Dương vật bị tróc da có sao không?
Nếu dương vật bị tróc da, rất có thể đây là dấu hiệu của bệnh lây lan qua đường quan hệ hoặc triệu chứng của các vấn đề da liễu. Bạn nên nhận diện sớm dấu hiệu này để kịp thời chữa trị trước khi tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn nhé!
Một số yếu tố có thể khiến da của dương vật khô và bị kích thích, dẫn đến nứt nẻ và bong tróc da. Những triệu chứng này có thể được nhìn thấy trên một hoặc nhiều khu vực vùng kín như đầu dương vật, bao quy đầu, bìu… Nếu hiểu rõ được các nguyên nhân, bạn sẽ có cách xử lý hiệu quả khi dương vật bị tróc da.
Nguyên nhân khiến dương vật bị tróc da
Sau đây là một số nguyên nhân tiềm ẩn khiến dương vật bị tróc da mà bạn nên biết:
1. Dương vật bị tróc da do vẩy nến sinh dục
Bệnh vảy nến sinh dục không lây nhiễm và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, ngay cả ở trẻ sơ sinh. Bệnh vẩy nến bộ phận sinh dục có thể gây ra các mảng nhỏ, sáng bóng, màu đỏ trên đầu dương vật hoặc thân của dương vật. Bệnh vẩy nến bộ phận sinh dục có xu hướng không có vảy, nhưng có thể làm da khô và gây ra tình trạng dương vật bị tróc da.
2. Dương vật bị tróc da do bệnh chàm
Bệnh chàm là một tình trạng da dị ứng gây ngứa dữ dội, phát ban khô, có vảy và viêm. Bệnh cũng có thể gây ra mụn nước, những mụn nước này có thể rỉ ra và đóng vảy, khiến da bong tróc. Triệu chứng chàm có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên dương vật, bệnh có thể nặng hơn nếu tiếp xúc với các chất gây kích ứng hoặc chất gây dị ứng trong các sản phẩm như xà phòng, dung dịch tẩy rửa…
3. Dương vật bị tróc da do ma sát
Các hành vi quan hệ bao gồm cả thủ dâm hoặc giao hợp không có sự bôi trơn có thể gây ra ma sát đủ để kích thích da của dương vật. Bạn mặc quần quá chật hoặc không mặc đồ slip cũng có thể gây kích ứng do ma sát với lớp vải. Tình trạng ma sát có thể khiến dương vật bị tróc da và kích thích, thậm chí có thể ra máu.
4. Dương vật bị tróc da do nhiễm trùng nấm men
Tình trạng nhiễm trùng nấm men có thể gây ngứa, bong tróc, nổi mẩn đỏ trên da. Tình trạng cũng có thể xuất hiện ở trẻ sơ sinh nếu tã không thay thường xuyên do nấm men có thể phát triển trong môi trường ấm áp và ẩm ướt. Nếu bạn thường xuyên mặc quần ẩm hoặc mặc bộ đồ bơi ướt quá lâu cũng có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng nấm men.
5. Dương vật bị tróc da do balanitis
Balanitis là tình trạng viêm và sưng đầu dương vật hoặc bao quy đầu phổ biến ở những người đàn ông chưa cắt bao quy đầu và đàn ông có thói quen vệ sinh cá nhân kém. Balanitis có thể gây ngứa, kích thích, đau ở háng và bộ phận sinh dục. Từ đó, da có thể bị kích thích gây nên tình trạng dương vật bị tróc da.
Video đang HOT
6. Dương vật bị tróc da do bệnh lây truyền qua đường quan hệ
Bệnh lây truyền qua đường quan hệ (STI) có thể gây ra một loạt các triệu chứng khiến dương vật bị tróc da bao gồm mụn nước, loét và phát ban. STI có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe của bạn và dễ lây cho bạn tình. Đặc biệt, bạn nên lưu ý hai căn bệnh STI phổ biến là giang mai và herpes.
