Duy trì biện pháp chống bán phá giá sản phẩm sorbitol nhập khẩu
Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 2644/QĐ-BCT ngày 23/11/2021 áp dụng thuế chống bán phá giá chính thức đối với một số sản phẩm phụ gia thực phẩm ( sorbitol) có xuất xứ từ Ấn Độ, Indonesia, Trung Quốc.
Trước đó, Bộ Công Thương đã tiến hành vụ việc điều tra từ tháng 12/2020 trên cơ sở đề nghị của của ngành sản xuất trong nước nộp vào tháng 9/2020. Quá trình điều tra vụ việc được thực hiện theo đúng quy định của Luật Quản lý ngoại thương, các quy định liên quan cũng như Hiệp định Chống bán phá giá của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Bộ Công Thương cho biết, kết quả điều tra chính thức cho thấy lượng hàng hóa bị điều tra nhập khẩu từ Ấn Độ, Indonesia và Trung Quốc gia tăng đột biến. Hàng hóa nhập khẩu bán phá giá là nguyên nhân chính gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.
Video đang HOT
Do đó, Bộ Công Thương nhấn mạnh, việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức sẽ góp phần tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các ngành sản xuất trong nước, phát triển nguồn nguyên liệu. Từ đó, nâng cao giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm và doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành liên quan theo dõi tác động của biện pháp phòng vệ thương mại, tình hình sản xuất, cung – cầu, giá cả… để đảm bảo môi trường cạnh tranh bình đẳng, thuận lợi cho các ngành sản xuất theo đúng quy định.
Bộ Công Thương sẽ tham vấn công khai điều tra chống bán phá giá sản phẩm Sorbitol
Bộ Công Thương cho biết, ngày 8/10 tới, bộ sẽ tổ chức phiên tham vấn công khai vụ việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm Sorbitol (hóa chất với dạng lỏng màu trắng, không mùi, có vị ngọt và tan hoàn toàn trong nước, rượu) nhập khẩu (mã số vụ việc: AD14) theo hình thức trực tuyến.
Do đó, cơ quan điều tra sẽ tổ chức buổi tham vấn công khai trong vụ việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm Sorbitol có xuất xứ từ Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia.
Theo Bộ Công Thương, phiên tham vấn công khai vụ được tổ chức dựa trên căn cứ Điều 70 Luật Quản lý ngoại thương năm 2017 và Điều 13 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại.
Để phục vụ cho phiên tham vấn, Cơ quan điều tra yêu cầu tiếng nói và chữ viết dùng trong buổi tham vấn là tiếng Việt, các bên liên quan có quyền dùng tiếng nói và chữ viết khác, tuy nhiên phải có phiên dịch từ ngôn ngữ đó sang tiếng Việt.
Các thông tin, tài liệu không phải bằng tiếng Việt do các bên liên quan cung cấp phải được dịch ra tiếng Việt. Các bên liên quan phải đảm bảo tính trung thực, chính xác và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung được dịch thuật.
Thời hạn gửi đăng ký tham gia và nội dung tham vấn trước 17h00 ngày 1/10/2021 (theo giờ Hà Nội); thời hạn gửi nội dung tham vấn trước 17h00 ngày 1/10/2021 (nếu có).
Vụ việc điều tra áp dụng thuế chống bán phá giá đối với một số sản phẩm Sorbitol có xuất xứ từ Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia được tiến hành từ tháng 12/2020 trên cơ sở kết quả thẩm định Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá của ngành sản xuất trong nước nộp vào tháng 9/2020.
Trong 7 tháng điều tra sơ bộ theo đúng quy định của Luật Quản lý ngoại thương và các quy định liên quan cũng như Hiệp định Chống bán phá giá của Tổ chức Thương mại thế giới, Bộ Công Thương đã phối hợp với các đơn vị liên quan xem xét và đánh giá kỹ lưỡng tác động của hành vi bán phá giá của hàng hóa nhập khẩu đối với hoạt động của ngành sản xuất trong nước, mức độ bán phá giá của các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu của Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia cũng như xem xét, tính toán tác động đối với các ngành sản xuất hạ nguồn và người tiêu dùng các sản phẩm Sorbitol.
Ngày 6/7/2021 Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 1719/QĐ-BCT áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm Sorbitol có xuất xứ từ Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia.
Sử dụng hiệu quả chính sách phòng vệ thương mại khi tham gia các FTA Phòng vệ thương mại là công cụ chính sách được Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cho phép các nước thành viên sử dụng nhằm bảo vệ ngành sản xuất trong nước trước các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của hàng hóa nhập khẩu như bán phá giá hay nhận trợ cấp từ Chính phủ; hoặc trong trường hợp hàng...