Duy trì và mở rộng kinh doanh trong giai đoạn “bình thường mới”: Hướng đi nào cho doanh nghiệp Việt?
Trong bối cảnh dịch bệnh đã được kiểm soát hiệu quả, Việt Nam là một trong số ít quốc gia sớm nhất trên thế giới khởi động trạng thái kinh tế – xã hội theo hướng “bình thường mới”. Sự thay đổi này giúp cho nhiều doanh nghiệp bắt đầu khởi động lại hình thức kinh doanh trực tiếp và đặt ra câu hỏi: Liệu có nên tiếp tục kinh doanh online, đặc biệt là trên nền tảng TMĐT?
Doanh nghiệp “hồi sinh” trong mùa dịch nhờ kinh doanh trực tuyến
Trong Báo cáo quý 1/2020 của Bộ Kế hoạch – Đầu tư, do ảnh hưởng Covid-19 có đến 18.600 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, số doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể là 12.200 doanh nghiệp. Thực tế đó cùng với sự chuyển dịch xu hướng tiêu dùng của người dân đã buộc nhiều doanh nghiệp phải chuyển từ hoạt động offline sang online như một phương án bất đắc dĩ để tìm kiếm cơ hội tồn tại trong mùa dịch.
Anh Lê Văn Trường – chủ gian hàng Caring Life (chuyên kinh doanh các sản phẩm gia dụng hiện đại) cho biết, anh quyết định gia nhập Lazada vào tháng 3/2020 sau khi hứng chịu kết quả lợi nhuận âm từ tháng 2/2020. Vào thời điểm giãn cách xã hội, anh đã phải cho nhân viên nghỉ xoay ca nhưng các chi phí về nhân sự, địa điểm thuê cửa hàng, kho bãi đều tiêu tốn một khoản chi phí cố định không nhỏ. Bởi vậy, khi có điều kiện tìm hiểu về traffic, anh quyết định gia nhập sàn TMĐT Lazada.
Từ hệ thống quảng cáo sản phẩm đa dạng, phí sàn hợp lý, lại không mất phí đăng ký – Lazada đã tạo điều kiện cho những nhà bán hàng lần đầu tiên biết đến kinh doanh online như anh Trường gia nhập mô hình kinh doanh mới một cách thuận lợi. Theo ước tính của anh Trường, sau hơn một tháng tham gia Lazada, hiện nay doanh thu từ kênh online đã xấp xỉ với kênh kinh doanh trước đây. Số lượng đơn hàng đổ về Caring Life đều đặn hơn, trong đó tháng 4 là thời điểm kênh online đạt doanh thu cao nhất.
Gian hàng trực tuyến của Caring Life
Video đang HOT
Câu chuyện kinh doanh của doanh nghiệp Dottie cũng tương tự như Caring Life. Tuy đã gia nhập Lazada từ tháng 9/2019 nhưng kênh online vẫn chưa được doanh nghiệp này chú trọng phát triển bằng kênh bán hàng truyền thống. Chỉ đến thời điểm cuối tháng 3/2020 khi doanh nghiệp này buộc phải đóng cửa chuỗi 15 cửa hàng, doanh thu sụt giảm 50-70% thì gian hàng trực tuyến trên Lazada mới trở thành “chiếc phao cứu sinh” giúp Dottie cải thiện hoạt động kinh doanh, tiếp tục duy trì công việc cho nhân viên. Bởi vậy, dù sản phẩm không thuộc ngành hàng thiết yếu nhưng Dottie đã có chỉ số tăng trưởng đáng nể 200% nhờ chiến lược số hóa kịp thời.
Khách hàng tham khảo sản phẩm của Dottie trên Lazada
Caring Life hay Dottie là những ví dụ điển hình cho những doanh nghiệp đã trải qua cả hai phương thức bán hàng offline và online. Và không hẹn mà gặp, hai doanh nghiệp đều quyết định kết hợp cả hai hình thức bán hàng để tăng doanh số ở mức cao nhất trong điều kiện thị trường hiện nay. Đây cũng được đánh giá quyết định sáng suốt nhất cho các nhà bán hàng nói chung trong bối cảnh “bình thường mới”.
Cơ sở để kênh trực tuyến tiếp tục phát triển bền vững hậu Covid-19
Trên thực tế, việc lựa chọn kết hợp 2 hình thức kinh doanh của Caring Life hay Dottie không đơn giản chỉ dựa trên kết quả lợi nhuận trong mùa dịch. Mùa dịch đã giúp người dùng nhận thấy rõ hơn những lợi thế của việc mua sắm trực tuyến với đời sống và sức khỏe. Và xu thế này được dự báo sẽ vẫn tiếp tục phát triển sau dịch như thói quen mua sắm mới của nhiều người dân.
