Dương vật nên ‘lên’ hay ‘xuống’ khi mặc quần lót?
Khi dương vật xìu thì sự cọ xát khó xảy ra được do toàn bộ qui đầu được bao qui đầu che chở.
Trong các tư thế sinh hoạt hàng ngày của nam giới (đứng, ngồi, nằm, đi lại…), dương vật thường ở hai trạng thái: xìu và cương cứng (không kể những trạng thái trung gian từ xìu sang cương cứng).
Khi xìu, dương vật thõng xuống, còn khi cương thì ‘nó’ hướng lên trên, thân dương vật và thành bụng tạo nên một góc khoảng 60 độ.
Dương vật nên hướng lên hay trĩu xuống?
Nếu cứ ở trạng thái xìu mãi, thõng xuống, thì những lo ngại về hiện tượng cong dương vật, hẹp ống tiểu chẳng thể nào xảy ra, không ai còn bối rối với việc dương vật tự nhiên ‘nghiêm’ bất tử và tất nhiên chúng ta…chẳng có gì để nói. Nhưng mọi thứ lại không đơn giản như vậy: ‘anh chàng’ này rất thích thay đổi trạng thái, vui thì ‘lên’, buồn thì ‘xuống’, và chính khi ở trạng thái ‘lên’ nó mới có thể gây phiền toái, trở thành mối bận tâm của nhiều người.
Trong chuyên môn, tư thế hướng lên của dương vật được xem là tư thế sinh lý của cơ quan quý này, tức là tư thế thuận lợi nhất, ít hại nhất. Điều này được ứng dụng trong điều trị: tất cả những bệnh nhân mổ dương vật đều được khuyên giữ dương vật (dù xìu hay cương) thẳng lên trên nhằm giúp vết thương mau lành, tránh phù nề, nhiễm trùng; tất cả bệnh nhân nam phải mang thông tiểu (một ống cao su được luồn qua ống tiểu vào trong bàng quang để dẫn nước tiểu ra ngoài) cũng được hướng dẫn giữ dương vật (dù cương hay xìu) hướng lên trên, nếu để hướng xuống dưới sẽ dễ bị hẹp ống tiểu (ngay tại chỗ gốc dương vật, do chèn ép). Ngay trong sinh hoạt đời thường, phái nam có thể tự kiểm nghiệm được điều này: khi dương vật cương cứng, chúng ta vẫn đi tiểu được nếu đẩy dương vật lên gần bụng, nhưng chúng ta sẽ cảm thấy rất khó (thậm chí không thể tiểu được) nếu đè dương vật xuống bìu.
Dương vật rất dễ chấn thương (ảnh minh họa: Internet)
Video đang HOT
Về chuyện nếu dương vật hướng xuống dưới thì tinh hoàn sẽ được ‘bảo vệ’, ‘che chắn’, cách hiểu này có vẻ logic. Nhưng thực ra, dương vật ở trạng thái xìu rất di động nên nếu có một chấn thương trực tiếp vào ‘hạ bộ’ (quyền cước khi tập võ, banh bay thẳng tới…) thì tinh hoàn vẫn có thể ‘bể’ như thường. Và nếu chẳng may lúc đó, dương vật đang cong xuống và cương cứng thì xem như đây là ‘đòn hy sinh’, vì rất có thể ‘nó’ sẽ bị ‘gãy’ do gập mạnh đột ngột. Lợi bất cập hại! Tuy nhiên, trên thực tế, ít có trường hợp đang tập trung thi đấu thể thao mà dương vật lại cương lên cả, sách vở y khoa cũng chưa bao giờ thấy đề cập tới một trường hợp gãy dương vật như vậy.
Dương vật nên thế nào khi mặc quần lót?