Bệnh herpes: Bệnh herpes là bệnh STI có thể gây ngứa, làm xuất hiện mụn nước chứa đầy chất lỏng và loét da. Khi các mụn nước vỡ ra có thể gây bong tróc da. Các dấu hiệu bệnh này có thể xuất hiện bất cứ nơi nào trên dương vật và bìu.
Bệnh giang mai: Trong giai đoạn đầu của bệnh giang mai, một vết loét nhỏ gọi là săng có thể xuất hiện tại vị trí nhiễm trùng trên cơ thể, kể cả dương vật. Săng giang mai không đau, nhưng có thể khiến da bong tróc. Sau đó, nếu bệnh giang mai không được điều trị sẽ bước vào giai đoạn thứ phát có thể gây phát ban trên cơ thể.
Bạn nên đi khám nếu đã quan hệ không an toàn và xuất hiện dấu hiệu dương vật bị tróc da.
Cách xử lý khi dương vật bị tróc da
Dưới đây là 2 cách xử lý khi bạn gặp phải tình trạng dương vật bị tróc da:
Nhận diện triệu chứng để kịp thời đến bác sĩ
Bạn gặp bác sĩ nếu tình trạng dương vật bị tróc da không đáp ứng với điều trị tại nhà hoặc nếu kéo dài hơn một vài ngày. Bạn hãy kiểm tra với bác sĩ nếu bạn nghĩ rằng mình đã mắc bệnh STI, ngay cả khi các triệu chứng được cải thiện. Bạn hãy gặp bác sĩ nếu tình trạng dương vật bị tróc da có kèm theo các triệu chứng khác như nóng rát khi đi tiểu, đau đớn hay bất kỳ triệu chứng đáng lo ngại khác.
Bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra thể chất, yêu cầu thông tin về các triệu chứng và tiền sử sức khỏe của bạn. Nếu bác sĩ nghi ngờ bệnh STI, bạn sẽ cần xét nghiệm nước tiểu và xét nghiệm máu.
Cách điều trị dương vật bị tróc da
Bạn có thể thử một số cách điều trị tại nhà khi gặp tình trạng dương vật bị tróc da do các nguyên nhân như ma sát, bệnh vẩy nến và bệnh chàm:
- Giữ cho dương vật của bạn sạch sẽ, đặc biệt là dưới bao quy đầu.
- Sử dụng các sản phẩm xà phòng nhẹ hoặc dung dich tẩy rửa không gây dị ứng.
- Sử dụng thuốc chống nấm không kê đơn để giúp loại bỏ nhiễm trùng nấm.
- Sử dụng “ba con sâu” bôi trơn hoặc bôi trơn trong quan hệ hoặc thủ dâm.
- Hãy thử thoa các loại dầu như dầu dừa hữu cơ vào khu vực này để làm mềm da.
- Sử dụng kem corticosteroid nhẹ hoặc kem có độ mềm cao có thể loại bỏ hoặc làm giảm bong tróc da.
Nếu cách điều trị tại nhà không đáp ứng được tình trạng dương vật bị tróc da, bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống viêm steroid. Nếu bạn bị STI, bác sĩ sẽ kê đơn điều trị thích hợp cho bạn dựa trên thời gian nhiễm trùng và các triệu chứng của bạn.
Tình trạng dương vật bị tróc da xảy ra do rất nhiều nguyên nhân, tuy nhiên hầu hết đều không nghiêm trọng về mặt bệnh lý và có thể được điều trị thành công tại nhà. Nếu các triệu chứng không cải thiện trong vòng vài ngày hoặc các triệu chứng xuất hiện ngay sau khi bạn quan hệ không được bảo vệ, tốt nhất bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra nhé.
Hoàng Trí
Theo hellobacsi.com
Đừng chủ quan với những lý do khó ngờ sau nếu không muốn mông liên tục sưng đỏ, ngứa ngáy
Để tránh trường hợp gặp phải chuyện tế nhị, mông ngứa ngáy khó chịu thì bạn hãy nắm rõ những nguyên nhân gây nên tình trạng đó để biết cách phòng ngừa.
