Dương vật của em bị cương cứng hàng giờ khi ngủ, có nghiêm trọng không ạ?
(Alobacsi) – Gần đây em phát hiện cứ mỗi lần đi ngủ, dương vật của em bị cương cứng lên hàng giờ, cho đến lúc tỉnh dậy vẫn cương cứng.
Bác sĩ cho em hỏi:
Em bị chứng bệnh cương dương. Gần đây em phát hiện cứ mỗi lần đi ngủ, dương vật của em bị cương cứng lên hàng giờ, cho đến lúc tỉnh dậy vẫn cương cứng.
Xin hỏi em bị bệnh gì, cách điều trị ra sao, có nghiêm trọng không? Em cần khám ở đâu tin cậy?(T.V. Tuan – Nam Định)
Trả lời:
Tuấn thân mến,
Trước hết, em hãy cùng AloBacsi tìm hiểu xem vì sao dương vật “cương” và “xìu” được, em nhé.
Dương vật gồm 3 ống (hai thể hang và một thể xốp), cấu tạo bởi nhiều xoang mạch máu, được bao phủ bằng một bao cân dày, chắc.
Khi có một kích thích hay một ham muốn tình dục cho dù có tác động trực tiếp hay không trên dương vật, thì kích thích này sẽ phát ra một tín hiệu và tín hiệu này từ não bộ được chuyển đến trung tâm gây cương ở tủy sống. Sau đó, tín hiệu sẽ dược chuyển tiếp đến mô cương nằm trong hai thể hang qua sự dẫn truyền của các sợi thần kinh thể hang, làm giãn các xoang mạch máu ra, máu đổ tới, ứ lại trong các thể hang, giúp dương vật cương cứng lên.
Sau khi con người đạt được cực khoái và xuất tinh, các sợi cơ trơn trong các xoang mạch máu dương vật co lại, sẽ đẩy máu đi, làm dương vật xìu xuống.
Video đang HOT
Em nên biết, bình thường, dương vật cương lâu nhất khoảng 30 phút cho một đợt, không gây cảm giác đau đớn, sau đó phải xìu xuống nghỉ ngơi, và khi lấy lại được sức rồi, mới có thể cương tiếp đợt mới.
Thời gian nghỉ giữa hai đợt tùy thuộc nhiều yếu tố: tuổi tác, sức khỏe, hoàn cảnh… Càng trẻ càng mau lại sức, sau 10-15 phút là có thể “chiến đấu” tiếp. Còn khi có tuổi, có khi phải 2-3 tuần sau mới có “đủ lực” để tiếp tục chuyện ấy.
Do đó, nếu dương vật thỉnh thoảng cương cứng trên một giờ thì có thể em đã bị chứng cương dương vật kéo dài, cũng là một bệnh thuộc nhóm liệt dương đó.
Nguyên nhân gây bệnh có các yếu tố liên quan đến thần kinh và mạch máu.
Cương dương có thể liên quan với các rối loạn huyết học, đặc biệt là bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh bạch cầu, bệnh thiếu máu, và bệnh Fabry , và rối loạn thần kinh như chấn thương và tổn thương tủy sống
Cương dương cũng có thể được gây ra bởi các tác dụng phụ của với thuốc, mà phổ biến nhất là các thuốc để điều trị các rối loạn chức năng cương dương (papaverine, alprostadil), các thuốc điều trị cao hyết áp, thuốc chống loạn thần (ví dụ, chlorpromazine, clozapine), thuốc chống trầm cảm (đáng chú ý nhất trazodone), thuốc chống đông máu, và đặc biệt các chất kích thích như: rượu, heroin và cocaine…
Hậu quả cương dương kéo dài là các tế bào trong dương vật hư hại, bị chết, và chúng được thay bằng những mô xơ, dương vật sau đó không còn “hoàn thành” chức năng nhiệm vụ được giao nữa!
