Duy Xuyên lan tỏa mô hình ‘5 không, 3 sạch’
Nhiều mô hình sáng tạo hưởng ứng cuộc vận động xây dựng gia đình ‘5 không, 3 sạch’, ‘5 có, 3 sạch’ ở huyện Duy Xuyên tạo sự lan tỏa, góp phần thay đổi suy nghĩ, hành động của hội viên phụ nữ về xây dựng cảnh quan môi trường sống.
Hội viên phụ nữ thôn Thu Bồn Tây (xã Duy Tân, Duy Xuyên) chia sẻ về mô hình “Nhà sạch, vườn đẹp”. Ảnh: MINH TÂM
“Nhà sạch, vườn đẹp”
Cổng ngõ sạch sẽ, rực rỡ sắc màu các loại hoa là cảm nhận đầu tiên khi đến nhà chị Hồ Thị Kim Oanh (thôn Thu Bồn Tây, xã Duy Tân). Trong nhà, đồ đạc được bài trí, sắp xếp ngăn nắp. Chị Oanh chia sẻ, diện tích vườn rộng khoảng 1.000m2, được quy hoạch thành khu trồng rau sạch, cây ăn quả, lối đi và khu chăn nuôi gà.
Năm 2018, chị Oanh cải tạo vườn tạp, trồng 20 gốc bưởi trụ Đại Bình xen một số cây ăn quả tạo vườn đẹp . Hằng ngày, giữ vệ sinh nhà, sân, ngõ, khu chuồng trại, phân loại rác thải tại nhà và đổ rác đúng nơi quy định.
Theo chị Oanh, thực hiện mô hình “Nhà sạch, vườn đẹp”, chị em địa phương chia sẻ, thực hành cách sửa soạn ngôi nhà sạch, đẹp hơn, trồng rau, hoa cũng như kiến thức chăm sóc gia đình, dạy dỗ con cái.
“Mọi người trong gia đình tích cực thực hiện tiêu chí sạch nhà – sạch bếp – sạch vườn, chống rác thải nhựa. Cảnh quan xanh – sạch – đẹp từ nhà ra vườn, từ vườn ra ngõ, từ ngõ ra đường giúp mình có cảm giác thư giãn sau một ngày làm việc mệt nhọc” – chị Oanh nói.
[ VIDEO] – Chị Hồ Thị Kim Oanh chia sẻ về mô hình “Nhà sạch, vườn đẹp”:
Chị Phạm Thị Lệ – Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn Thu Bồn Tây cho biết, năm 2019, chi hội phát động xây dựng mô hình “Nhà sạch, vườn đẹp”. Theo đó, hội viên giữ nhà cửa sạch sẽ, chỉnh trang vườn, tham gia vệ sinh đường thôn, ngõ xóm, xử lý rác thải, trồng hoa, cây cảnh. Đến nay, thôn có 22 nhà gắn biển “Nhà sạch – vườn đẹp”.
Video đang HOT
“Các mô hình “Nhà sạch, vườn đẹp”, “Hai thớt, hai giỏ” (thớt chế biến thực phẩm sống và chín; giỏ rác hữu cơ và vô cơ), tuyến đường hoa tự quản, phân loại rác thải tại nguồn,… được hội viên thực hiện hiệu quả. Từ đó, tạo cảnh sắc mới cho làng quê, thay đổi nếp sinh hoạt, nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh trong cộng đồng” – chị Lệ chia sẻ.
Lan tỏa sâu rộng
Bà Trần Thị Minh Yến – Chủ tịch Hội LHPN huyện Duy Xuyên cho biết, các cấp hội thường xuyên lồng ghép tuyên truyền thực hiện cuộc vận động xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch”, “5 có, 3 sạch” gắn với xây dựng nông thôn mới. Năm 2023, qua khảo sát nhu cầu, các cấp hội hỗ trợ 71 hộ hội viên đạt các tiêu chí “5 không, 3 sạch”.