Vấn đề kế tiếp, có phải nếu mặc quần lót thì để dương vật xuống dưới sẽ cởi quần đi tiểu dễ dàng, thoải mái hơn là khi dương vật đang hướng lên? Trên thực tế, ngược lại, nếu kéo dương vật ra khỏi quần lót khi nó ở tư thế hướng lên trên sẽ dễ dàng hơn là khi nó hướng xuống. Còn sự cương của dương vật phụ thuộc vào…bộ não của chủ nhân là chính (tơ tưởng, mùi hương, thị giác…), còn kích thích tại chỗ cũng giúp cương nhưng không quan trọng bằng. Kích thích tại chỗ có vai trò chính trong việc tạo hưng phấn và khi hưng phấn đạt cực độ thì xuất tinh. Nên, không phải sự cọ xát bên trong quần lót làm dương vật cương mà chính dương vật đã cương rồi thì sự cọ xát làm dương vật cương thêm và có thể gây sự khó chịu (do thun quần chẹn ngang cổ dương vật…).
Lưu ý rằng, khi dương vật xìu thì sự cọ xát khó xảy ra được do toàn bộ qui đầu được bao qui đầu che chở. Giả sử rằng cọ xát với quần lót dễ làm dương vật cương thì chính khi dương vật để thỏng xuống sự cương dễ xảy ra hơn vì sự cọ xát giữa quần lót và qui đầu chắc chắn ‘nhạy’ hơn sự cọ xát giữa quần lót và dây thắng. Bởi về mặt giải phẫu thần kinh dương vật, vùng dây thắng (mặt dưới của qui đầu) không phải là nơi tập trung nhiều dây thần kinh cảm giác của dương vật nhất, mà các đầu dây thần kinh hưng phấn rải đều khắp qui đầu và dây thắng, qui đầu với diện tích to hơn gấp chục lần dây thắng nên dễ bị ‘cọ’ hơn.
Nói rõ hơn, qui đầu và dây thắng có những đầu thần kinh tự do nhận cảm giác: đau, nóng-lạnh…và cảm giác hưng phấn tình dục giúp dương vật cương, nhất là giúp xuất tinh. Trong khi cảm giác của toàn bộ qui đầu đổ về 2 dây thần kinh lưng dương vật (nằm ở mặt lưng dương vật) thì cảm giác của vùng dây thắng lại chạy theo 2 dây thần kinh hội âm (nằm ở mặt bụng dương vật). Các đầu dây thần kinh tự do này rải đều trên qui đầu và dây thắng, chứ không nơi nhiều, nơi ít. Các đầu dây thần kinh tự do nhận cảm giác hưng phấn không chỉ tập trung ở qui đầu và vùng dây thắng mà còn nằm rất nhiều bên trong sâu dương vật (trong hai thể hang, trong ống tiểu). Đó cũng là cơ sở để lý giải một số hiện tượng sau:
- Có người thủ dâm bằng cách đưa cọng cỏ, que bông ngoáy tai, đầu bút bi, que nhựa….vào ‘vê’ trong ống tiểu để tìm khoái cảm.
- Chỉ cần bóp chặt thân dương vật và kéo lên, kéo xuống liên tục mà không cần đụng đến qui đầu và dây thắng, người đàn ông vẫn cảm thấy hưng phấn, thậm chí xuất tinh. Đó cũng là lý do vì sao một số người chẳng may bị mất hoàn toàn qui đầu và dây thắng do tai nạn (chó, heo táp mất, mảnh bom phạt ngang, dao chặt) hay do phẫu thuật cắt bỏ (ung thư dương vật giai đoạn sớm), nhưng vẫn xuất tinh được, vẫn có khoái cảm.
- Chỉ cần kích thích tại qui đầu hay vùng dây thắng thôi là đủ gây xuất tinh rồi. Và nếu không có dây thắng thì cũng chẳng làm nam giới ‘kém vui’ chút nào, vì diện tích da qui đầu rộng gấp hơn chục lần diện tích da vùng dây thắng, có nghĩa là số đầu dây thần kinh nhận cảm giác hưng phấn ở qui đầu nhiều hơn rất nhiều lần so với số đầu dây thần kinh ở vùng dây thắng. Theo thống kê, có tới 1/3 đàn ông trên thế giới không có dây thắng do bẩm sinh (như bệnh lỗ tiểu thấp thể qui đầu), hoặc dây thắng đã được cắt đi cùng với bao qui đầu. Nhưng trong thực tế, những người này chẳng gặp trục trặc gì trong quan hệ tình dục, sự hưng phấn của họ chẳng hề thua kém ai. Thậm chí họ còn tránh được một số phiền toái nếu chẳng may dây thắng bị ngắn: nhẹ thì gây đau dương vật khi quan hệ, nặng hơn thì bị rách chảy máu, cần phải phẫu thuật khẩn để cầm máu và kéo dài dây thắng.