Cũng mới đây, ngày 15/5/2020, quyết định số 645 về Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc giai giai đoạn 2021-2025 đã được Chính phủ thông qua. Đây là văn bản mở đường để ngành TMĐT trong nước hướng tới mục tiêu vươn lên vị trí thứ hai khu vực ASEAN. Quy mô thị trường dự kiến thu hút 55% dân số tham gia mua sắm trực tuyến, doanh số TMĐT ước tăng 25%/năm, chiếm 10% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước… Đây chính là tiền đề thuận lợi để các doanh nghiệp kích hoạt chế độ kinh doanh online, kết hợp “song kiếm” online – offline để gia tăng lợi nhuận.
Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ hấp dẫn dành cho các nhà bán hàng từ các sàn TMĐT uy tín như Lazada sẽ tạo đòn bẩy thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh số. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm như Caring Life, sự hỗ trợ nhiệt tình từ đội ngũ nhân viên Lazada từ cách thức đăng ký, nền tảng công nghệ, phương thức vận hành, quản lý gian hàng đến các công cụ quảng bá sản phẩm cũng giúp dẹp bỏ những trở ngại tâm lý và kiến thức khi tham gia TMĐT. Việc doanh nghiệp vừa biết nắm bắt cơ hội kinh doanh trong mùa dịch, vừa tận dụng được các nền tảng TMĐT để phát triển thương hiệu thời điểm hậu dịch sẽ là bảo chứng cho quá trình gia tăng doanh số trong thời gian tới.
Giới chuyên gia dự kiến những nhân tố trên sẽ thu hút ngày càng nhiều doanh nghiệp tham gia liên kết, tạo nên thị trường TMĐT sôi động trong tương lai gần.
Kinh doanh thực phẩm trên TMĐT: không chỉ là giải pháp ứng phó!
Nghiên cứu "Toàn cảnh ngành thực phẩm - đồ uống Việt Nam năm 2018" của Vietnam Report cho biết 35% cơ cấu chi tiêu của người dân đô thị tại Hà Nội, TP. HCM là để dành cho mua sắm thực phẩm. Trong bối cảnh yếu tố công nghệ đang len lỏi vào mọi ngóc ngách của đời sống, nhu cầu mua sắm thực phẩm tươi sống online cũng vì thế mà "lên ngôi".
Cú hích Covid-19
Mặc dù việc mua sắm hàng hóa trên các nền tảng Thương mại điện tử (TMĐT) đã không còn qua xa lạ đối với nhiều người dân tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP. HCM, tuy nhiên việc từ bỏ thói quen đi chợ truyền thống để mua "mớ rau, con cá" trên chợ online gần như là điều không tưởng. Tuy vậy, tất cả sự không tưởng đó đã trở thành điều tất yếu "nhờ" vào dịch Covid-19. Có thể nói, nhìn vào 1 mặt tích cực, dịch Covid-19 đã thay đổi đáng kể thói quen mua sắm, tiêu dùng của người Việt, mà nổi bật trong số đó là mua sắm thực phẩm tươi sống trên nền tảng TMĐT. Chị Mai (Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết, nếu như trước đây, chị không nghĩ tới việc mua thực phẩm tươi sống online bởi không biết rõ chất lượng hàng hóa có được đảm bảo hay không. Nhưng vào thời điểm dịch Covid-19 bùng phát sau Tết Nguyên đán 2020, khi sàn TMĐT Lazada cung cấp dịch vụ này, chị đã thử đặt hàng và cảm thấy hài lòng.
"Giao hàng không tiếp xúc" là một trong những sáng kiến của Lazada để đảm bảo an toàn và nâng cao trải nghiệm mua sắm của khách hàng trong thời gian qua
Tiếp sau Lazada, nhiều doanh nghiệp TMĐT khác cũng đã nhanh chân tham gia vào thị trường thực phẩm tươi sống - sân chơi vốn chỉ dành cho nhóm siêu thị hoặc chợ truyền thống. Tuy vậy, có không ít câu hỏi đặt ra rằng liệu đây có phải chỉ là một động thái nhất thời? Trả lời cho thắc mắc này, ông James Dong, Tổng Giám đốc Lazada Việt Nam đã cho biết: " Ngành TMĐT trên toàn cầu thường bắt đầu bằng việc bán đồ điện tử rồi mở rộng ra các ngành hàng thời trang, mỹ phẩm, tạp hóa, cuối cùng là đồ tươi sống. Hàng tươi sống vốn đã nằm sẵn trong kế hoạch mở rộng ngành hàng của Lazada tại Việt Nam và Covid-19 thúc đẩy nó được triển khai sớm hơn".
Cơ hội nào cho doanh nghiệp?