Theo TS Nguyễn Thành Như, dương vật nếu cương quá 4-6 giờ rồi xìu xuống thì thường không để lại di chứng gì, vài ngày sau vẫn có thể cương lại. Nhưng nếu tình trạng cương diễn ra quá 6 giờ mà không điều trị “kéo” xuống gấp thì “cậu nhỏ” sẽ bị hư hại.
Quá tới 24-36 giờ thì dù có điều trị chăng nữa, chức năng cương cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Còn sau thời điểm này, việc chữa trị chỉ giúp bệnh nhân hết đau chứ chẳng thể khiến dương vật vươn thẳng được nữa.
Do vậy, em hãy nhanh chóng đến khám chuyên khoa Nam khoa để BS trực tiếp khám, tìm nguyên nhân và tư vấn rõ hơn cho em về cách điều trị bệnh này.
Thân ái!
BS-CK1 Nguyễn Minh Thu
AloBacsi.vn – nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa.
Đặc biệt, từ ngày 15/6/2011, danh sách BS tư vấn Khám bệnh Online của AloBacsi có thêm hai chuyên gia tâm huyết.
Đó là GS.BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng – Nguyên giám đốc BV Từ Dũ sẽ “gỡ rối” cho chị em về bệnh phụ khoa.
Và, TS.BS Lê Tuyết Hoa – 20 năm công tác tại BV Chợ Rẫy – chuyên ngành Đái tháo đường – Nội tiết sẽ giải đáp mọi thắc mắc về Nội Tiết – Tiểu đường.
AloBacsi.vn giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe.
Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: kbol@alobacsi.vn.
Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết.
Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode).
Chân thành cảm ơn.
Theo Alo
"Cậu nhỏ" quá ngắn và nhỏ, liệu em có quan hệ được không?
Em năm nay 25 tuổi nhưng mà "cậu nhỏ" rất ngắn. Khi bình thường chỉ có 2 cm, khi cương chỉ được khoảng 5 cm. Em muốn hỏi, nó ngắn và nhỏ như vậy có quan hệ được không? Nó vẫn cương cứng như bình thường. Em rất buồn về chuyện này nên không dám quen bạn gái.
Trả lời
Dương vật bạn vẫn cương cứng như bình thường thì không có lý do gì để nói bạn không thể quan hệ tình dục. Kích thước dương vật không ảnh hưởng gì đến khả năng quan hệ tình dục hoặc sức khỏe sinh sản.
Về việc sinh hoạt tình dục, phần lớn đầu dây thần kinh tập trung ở cửa âm đạo của người phụ nữ, do đó, chiều dài cũng không có ý nghĩa nhiều lắm đối với việc kích thích tạo khoái cảm cho nữ giới.
Đối với việc sinh sản, quá trình thụ thai là do tinh trùng khỏe mạnh gặp được trứng khỏe mạnh trong tử cung. Do vậy, độ dài của dương vật cũng không liên quan gì đến sức khỏe của tinh trùng để bạn lo lắng và đau khổ.
Tuy vậy, nếu bạn cảm thấy khó khăn khi quan hệ tình dục (quá ngắn nên dễ tuột khi quan hệ) thì bạn có thể đến khám tại các khoa nam học của các bệnh viện lớn. Các bác sĩ sẽ thăm khám và tham vấn cụ thể cho bạn.
Trong trường hợp bác sĩ nhận thấy độ dài có thể gây khó khăn cho việc quan hệ, các bác sĩ sẽ tiến hành tiểu phẫu để tăng thêm độ 2 - 3 cm chiều dài qua việc cắt dây chằng. Bạn hoàn toàn yên tâm và không cần quá buồn để tự ti và không dám quen bạn gái như hiện tại.
Theo alo
3 điều giúp "chuyện ấy" thăng hoa Hiểu thêm về chuyện yêu, giúp bạn dễ dàng "lên đỉnh" hơn. Ảnh minh họa 1. Amygdala Amygdala là những cấu trúc hình quả hạnh nằm sâu trong não điều khiển hệ thống xử lý cảm xúc sợ hãi và lo âu. Để có hưng phấn, phụ nữ cần giảm những kích thích trong các cấu trúc quả hạnh này và thư giãn,...