- Điều trị xuất tinh sớm bằng vi phẫu thuật cắt thần kinh lưng dương vật không có hiệu quả vì cắt các dây thần kinh này chỉ cắt được hưng phấn thần kinh đến từ qui đầu, còn hưng phấn đến từ vùng dây thắng, bện trong thân dương vật thì không cắt được, nên đâu vẫn hoàn đấy.
- Ở những bệnh nhân bị chấn thương tủy sống, không xuất tinh được, từ đó không có con được. Để lấy tinh trùng của người chồng bơm cho người vợ, các bác sĩ dùng một máy rung (không phải đồ kích dục). Vì ở qui đầu có nhiều đầu dây thần kinh hưng phấn hơn (do diện tích qui đầu lớn hơn vùng dây thắng nhiều), nên bác sĩ sẽ áp máy rung vào qui đầu, máy tạo xung rung bần bật, giúp bệnh nhân đạt tới đỉnh, có thể xuất tinh được. Tinh này sẽ được lấy bơm vào tử cung người vợ.
Do đó, nếu một người đã quen để dương vật xuống dưới hay hướng lên khi mặc quần lót thì không cần phải thay đổi thói quen đó, nhưng nếu mới tập mặc quần lót thì nên để dương vật hướng lên vì đây là tư thế tự nhiên hơn hướng xuống (khi cương), hợp tư thế sinh lý của dương vật.
TS BS Nguyễn Thành Như
Theo SKĐS
Vì sao phái đẹp thường buồn tiểu trong khi ân ái
Chị em cảm thấy mắc tiểu trong khi quan hệ tình dục có thể do tư thế không phù hợp, viêm nhiễm đường tiết niệu hoặc tử cung yếu.
Ảnh: Prevention.
Đôi lúc "cuộc yêu" của bạn bị cản trở vì cảm giác buồn tiểu. Theo Prevention, điều này có thể cảnh báo một số vấn đề sức khỏe và dưới đây là 4 lý do khiến bạn muốn đi vệ sinh khi ân ái.
Tư thế
Nếu đối tác có vòng bụng lớn, một số tư thế dễ làm cho bàng quang bị nén xuống dẫn đến nhu cầu vào nhà vệ sinh.
"Vùng kín" bị khô
Estrogen duy trì độ ẩm âm đạo cũng như đường tiết niệu. Khi nồng độ estrogen giảm xuống, màng nhầy của đường tiết niệu bị khô khiến phái đẹp buồn tiểu. Bạn có thể sử dụng kem dưỡng ẩm hoặc bổ sung estrogen để cải thiện triệu chứng này.
Viêm nhiễm
Nếu cảm giác buồn tiểu khi ân ái kèm đau, nóng rát khi đi vệ sinh, nhiều khả năng bạn bị viêm đường tiết niệu hoặc viêm âm đạo. Đặc biệt, nếu nước tiểu có mùi lạ hoặc lẫn màu trắng, xám, bạn nên đến bác sĩ ngay để được kê thuốc kháng sinh.
Tử cung yếu
Trong trường hợp buồn tiểu liên tục nhưng thải ra ít nước tiểu, tử cung của bạn đang gặp vấn đề. Do tuổi tác, thai kỳ hoặc các yếu tố khác, cơ tử cung yếu đi khiến tử cung xệ ra ngoài miệng âm đạo, tạo áp lực lên bàng quang. Tốt nhất, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm ra biện pháp xử lý thích hợp.
Theo VNE
Nên hay không nên mặc quần lót khi đi ngủ? Thời tiết nóng ẩm thế này thường khiến bạn có xu hướng càng 'tự nhiên' càng tốt khi ngủ. Thế nhưng không mặc quần lót lúc ngủ có thật sự tốt? Bạn thường nghe nói là không mặc đồ lót lúc ngủ thì tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, không mặc đồ lót khi ngủ...