Nếu nghĩ rằng mông là vùng khó bị tổn thương nhất trên cơ thể thì bạn đã lầm. Trên thực tế, đây là bộ phận rất dễ bị sưng đỏ, ngứa ngáy, khó chịu do một vài nguyên nhân khó ngờ. Nếu còn băn khoăn chưa biết những lý do đó là gì thì đây là câu trả lời dành cho bạn.
Bệnh Herpes
Herpes là bệnh gây ra bởi virus herpes, biểu hiện ra bên ngoài bằng các nốt mụn rộp trên một số bộ phận của cơ thể. Nhiều người lầm tưởng rằng bệnh chỉ xảy ra ở các vùng nhạy cảm như môi hay bộ phận sinh dục, nhưng nó vẫn tấn công vùng mông của chúng ta. Chúng tạo nên các nốt phồng rộp đỏ, đôi khi có chứa dịch, gây đau rát, khó chịu khi mông tiếp xúc với các bề mặt khác như lớp vải quần áo, ghế ngồi, giường nằm...
Nhiễm trùng nấm
Nếu mông của bạn xuất hiện một vòng tròn được tạo bởi các nốt mụn nhỏ màu đỏ, kèm theo một vành vẩy trắng xung quanh thì rất có thể bạn đã bị nhiễm trùng nấm. Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện nóng ẩm. Không nhanh chóng thay quần áo tập sũng mồ hôi hay thường xuyên mặc đồ bó, chật là những thói quen khiến nấm có cơ hội tấn công vùng da mông. Do đó, hãy thay đổi những thói quen xấu trên để tránh tình trạng nhiễm trùng nấm ở mông bạn nhé!
Viêm nang lông
Viêm nang lông cũng là một trong những lý do phổ biến khiến bạn bị đau, ngứa ở mông. Các vết mụn nhỏ li ti, xuất hiện rải rác quanh vùng da mông là tín hiệu của căn bệnh này. Nguyên nhân của viêm nang lông được cho là xuất phát từ thói quen tắm rửa sai cách của một số người, mặc quần áo bó chịt trong một thời gian dài hoặc sử dụng sai sản phẩm tẩy rửa cho da. Mặc đồ thoáng khí, vệ sinh da sạch sẽ bằng những sản phẩm đảm bảo chất lượng là cách để bạn hạn chế mắc phải căn bệnh này.
Bệnh chàm
Đau rát ở mông cũng có thể là hệ quả do bệnh chàm gây ra. Bệnh chàm là tình trạng viêm da khiến da bị khô và nứt. Nguyên nhân gây bệnh có thể là do chúng ta sử dụng quá nhiều các chất gây dị ứng lên da mông, cọ xát thường xuyên với bề mặt vải hay giấy vệ sinh cứng. Những vết nứt nhỏ xíu từ bệnh chàm thường phát triển ở lớp ngoài của da, gây cảm giác châm chích, đau xót khi tiếp xúc với nước hay các loại sữa tắm. Chìa khóa để trị bệnh là dưỡng ẩm cho da mông bằng kem dưỡng ẩm và kem chống viêm.
Bệnh trĩ
Một nguyên nhân khó ngờ khác gây đau rát mông phải kể đến, đó là bệnh trĩ. Bệnh trĩ có thể khiến các mạch máu quanh vùng hậu môn bị sưng, ngứa ngáy khó chịu cho vùng da mông xung quanh. Do đó, để hạn chế bị sưng đau, ngứa ngáy do bệnh trĩ gây ra, bạn hãy điều chỉnh thói quen ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều chất xơ và nước, không đứng hay ngồi quá lâu...
Theo Helino
Có thể phát hiện nguy cơ hen suyễn chỉ qua... 6 câu hỏi Ứng dụng - được gọi là PARS - chỉ hỏi 6 câu hỏi "có" - "không" để xem xét liệu trẻ có nguy cơ mắc bệnh hay không. Ứng dụng có sẵn trên Google Play Store và Apple App Store. Ảnh: Shutterstock. Ứng dụng đặt ra 6 câu hỏi để đánh giá liệu trẻ có nguy cơ bị hen suyễn hay không, được...