Đường vắng hoe ngày cách ly ‘giai đoạn 2′, kể cả nơi nguy cơ thấp
Tiếp tục cách ly “giai đoạn 2″ phòng chống dịch bệnh, đường phố, hàng quán nhiều tỉnh, thành vẫn đóng cửa, vắng lặng, thậm chí cả những nơi thuộc nhóm tỉnh nguy cơ thấp.
Quảng Ninh là một trong những địa phương thuộc nhóm nguy cơ cao nên theo quy định, vẫn phải thực hiện cách ly xã hội theo chỉ thị 16 cho đến 22 hoặc 30/4.
Tối qua, tại TP Hạ Long, các nhà hàng, cửa hàng kinh doanh vẫn đóng cửa nghiêm túc.
Nhiều nhà hàng treo biển tạm dừng hoạt động qua dịch Covid-19. Đường phố vắng người, khách sạn không đón khách.
Đường Vườn Đào, TP Hạ Long được coi là sầm uất nhất phố biển vì kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ, nay đều đóng cửa, tối đèn. Ảnh: Phạm Công
Phố Anh Đào không còn cảnh người dân đi bộ mỗi tối. Ảnh: Phạm Công
Hàng loạt quán nhậu đóng cửa. Ảnh: Phạm Công
Dãy phố nhà hàng trên đường Hạ Long vắng bóng người, trước đây khu vực này rất sôi động do nhiều khách du lịch. Ảnh: Phạm Công
Các nhà hàng đều xếp ghế, không phục vụ. Ảnh: Phạm Công
Ngày đầu tiên Đà Nẵng cho phép cửa hàng kinh doanh ăn uống bán mang về hoạt động.
Do lượng khách mua nhiều đến khoảng 20h30, các cửa ăn uống như cơm, mỳ quảng, bún… hết hàng sớm.
Ở một số quán trà sữa, cà phê và ăn vặt, đến 21h tối qua, nhiều shipper thay phiên nhau đến nhận hàng để giao cho khách.
Shipper thay phiên nhau đến nhận hàng để giao cho khách
Cửa hàng bán đồ ăn hết sớm và đã đóng cửa từ 21h
Cũng thuộc nhóm nguy cơ cao, Quảng Nam quyết định tiếp tục tạm dừng các hoạt động để phòng, chống dịch Covid-19 cho đến hết ngày 22/4.
Nhiều cửa hàng tại đường Phan Chu Trinh (TP Tam Kỳ, Quảng Nam) đã mở cửa buôn bán trở lại nhưng người ra đường vẫn rất thưa thớt. Ảnh: Hồ Giáp
Các quán cà phê, nhà hàng ở Tam Kỳ vẫn đóng cửa, một số quán chuyển sang bán mang về nhà
Quảng trường 24-3 (Tam Kỳ) khoảng 18h chiều vắng bóng người dân
Nhóm có nguy cơ: Đường phố 3 miền vắng vẻ
Cần Thơ nằm trong nhóm địa phương có nguy cơ, nên tiếp tục thực hiện các biện pháp theo chỉ thị số 16 đến hết ngày 22/4 và sẽ có điều chỉnh tùy diễn biến.
Tối qua, các quán nhậu, cà phê, khách sạn… ở trung tâm đều đóng cửa. Tại các công viên Hùng Vương, Lưu Hữu Phước, bến Ninh Kiều gần như không một bóng người.
Các tuyến đường lớn như đại lộ Hoà Bình, 30/4, 3/2… cũng vắng vẻ.
8h tối 16/4, trên đại lộ trung tâm TP Cần Thơ rất vắng vẻ. Ảnh: Hoài Thanh
Trung tâm thương mại cũng “vắng như chùa bà đanh”
Video đang HOT
Tất cả các quán nhậu đều đóng cửa hoặc chỉ bán mang về
Quán nhậu dành cho giới trẻ trên đường Nguyễn Văn Linh cũng đóng cửa
Công viên Lưu Hữu Phước và Hùng Vương gần như không một bóng người
TÀI TRỢ
80 tuổi vẫn “yêu”. Thực hư chuyện giữ lửa của cụ ông lấy vợ tuổi còn xuânTin tài trợ
Ngày thường khu vực bến Ninh Kiều rất nhộn nhịp, nhưng từ khi có dịch Covid -19, nơi đây vắng tanh
Bình Dương thuộc nhóm có nguy cơ, nhiều hàng quán nghiêm túc thực hiện việc đóng cửa. Người dân cũng cách ly xã hội nên đường phố rất vắng vẻ, thưa thớt.
