Ế ẩm 15,16% vốn VTK do Viettel rao bán, chỉ 90.000 cổ phần được đăng ký mua
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa thông báo về kết quả đăng ký mua cổ phần của Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế Viettel (UPCoM: VTK) và kết quả bán đấu giá cổ phần của Tổng công ty Cổ phần Công trình Viettel (Viettel Construction, UPCoM: CTR) do Tập đoàn Viettel sở hữu.
10 nhà đầu tư đăng ký mua 90.000 cổ phần VTK do Viettel bán đấu giá
Theo đó, 10 nhà đầu tư là cá nhân trong nước đăng ký mua tổng cộng 90.000 cổ phần VTK của Công ty Tư vấn Thiết kế Viettel do Tập đoàn Viettel bán đấu giá.
Trong khi đó, số lượng cổ phần VTK mà Viettel muốn thoái trong đợt này là 630.748 đơn vị. Như vậy, tỷ lệ thành công của đợt thoái vốn này là xấp xỉ 14,3%. Nói cách khác, hơn 540.000 cổ phần VTK mà Viettel muốn bán đấu giá rơi vào tình trạng “ế ẩm” dù có khá nhiều các nhà đầu tư tham gia vào thương vụ này.
Video đang HOT
Với mức giá khởi điểm là 27.500 đồng/cổ phần, tối thiếu Tập đoàn Viettel sẽ thu về hơn 2,4 tỷ đồng từ thoái vốn tại Công ty Tư vấn Thiết kế Viettel.
Ngoài ra, HNX cũng thông báo về kết quả đấu giá cổ phần của Viettel Construction do Tập đoàn Viettel sở hữu. Theo đó, 19 nhà đầu tư bao gồm 2 tổ chức và 17 cá nhân trong nước đăng ký mua hơn 4,4 triệu cổ phần CTR, tương đương 57% tổng số lượng cổ phần mà Viettel bán đấu giá.
Mức giá cao nhất được đưa ra là 48.000 đồng/cổ phần. Mức giá thấp nhất là 46.600 đồng/cổ phần. Giá sàn giao dịch của CTR tại ngày đấu giá là 47.200 đồng/cổ phần.
Phía HNX cho biết, Tập đoàn Viettel thu về hơn 208 tỷ đồng từ việc thoái bớt vốn tại Viettel Construction.
Như vậy, sau hơn 2 tháng kể từ khi thông tin Viettel tiến hành thoái vốn tại 3 công ty con là Tổng công ty Cổ phần Bưu chính Viettel, Tổng công ty Cổ phần Công trình Viettel và Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế Viettel thì các thương vụ này đã dần đi đến hồi kết.
Trong đó, thành công nhất là phiên đấu giá 6% vốn tại Viettel Post, với 13 nhà đầu tư tham gia và tổng số lượng đăng ký nhiều gấp rưỡi số lượng mà Tập đoàn Viettel chào bán. Đáng chú ý, khối ngoại tỏ ra đặc biệt quan tâm tới cổ phần của Viettel Post khi có tới 10 tổ chức nước ngoài đăng ký mua 6,14 triệu đơn vị.
Tổng số tiền mà Viettel thu về sau phiên đấu giá là 528 tỷ đồng. Trong đó các nhà đầu tư trong nước mua thành công 4,98 triệu cổ phần, các nhà đầu tư nước ngoài mua được 3,8 triệu cổ phần.
Trong khi đó, cổ phần của Viettel Construction và Công ty Tư vấn Thiết kế Viettel lại kém hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư.
Viettel thu về gần 528 tỷ đồng từ đấu giá Viettel Post
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) thông báo Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) đã bán thành công 4.982.876 cổ phần Viettel Post (VTP) do Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) sở hữu.
Viettel Post.
Theo đó, chiều nay 11/11, tại HNX đã diễn ra phiên đấu giá 4.982.876 cổ phần Viettel Post (VTP) do Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel) sở hữu.
Phiên đấu giá đã diễn ra thành công với giá đấu bình quân là 105.907 đồng/cổ phiếu, tương ứng tổng giá trị 527,72 tỷ đồng và giá đấu bình quân trong phiên cao hơn 407 đồng/cổ phiếu so với giá khởi điểm được Viettel đưa ra là 105.500 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, giá sàn giao dịch tại ngày đấu giá là 93.500 đồng/cổ phần.
Sau phiên đấu giá này, Viettel chỉ còn nắm giữ 50,51 triệu cổ phiếu VTP, tương ứng tỷ lệ 60,81%.
Về kết quả kinh doanh, Viettel Post cho biết lợi nhuận sau thuế quý 3 đạt 106,7 tỷ đồng, luỹ kế 9 tháng đạt 306,7 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ (266,2 tỷ). EPS 9 tháng đạt 3.291 đồng.
Năm 2020, Viettel Post đặt kế hoạch lãi sau thuế đạt 496 tỷ đồng. Như vậy, công ty đã hoàn thành gần 62% chỉ tiêu đề ra.
Bước đệm thoái vốn của Viettel Post Kế hoạch thoái vốn của Tập đoàn Viettel tại Viettel Post được đánh giá là động lực thúc đẩy giá cổ phiếu trong ngắn hạn. Biển quảng cáo dịch vụ của Viettel Post tại TP.HCM. Ảnh: Quý Hòa Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel (Viettel Post, mã VTP) là công ty con trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông...