Duy trì hoà bình, ổn định ở Biển Đông là trách nhiệm của tất cả các quốc gia
Đây là phát biểu của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 24/1 về phản ứng của Việt Nam trước cuộc diễn tập chung của Hải quân Hoa Kỳ – Anh tại Biển Đông.
Bà Hằng cho biết: “Duy trì hoà bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông vừa là lợi ích, vừa là trách nhiệm chung của tất cả các nước trong và ngoài khu vực”.
Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường Mỹ USS McCampbell và tàu hộ vệ tên lửa HMS Argyll Anh diễn tập chung tại Biển Đông. (Nguồn: Hải quân Mỹ)
Video đang HOT
Đồng thời, bà Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh: “Mọi hoạt động ở Biển Đông của các nước cần phải được tiến hành phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 và đóng góp vào mục tiêu chung này”.
Theo Thegioi&VietNam
Việt Nam lên tiếng trước hoạt động của tàu ngầm Nhật Bản, tàu chiến Anh trên Biển Đông
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định Việt Nam tôn trọng các quyền tự do hàng hải và hàng không của các quốc gia khác trên Biển Đông.
Chiều 20/9, trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan tới các hoạt động gần đây của tàu chiến Anh và tàu ngầm Nhật Bản trên Biển Đông, người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng nêu rõ:
"Việt Nam tôn trọng các quyền tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông của các quốc gia phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế, cụ thể là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982, đồng thời đề nghị các quốc gia đóng góp thiết thực và có trách nhiệm vào việc duy trì trật tự, hòa bình và thượng tôn pháp luật trên Biển Đông".
Tàu chiến đổ bộ HMS Albion của Hải quân Anh. (Ảnh: Uk Defence Journal)
Người phát ngôn thêm một lần nữa nhấn mạnh Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp luật pháp quốc tế.
"Với tư cách là quốc gia thành viên của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 và là quốc gia ven Biển Đông, Việt Nam khẳng định lập trường nhất quán về quyền tự do hàng hải, hàng không được thực hiện phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982", bà Hằng nói thêm.
Riêng về hoạt động diễn tập trên Biển Đông của tàu ngầm Nhật Bản, người phát ngôn cho biết Tokyo đã có phát biểu chính thức về việc này.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản hôm 17/9 xác nhận tàu ngầm Kuroshio của lực lượng Phòng vệ Nhật Bản cùng các tàu chiến khác, trong đó có tàu sân bay trực thăng Kaga tham gia vào một cuộc diễn tập trên Biển Đông. Đây là lần đầu tiên một tàu ngầm của lực lượng hải quân nước này góp mặt trong một cuộc tập trận trên Biển Đông.
Nhiều quốc gia đang tăng cường các hoạt động ở Biển Đông nhằm phản đối các tuyên bố về chủ quyền phi lý của Trung Quốc xung quanh quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Hôm 31/8, HMS Albion - tàu chiến đổ bộ 22.000 tấn chở theo một đơn vị Thủy quân lục chiến của Anh đã đi qua quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam khi đang trên hành trình tới cảng Sài Gòn trong chuyến thăm TP.HCM.
Theo VTC
Australia phản đối hoạt động của Trung Quốc ở Hoàng Sa Ngoại trưởng Australia Julie Bishop phản đối Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông sau khi Bắc Kinh đưa máy bay ném bom diễn tập ở Hoàng Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam. Ngoại trưởng Australia Julie Bishop phản đối hành động quân sự hóa Biển Đông trong cuộc gặp người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị. Ảnh: Reuters Trong bối cảnh quan...