Quán nhậu ở TP Thủ Dầu Một đóng cửa. Ảnh: Đàm An
Đường phố trung tâm TP Thuận An (Bình Dương) thưa thớt người qua lại
Nghệ An thuộc nhóm có nguy cơ, tỉnh tiếp tục thực hiện chỉ thị số 16 đến hết ngày 22/4.
Hôm qua, một số cửa hàng kinh doanh hàng không thiết yếu tại TP Vinh vẫn mở cửa trở lại, nhưng khách qua lại vắng bóng.
XEM CLIP:
Lúc 21h, đường Nguyễn Văn Cừ trước đây vốn nhộn nhịp kinh doanh mặt hàng thời trang và nhiều quán nhậu nay đóng cửa im lìm. Ảnh: Quốc Huy
Các quán nhậu đường Nguyễn Văn Cừ đóng cửa, đường phố vắng vẻ. Ảnh: Quốc Huy
Thừa Thiên Huế: Lãnh đạo tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương không được chủ quan, tiếp tục quyết liệt thực hiện nghiêm công tác phòng, chống dịch; tiếp tục duy trì các giải pháp phát hiện, phân loại, cách ly người dân đến hoặc trở về.
Tuyến phố cà phê trên đường Nguyễn Huệ (TP Huế) tối 16/4 vẫn “cửa đóng then cài”. Ảnh: Đình Thành
Bên cạnh đó, vẫn có một số thanh niên thờ ơ khi tụ tập nhiều người, không đeo khẩu trang (ảnh chụp tối 16/4 tại đường Tố Hữu, TP Huế)
Về các cơ sở kinh doanh dịch vụ, vui chơi giải trí, rạp chiếu phim, karaoke, massage, nhà hàng quán ăn…, tỉnh yêu cầu tiếp tục tạm dừng hoạt động.
Tỉnh cho phép các trung tâm thương mại, siêu thị tổng hợp, cửa hàng tiện lợi, cơ sở dịch vụ khám chữa bệnh… được phép hoạt động nhưng đảm bảo sự kiểm soát chặt chẽ của chính quyền địa phương.
Nhóm nguy cơ thấp, hàng quán mở nhưng vắng người
Sau khi kết thúc thời gian cách ly xã hội theo chỉ thị 16, các tỉnh Tây Nguyên đều thuộc nhóm nguy cơ thấp và việc phòng, chống dịch Covid-19 tùy theo tình hình địa phương.
Cụ thể, các tỉnh thực hiện phòng dịch theo chỉ thị 15. Nhiều hàng quán đã mở bán trở lại, người dân có đi lại nhưng thưa thớt.
Tối qua, các quán cà phê, quán ăn, quán nhậu, cửa hàng tạp hóa, siêu thị ở TP Buôn Ma Thuột đã mở trở lại nhưng đìu hiu, vắng khách. Nhiều cửa hàng thời trang treo bảng sale 50% để lôi kéo khách nhưng không một bóng người…
Khu vực tượng đài chiến thắng Buôn Ma Thuột và Trung tâm văn hóa tỉnh Đắk Lắk, nằm ở vị trí trung tâm, ngày thường rất đông người dân đến vui chơi, ngắm cảnh, nhưng nay không một bóng người. Ảnh chụp lúc 20h25 ngày 16/4. Ảnh: Trùng Dương
Các tuyến phố trung tâm TP Buôn Ma Thuột vắng người
Đường sách cà phê Buôn Ma Thuột chưa mở bán trở lại
Cửa hàng thời trang với hàng loạt bảng sale nhưng vắng bóng người mua
Chủ tiệm bán bánh bao lưu động trên đường Y Wang cho biết, cả ngày hôm nay chỉ khoảng chục khách ghé qua mua hàng
Dù bảng thông báo tạm ngưng hoạt động đến ngày 15/4, nhưng tối 16/4, công viên cũng không bóng người. Ảnh: Trùng Dương
Thanh Hóa: Tỉnh ra văn bản hỏa tốc giãn cách xã hội đến ngày 30/4.
Tại TP Thanh Hóa, các cửa hàng, quán ăn thực hiện rất nghiêm túc. Các điểm quán nhậu lớn nhất TP như Đại Lộ Lê Lợi, Hàng Đồng… không có quán nào mở cửa.