Mô hình “5 không, 3 sạch” tạo cảnh quan môi trường xanh – sạch – đẹp. Ảnh: MINH TÂM
Hội LHPN huyện cũng phối hợp Hội LHPN tỉnh ra mắt mô hình “Chi hội phụ nữ phân loại rác thải tại nguồn” tại thôn Lang Châu Nam và Hà Nhuận (xã Duy Phước). Ra mắt mô hình điểm “Gia đình 5 có, 3 sạch” tại thôn Hà Nhuận và nhân rộng tại 3 thôn ở các xã Duy Thành, Duy Trung, Duy Sơn.
Hội duy trì hiệu quả các mô hình “Ngôi nhà xanh”, “Bình hoa an sinh”, “Biến rác thải thành tiền”, “Tuyến đường hoa phụ nữ”, “Nhà sạch, vườn đẹp”. Qua đó, trao tặng 500 áo phao, 1.550 túi xách đi chợ, 2.000 túi vải thân thiện môi trường, 1.200 giỏ phân loại rác thải cho cán bộ, hội viên…
“Các mô hình sáng tạo hưởng ứng phong trào “5 không, 3 sạch”, “5 có, 3 sạch” mang lại thay đổi tích cực, lan tỏa sâu rộng, tạo thói quen bảo vệ môi trường trong hội viên, phụ nữ và toàn xã hội; góp phần xây dựng không gian xanh – sạch – đẹp, nâng cao chất lượng cuộc sống, hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới ở địa phương” – bà Yến nói.
Ấn tượng với King Kong bằng rơm, cỏ tranh
Chỉ với những vật liệu mộc mạc như rơm và cỏ tranh, hai chàng trai Tây Ninh chưa từng được đào tạo qua trường lớp về mỹ thuật, tạo hình vẫn có thể sáng tạo ra mô hình King Kong đầy nghệ thuật.
Đông đảo du khách đến tham quan và chụp ảnh lưu niệm cùng chú King Kong "có một không hai" ở Tây Ninh.
Mô hình King Kong cao 6m, đặt tại Lữ Quán Village nằm dưới núi Bà Đen đang thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng. Đây là sản phẩm của cặp anh em sinh đôi Lê Ngọc Dư và Lê Minh Hải (ngụ xã Bàu Năng, huyện Dương Minh Châu).
Chàng trai Lê Ngọc Dư với tài khoản Facebook "Chú Cuội" vốn nổi tiếng với kênh TikTok Chú Cuội DIY với gần 500 ngàn lượt follow và gần 10 triệu lượt yêu thích tài năng qua việc chế tác các đồ chơi, đồ trang trí thủ công ấn tượng. Vốn dĩ khéo tay, có trí sáng tạo, những tác phẩm nghệ thuật trước đây của anh chủ yếu là đồ mỹ nghệ có kích thước nhỏ xinh, vừa vặn trang trí trong gia đình. Đây là lần đầu tiên anh chàng thử thách với mô hình kích thước lớn, được trưng bày ngoài trời.
Phần khung King Kong trước khi được bện cỏ tranh và rơm.
"Mình thường xuyên đến khu vực chân núi Bà Đen để tìm nguyên liệu làm các sản phẩm mỹ nghệ, và làm quen với anh Duy- chủ của Lữ Quán Village. Qua những lần trò chuyện, hai anh em có cùng ý tưởng trong việc tạo dựng một mô hình nhằm tạo nét đặc trưng của Lữ Quán và của Tây Ninh, thu hút đông đảo mọi người trong và ngoài tỉnh đến tham quan, chụp ảnh" - Ngọc Dư chia sẻ.
Sau khi thống nhất, Ngọc Dư quyết định tạo dựng một chú King Kong ngay dưới chân núi Bà Đen. Để có thể tạo nên một chú King Kong khổng lồ, Ngọc Dư cần có sự hỗ trợ đắc lực từ phía anh trai song sinh Lê Minh Hải. Tuy trước đây, hai anh em làm nghề tóc, chưa từng có kinh nghiệm trong lĩnh vực tạo hình mỹ thuật, nhưng bằng sự mày mò, học hỏi và có sẵn sự khéo tay, hai anh em Lê Ngọc Dư và Lê Minh Hải đã tạo nên chú King Kong sau hai tháng ròng rã.