Trước đó, trong nghiên cứu " Toàn cảnh ngành thực phẩm - đồ uống Việt Nam năm 2018" của Vietnam Report cho thấy có hơn 86% người tiêu dùng tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP. HCM đã lựa chọn các sản phẩm tự nhiên và hữu cơ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Đồng quan điểm, ông Nguyễn Huy Hoàng - Giám đốc Thương mại Kantar Worldpanel Việt Nam cho biết, lựa chọn hàng đầu người tiêu dùng sẽ là những sản phẩm tốt cho sức khỏe, do đó, nông sản sạch, thực phẩm hữu cơ sẽ được lựa chọn đầu tiên. Có thể thấy, với thu nhập ngày càng cao, người tiêu dùng cũng có nhu cầu cao hơn trong việc sử dụng các sản phẩm thực phẩm chất lượng tốt.
Như vậy, nếu một kênh bán hàng đảm bảo đủ yếu tố chất lượng sản phẩm, đặt hàng thuận tiện thì sẽ nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của cộng đồng. Đây chính là những yếu tố thuận lợi mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp kinh doanh nông sản liên kết với các sàn TMĐT để bán hàng. Là một trong số các doanh nghiệp kinh doanh nông sản đầu tiên liên kết với sàn TMĐT Lazada, ông Mai Thành Thái - Nhà đồng sáng lập Công ty Foodmap chia sẻ: " Chúng tôi rất vui khi được hợp tác cùng Lazada để mang đến tận nhà cho khách hàng các thực phẩm rau củ, trái cây tươi ngon và giàu dinh dưỡng trong thời điểm này. Thông qua những dịch vụ mua sắm tin cậy và tiện lợi mà Lazada đã và đang mang đến cho hàng triệu khách hàng, chúng tôi hy vọng rằng những nông sản tươi ngon của Foodmap có thể đến với ngày càng nhiều người tiêu dùng hơn nữa, góp phần giúp mọi người nâng cao sức khỏe để phòng chống dịch bệnh".
Tiếp sau rau củ, thịt tươi sống, Lazada tiếp tục triển khai bán hải sản tươi sống, mở thêm nhiều lựa chọn đa dạng cho người tiêu dùng
Để phát triển thành công ngành hàng mới, Lazada luôn đặt yếu tố giữ gìn độ tươi ngon, an toàn của mỗi sản phẩm lên hàng đầu. Tất cả các mặt hàng thực phẩm tươi sống được bán trên sàn đều đáp ứng các quy định nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm, có chứng nhận Global GAP, Chứng nhận Việt GAP... Lazada cũng chủ động phối hợp với các nhà cung cấp để đóng gói, bảo quản hàng hóa đúng quy cách trong suốt thời gian giao nhận. Cùng với việc triển khai giao hàng "không tiếp xúc", sàn cũng khuyến khích khách hàng để lại đánh giá sau mỗi lần mua sắm để những người mua tiếp theo có thể lựa chọn mua sắm được sản phẩm ưng ý và khách quan.
Theo ông James Dong, t hông qua việc tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp và tận dụng tối đa nguồn lực logistics của mình, Lazada có thể mang những thực phẩm tươi, sạch như trái cây, rau củ, thịt cá đến tận nhà cho khách hàng nhanh chóng trong 2 giờ
Từ cơ chế kiểm soát chặt chẽ chất lượng sản phẩm, Lazada không chỉ đảm bảo quyền lợi cho các nhà cung cấp uy tín mà còn đảm bảo được quyền lợi của khách hàng. Hiện nay, người tiêu dùng có thể dễ dàng tìm thấy các thương hiệu thực phẩm uy tín trên sàn như Meat Deli, Mega Việt Phát, Foodmap, Hiệp Nông... Dự kiến trong thời gian tới sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng thực phẩm, nhu yếu phẩm khác tiếp tục tham gia cùng Lazada.
Ông James Dong chia sẻ thêm: " Trong những giai đoạn như hiện nay, với vai trò là một nền tảng TMĐT , trách nhiệm hàng đầu của Lazada là đáp ứng nhu cầu của cộng đồng và hỗ trợ cho các khách hàng và nhà bán hàng. Thông qua việc tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp và tận dụng tối đa nguồn lực logistics của mình, chúng tôi có thể mang những thực phẩm tươi, sạch như trái cây, rau củ, thịt cá đến tận nhà cho khách hàng nhanh chóng trong 2 giờ để đảm bảo mọi người có thể yên tâm ở nhà". Với chiến lược mở rộng ngành hàng kinh doanh, "lấn sân" sang mảng thực phẩm tươi sống, Lazada đang cho thấy hướng phát triển bền vững hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng sống cho người tiêu dùng Việt.
Vua Dép Lốp: Covid-19 dìm cũng không chìm Thương hiệu dép cao su "Vua Dép Lốp" xác định kinh doanh trực tuyến là kênh kinh doanh chiến lược của công ty chứ không phải chỉ là giải pháp tình thế, đồng thời tìm kiếm sự hợp tác với các kênh thương mại quốc tế. Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc CTCP tập đoàn depcaosu.com Nguyễn Tiến Cường và bố vợ là...