Một số hàng quán trên đường Trần Phú vắng hoe. Ảnh: Lê Dương
Dù thuộc nhóm nguy cơ thấp trong phòng chống dịch, nhưng đường phố ở TP Thanh Hóa vẫn vắng hoe. Ảnh: Lê Dương (chụp lúc 21h)
Quảng Trị: UBND tỉnh vẫn yêu cầu các cơ quan ban ngành không được chủ quan, tiếp tục quyết liệt thực hiện công tác phòng chống dịch; chủ động nắm bắt tình hình, bám sát cơ sở, giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh.
Lãnh đạo tỉnh cũng yêu cầu ngành chức năng tiếp tục chỉ đạo thực hiện nghiêm việc cách ly xã hội, tạm dừng một số hoạt động kinh doanh, vận tải, các nghi lễ, tôn giáo tập trung đông người…
Nhóm PV Thời sự
Đường phố, bãi biển Đà Nắng vắng bóng trong ngày đầu 'cách ly toàn xã hội'
Đường phố, bãi biển, khu vui chơi... vắng bóng người. Trong ngày đầu 'cách ly toàn xã hội', Đà Nẵng trở nên yên ắng, khác lạ.
Từ chiều ngày 31/3, sau khi có chỉ đạo mới của Thủ tướng Chính phủ về triển khai các biện pháp phòng chống COVID-19, chính quyền Đà Nẵng đã có chỉ đạo các sở ngành, địa phương nghiêm tục chấp hành. Sáng ngày 1/4, khi việc "cách ly toàn xã hội" được áp dụng, đường phố Đà Nẵng khác lạ hẳn khi người dân Đà Nẵng hạn chế ra đường theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng và UBND TP. Ảnh: Nguyễn Thành
Những công viên ven bờ sông Hàn vắng bóng người dân tụ tập để dạo mắt, tập thể dục.
Tuyến đường ven biển vốn chật chột xe du lịch các loại nay vắng tanh, nhiều thời điểm gần như không có bóng người.
Đoạn đường Phạm Văn Đồng ngày đầu tháng 4 hoa nở, thưa vắng người.
Hiếm hoi đôi vợ chồng du khách người nước ngoài cùng con nhỏ dạo dọc lối đi bộ ven biển Đà Nẵng. Chấp hành quy đị, các du khách đều mang khẩu trang để phòng chống dịch COVID-19.
Cả dãy phố đi bộ ven biển dài không một bóng người.
Thông báo cấm tắm biển, kinh doanh phục vụ, tụ tập đông người khiến bãi biển Đà Nẵng trở nên vắng tanh. Ảnh: Nguyễn Thành
Chủ một dãy kinh doanh phục vụ ở bãi biển Mỹ Khê ngồi trong đồ đạc, tài sản trong quán vắng.
Hàng quán đóng cửa, một du khách nước ngoài lưu trú tại khách sản ven biển thong dong đạp xe đạp đi mua bánh mì về phòng ăn.
Đường phố Bạch Đằng ven sông Hàn vắng lặng.
Các khu vui chơi cho trẻ em dọc sông Hàn đã ngừng hoạt động, phủ bạt.
Cầu Tình yêu địa điểm check in nổi tiếng của các cặp đôi, nay vắng như tờ.
Lối dạo bộ thơ mộng, rượp màu xanh, hoa rụng đầy nhưng không bàn chân ai ghé.
Trong khi đó, nhịp độ làm việc tại các công ty, văn phòng trên địa bàn cũng thay đổi. Tất cả nhân viên phải phải đeo khẩu trang, giữ khoảng cách an toàn theo quy định để đảm bảo việc phòng chống lây nhiễm COVID-19.
Một nhân viên Cty Công nghệ thông tin đeo khẩu trang chăm chỉ làm việc. Nhiều nhân viên trong Cty đã chọn cách làm việc trực tuyến, làm việc ở nhà.
Nguyễn Thành
Chùm ảnh so sánh: TP.HCM trước và sau khi có dịch COVID-19 Các địa điểm tham quan, khu vui chơi, ăn uống, các tuyến đường trung tâm TP.HCM... vốn thường xuyên đông đúc, náo nhiệt, nay vắng vẻ khác lạ vì dịch COVID-19. Sau 0 giờ ngày 28-3, người dân TP.HCM được khuyến cáo ở nhà tối đa, trừ trường hợp cấp thiết mới ra ngoài để phòng dịch COVID-19. Ghi nhận của phóng viên...