"Anh trai mình làm tóc ở Thành phố Hồ Chí Minh, do đó, để hỗ trợ mình, anh phải đi lại rất nhiều. Nhờ anh phác họa, ra tỷ lệ King Kong từ bản vẽ đến thực tế mà mình mới có thể tạo hình theo kích thước cân đối, phù hợp"- Ngọc Dư nói.
Nét mặt có hồn của King Kong được tạo nên từ những lọn rơm.
Anh em Minh Hải và Ngọc Dư đang "đắp thịt" cho bàn chân của King Kong.
Nhìn bề ngoài, mô hình King Kong có vẻ đơn giản như đắp cỏ tranh lợp mái nhà, nhưng thực ra rất tốn công và phức tạp. Để King Kong có dáng vẻ chắc chắn, hai anh em Lê Ngọc Dư và Lê Minh Hải tạo trước khung sườn bằng cây, sau đó cố định lại với khung sắt. Sau cùng là đắp cỏ tranh và rơm lên trên.
Đây cũng là công đoạn tốn nhiều thời gian, công sức nhất. Rơm được bện để làm những chi tiết như cơ ngực, bàn tay, bàn chân, nét mặt. Cỏ tranh được dùng làm thành bộ lông của King Kong.
Có những ngày, vừa đắp cỏ vào, anh Dư lại tháo ra vì chưa vừa ý, bởi cỏ tranh dài quá, không tạo được phần cơ đùi, cơ ngực, hay phần mông to quá, cũng không chân thật... Chỉnh sửa cân đối, anh Dư và hơn 10 người hỗ trợ đã sử dụng hơn 150 bó cỏ tranh và 30 bó rơm để tạo hình cho con vật khổng lồ này.
"Điểm kỳ công chính những khớp nối của King Kong, như cỏ tranh ở khuỷu tay phải được cắt ngắn, uốn và đắp một cách tỉ mỉ, từng miếng nhỏ mới tạo sự sống động. Khó nhất phải kể đến cơ mặt của con vật, những đường nét phải làm sao cho vừa có sự mạnh mẽ nhưng vẫn tạo được chất hiền hòa, thiện cảm"- anh Dư cho biết thêm.
Hoàn thành những khâu cuối cùng.
King Kong bằng rơm và cỏ tranh ngay khi chia sẻ hình ảnh trên mạng xã hội đã gây ấn tượng với cộng đồng. Nhiều người tò mò, tìm đến tận nơi để có được bức ảnh check-in cùng tác phẩm này.
Anh Nguyễn Thanh Tú (ngụ phường 3, thành phố Tây Ninh) bày tỏ: "Mô hình này rất hài hòa với khung cảnh thiên nhiên ở nơi đây, nhất là khi được tạo thành từ rơm, cỏ tranh thường thấy ở đồng quê. Mình cảm thấy tự hào khi người Tây Ninh có thể làm được những tác phẩm nghệ thuật đầy tính sáng tạo và thẩm mỹ thế này".
Chia sẻ về dự định sắp tới của bản thân, Ngọc Dư cho biết, anh đang ấp ủ việc mở những buổi workshop chia sẻ cách làm những món đồ thủ công từ những nguyên vật liệu gần gũi, thường ngày, để có thể lan tỏa tinh thần sáng tạo đến với các bạn trẻ.
"Lữ Quán và mình sẽ tổ chức những buổi workshop chế tạo sản phẩm mỹ nghệ do mình sáng tạo ra. Đó sẽ là những mẫu đồ chơi, trang trí nhỏ xinh ai cũng có thể làm đư
Độc đáo mô hình nhà miền Tây 'xuất khẩu' nước ngoài của chàng trai Gen Z Mô hình nhà miền Tây với những đặc điểm sông nước, nhà ở, xuồng ghe... của chàng trai Võ Văn Khánh (23 tuổi, huyện Thạnh Phú, Bến Tre) tái hiện sống động như thật. Khánh và những mô hình nhà miền Tây tự tay thiết kế. Ngay từ nhỏ, chàng trai Võ Văn Khánh đã rất thích làm những mô hình xuồng, ghe...