng 5.000 chị em được khám sàng lọc miễn phí (gồm khám sàng lọc, siêu âm vú cho 100% phụ nữ tới khám và chụp nhũ ảnh cho các trường hợp nghi ngờ ác tính).
Nét mới của chiến dịch năm nay là có các chuyến xe mời các chị em tại các tỉnh Bắc Ninh, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định và Hải Dương đến khám tầm soát tại 2 cơ sở của Bệnh viện K Trung ương.
Thứ trưởng Bộ Y tế nói về việc phát hiện ung thư sớm ở Việt Nam
GS.TS. Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết tỷ lệ phát hiện sớm ung thư tại nước ta tăng lên khoảng 50% so với trước đây chỉ 20-25%.
Phát hiện sớm ung thư cùng với sự tiến bộ của khoa học trong chẩn đoán, điều trị khiến nhiều trường hợp tiên lượng chắc chắn tử vong đã được cứu sống và trở về với cuộc sống.
Ảnh minh họa: Internet
Khoảng hơn 300.000 người Việt Nam đang phải chiến đấu với ung thư, mỗi năm có gần 165.000 ca mắc mới và 115.000 bệnh nhân tử vong. Ở nam giới, ung thư phổi chiếm tỷ lệ mắc và tử vong hàng đầu, kế đó là dạ dày, gan, đại trực tràng. Ở nữ giới lần lượt là ung thư vú, dạ dày, phổi.
Theo ông Thuấn, hiện chưa có thống kê tổng thể về tỷ lệ phát hiện sớm cho các loại ung thư nói chung. Tùy thuộc từng loại bệnh ung thư mà có tỷ lệ phát hiện sớm khác nhau. Chẳng hạn, đa số người bệnh ung thư phổi thường phát hiện muộn. Tuy nhiên, nhìn chung tỷ lệ này tăng lên khoảng 50% so với ngày trước chỉ 20-25%.
"Đây là con số rất ngoạn mục nhờ tuyên truyền phòng bệnh và ý thức của người dân từng bước đã nâng cao lên"- Thứ trưởng Trần Văn Thuấn nhấn mạnh.
Lấy ví dụ với bệnh lý ung thư dạ dày, theo Thứ trưởng Trần Văn Thuấn, 5 năm trở về trước, số bệnh nhân ung thư dạ dày đến bệnh viện ở giai đoạn sớm (chỉ cần mổ cắt hớt niêm mạc dạ dày) chỉ khoảng 2-3 trường hợp mỗi năm. Tuy nhiên, hiện nay con số này đã tăng lên hàng trăm ca.
Điều này cho thấy người dân ý thức tốt hơn. Họ đi khám bệnh ngay cả khi không có triệu chứng. Qua đó chúng tôi kiểm tra và soi dạ dày, phát hiện sớm tổn thương ung thư. Việc điều trị rất đơn giản, chỉ cắt hớt niêm mạc, không phải mổ mở, mổ nội soi, bệnh sẽ được chưa khỏi.
Theo chuyên gia, tỷ lệ chữa khỏi ung thư cao hay thấp tùy thuộc vào việc bệnh được phát hiện ở giai đoạn sớm hay muộn là chính. Thứ hai, khả năng sống thêm cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như giai đoạn bệnh, thể mô hợp, sự đáp ứng trong điều trị...
Phát hiện càng sớm ung thư thì việc điều trị càng đơn giản, nếu phát hiện bệnh muộn thì phải phối hợp nhiều mô thức. Chẳng hạn, với ung thư cổ tử cung, nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm thì bệnh nhân chỉ cần được khoét chóp là khỏi, chi phí điều trị đơn giản, rẻ tiền. Nếu phát hiện ở giai đoạn muộn hơn, bệnh nhân vừa phải phẫu thuật vừa phải xạ trị, chi phí tốn kém, điều trị phức tạp hơn.
Khi đó, khả năng sống thêm của bệnh nhân cũng giảm xuống. Khi phát hiện bệnh giai đoạn 2-3, ước tính tỷ lệ sống thêm sau 5 năm của người bệnh là 60%. Thậm chí nếu muộn hơn, khi ung thư đã di căn rồi, biện pháp cuối cùng là dùng thuốc, không xạ trị, không mổ xẻ được, phối hợp nhiều thuốc thì tỷ lệ sống thêm sau 5 năm dưới 50%.
Thứ trưởng Trần Văn Thuấn cho rằng để nâng tỷ lệ phát hiện bệnh sớm, nâng tỷ lệ chữa thành công bệnh ung thư trong thời gian tới thì bảo hiểm y tế cần vào cuộc, có thể chi trả chi phí sàng lọc một số bệnh ung thư thường gặp.
Chuyên gia khuyến cáo, từ tuổi 40 trở lên ở cả hai giới nam nữ có sự gia tăng tỷ lệ ung thư nên cần tầm soát. Phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng phương pháp giúp bệnh nhân có thể khỏi bệnh, sống khỏe mạnh lâu dài.
Có 5 dấu hiệu này nên nghĩ đến ung thư vú Tôi thấy có người mới 36 tuổi đã được chẩn đoán ung thư vú, phải mổ cắt cả hai bên. Tôi muốn hỏi ung thư vú chữa được không? Có dấu hiệu cảnh báo gì tôi nên đi khám? (Thu Hà, Hà Nội) GS.TS Nguyễn Bá Đức, nguyên Giám đốc Bệnh viện K Trung ương: Ung thư vú là loại ung thư thường...