Duterte nói phán quyết Biển Đông là ‘giấy lộn’
Tổng thống Philippines nói phán quyết năm 2016 của Tòa Trọng tài Thường trực không có giá trị giữa các nước và sẽ “vứt vào sọt rác” nếu nhận được.
“Họ nộp đơn kiện. Chúng ta thắng. Nhưng văn bản đó trên thực tế giữa các quốc gia chẳng là gì cả”, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte nói trên truyền hình ngày 5/5. “Đưa phán quyết đó cho tôi. Tôi sẽ nói rằng đó chỉ là giấy lộn và tôi sẽ vứt vào sọt rác”.
Năm 2013, chính quyền Benigno Aquino, người tiền nhiệm của Duterte, nộp đơn kiện lên Tòa Trọng tài Thường trực (PCA), cho rằng “đường chín đoạn” do Trung Quốc tự vẽ ra trên Biển Đông không phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) và cần được tuyên bố là vô căn cứ.
PCA tháng 7/2016 ra phán quyết, tuyên bố yêu sách “đường chín đoạn” bao phủ 3,5 triệu km2 ở Biển Đông của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý theo luật pháp quốc tế. Tuy nhiên, phán quyết của PCA không có cơ chế thi hành.
Tổng thống Rodrigo Duterte phát biểu trên truyền hình ngày 5/5. Ảnh: Inquirer.
Video đang HOT
Trung Quốc từng nhiều lần bác bỏ phán quyết này. Duterte năm 2019 cho hay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đề nghị trao cho Philippines cổ phần lớn trong liên doanh khai thác khí đốt ở Biển Đông nếu Manila “quên” phán quyết năm 2016 của PCA.
Tổng thống Philippines từng thể hiện quan điểm mâu thuẫn về phán quyết của PCA. Năm 2018, chính phủ của ông cho rằng phán quyết này “vô dụng” vì không có khả năng thực thi. Một năm sau, Duterte tuyên bố không từ bỏ phán quyết và sẽ tìm kiếm cơ chế thực thi.
Tình hình Biển Đông trở nên phức tạp khi hơn 200 tàu Trung Quốc từ ngày 7/3 neo đậu tại bãi Ba Đầu trong lãnh hải đảo Sinh Tồn Đông thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nơi Philippines cũng tuyên bố chủ quyền. Các tàu Trung Quốc sau đó tỏa đi những khu vực khác trong quần đảo Trường Sa rồi rút về.
Philippines cho rằng các tàu cá trên do “dân quân biển Trung Quốc” điều khiển. Trung Quốc phủ nhận cáo buộc, cho biết đây là “tàu cá” đang neo đậu tránh thời tiết xấu, bất chấp các tàu này nhiều ngày neo đậu trong khu vực và không đánh bắt dù thời tiết thuận lợi.
Giới chức Philippines ngày 4/5 tuyên bố bác lệnh cấm đánh bắt vào mùa hè hàng năm do Trung Quốc áp đặt ở Biển Đông. Philippines khuyến khích ngư dân khai thác hải sản trong vùng biển nước này tuyên bố thuộc lãnh thổ và quyền tài phán của họ.
Khu vực Biển Đông. Đồ họa: CSIS .
Lệnh cấm đánh bắt cá phi pháp do Trung Quốc áp đặt từ năm 1999, bao gồm các khu vực của Biển Đông cũng như các vùng biển khác ngoài khơi Trung Quốc. Trung Quốc tuần trước tuyên bố sẽ thực thi lệnh cấm đánh bắt cá từ 1/5 đến 16/9, áp dụng tại khu vực Bột Hải, Hoàng Hải, biển Hoa Đông và vùng biển phía bắc vĩ độ 12 trên Biển Đông, trong đó gồm một phần vịnh Bắc Bộ và quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 29/4 khẳng định lệnh cấm đánh bắt trên Biển Đông do Trung Quốc đơn phương công bố vi phạm luật quốc tế và quyền tài phán của quốc gia.
Quy chế cấm đánh bắt đơn phương của Trung Quốc đã xâm phạm chủ quyền của Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa, vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982, đi ngược lại tinh thần và lời văn của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), trái với thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Việt Nam nói về việc Nhật xả nước thải Fukushima ra biển
Việt Nam cho rằng mọi hoạt động phát triển nguyên tử vì mục đích hòa bình cần đảm bảo an toàn và bảo vệ môi trường biển, theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao.
"Việt Nam ủng hộ quyền phát triển, sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình. Trách nhiệm bảo đảm an toàn, an ninh hạt nhân thuộc về quốc gia, nhưng đòi hỏi có sự hợp tác chặt chẽ quốc tế, minh bạch trong chia sẻ thông tin, ứng xử có trách nhiệm trong trường hợp xảy ra sự cố, tai nạn", phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt nói trong cuộc họp báo thường kỳ chiều nay khi được hỏi về phản ứng của Việt Nam trước việc Nhật Bản quyết định xả nước thải từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima ra đại dương.
"Việt Nam đề cao duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực, bảo vệ môi trường biển và các tài nguyên biển, phù hợp với quy định của luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982 và cá cquy định của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA)", ông Việt nói thêm.
Nhà máy điện hạt nhân Fukushima và các bể chứa nước đã qua xử lý hôm 14/2. Ảnh: AFP .
Chính phủ Nhật Bản hôm 13/4 thông báo phê duyệt kế hoạch xả 1,25 triệu tấn nước thải từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima ra đại dương. Lượng nước này được thu gom tại nhà máy sau thảm họa kép động đất, sóng thần năm 2011 gây ra vụ nổ tại lò phản ứng, gồm nước của hệ thống làm mát nhà máy, nước mưa và nước ngầm bị nhiễm xạ.
Phó Thủ tướng Nhật Taro Aso cho biết nguồn nước này đã được xử lý, pha loãng sẽ rất an toàn, có thể uống, đồng thời cho rằng Nhật nên xả nước thải sớm hơn.
Theo kế hoạch, Nhật sẽ bắt đầu xả nước từ nhà máy Fukushima ra đại dương trong hai năm tới. Chính phủ Nhật cho biết nước sẽ được xử lý thêm để loại bỏ các đồng vị phóng xạ nguy hiểm và pha loãng để đáp ứng các tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về nước uống, dù không thể loại bỏ triti, một dạng phóng xạ của hydro.
Quyết định được đưa ra khi Công ty Điện lực Tokyo, hay còn gọi Tepco, đang dần hết không gian trữ nước tại nhà máy Fukushima. Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) cũng nhất trí với quyết định này và sẽ giám sát hoạt động xả nước.
Các nước láng giềng của Nhật là Trung Quốc, Hàn Quốc, cùng ngư dân Nhật và các nhóm khác đều bày tỏ lo lắng về quyết định xả nước thải ra đại dương. Tuy nhiên, giới khoa học cho rằng không nên quá lo ngại về nguồn nước thải được xử lý từ nhà máy Fukushima, khẳng định việc uống nước này chỉ làm tăng lượng bức xạ trong một phút và tritium trong nước sẽ nhanh chóng bị cơ thể đào thải.
Duterte muốn dùng tàu chiến đòi chủ quyền Biển Đông Tổng thống Philippines Duterte cho biết sẵn sàng đưa tàu quân sự ra Biển Đông để củng cố yêu sách chủ quyền về tài nguyên dầu mỏ và khoáng sản. "Tôi bây giờ không quá quan tâm tới đánh bắt cá. Tôi nghĩ ở đó không có đủ cá để tranh chấp. Tuy nhiên, khi bắt đầu khai thác bất cứ thứ gì...