Đường tình trắc trở của Thủ tướng Hun Sen
Thủ tướng Campuchia, ông Hun Sen có chuyện tình du kích lãng mạn nhưng trắc trở với bà Bun Rany. Song, đường tình của ông vẫn chưa dừng lại khi vấp phải hàng loạt tin đồn về tình cảm “ngoài luồng” sau hôn nhân.
Thủ tướng Campuchia, ông Hun Sen và Đệ nhất Phu nhân, bà Bun Rany – Ảnh: AFP
Chuyện tình lãng mạn đầy trắc trở
Hun Sen gặp Bun Rany vào mùa hè năm 1974 khi ông là lính du kích của Khơme Đỏ dưới sự bảo trợ của Hoàng thân Sihanouk chống lại chính phủ Lon Nol, còn bà Rary là bác sĩ – giám đốc một bệnh viện của Khơme Đỏ, nằm cách chiến tuyến chống lực lượng Lon Nol khoảng 50km.
Ở thời điểm này, chính quyền Khơme cấm các chiến sĩ du kích có quan hệ tình cảm với người khác phái. Chuyện tình của người lính trẻ Husen và nữ bác sĩ Rany xinh đẹp chỉ có thể diễn ra thông qua trung gian dưới sự giúp đỡ của những người bạn.
Trong quyển sách “Hunsen: Strongman of Cambodia” (tạm dịch Hunsen: Nhân vật xuất chúng của Campuchia”) của hai nhà báo kì cựu Harish C.Mehta và Julie B. Mehta, viết về cuộc đời và sự nghiệp vang dội của nhà lãnh đạo Campuchia. Quyển sách có một chương nói về chuyện tình lãng mạn nhưng lắm gian truân của Hunsen.
Hình ảnh ông Hun Sen thời trẻ – Ảnh chụp màn hình
Trong đó, bà Rany đã chia sẻ rằng mối quan hệ bắt đầu chớm nở khi lính của Hun Sen chơi trò “ông mai bà mối”. Khi gặp Hun Sen, họ nói với ông rằng một nữ giám đốc bệnh viện xinh đẹp gửi lời hỏi thăm, còn khi gặp bà Rany thì họ lại nói ông Hun Sen có lời nhắn gửi tới bà.
Những lời nói qua trung gian đã thôi thúc Hun Sen và Bun Rany quyết định tìm gặp đối phương. Khi đó, Rany được phái đến chiến trường để chăm sóc cho những người lính dưới quyền chỉ huy của Hun Sen. Trong đêm gặp gỡ đầu tiên, cả hai đã cùng trò chuyện về tình hình thời sự. Thủ tướng Hun Sen cho biết, ông đã yêu bà Rany từ giây phút đó.
Về phía bà Rany, bà cho biết “từ lâu, tôi rất quý những người lính vì sự can trường, dũng cảm của họ. Suốt những năm làm ở bệnh viện, hình ảnh hàng trăm người chiến sĩ bị thương, đau đớn đã để lại trong lòng tôi ấn tượng sâu sắc”
Video đang HOT
Cặp đôi trải qua chuyện tình lãng mạn thời chiến – Ảnh: Reuters
Sóng gió trong hôn nhân
Vào cuối năm 1974, Hun Sen gửi đơn xin cưới bà Rany đến ban chỉ huy Khơme Đỏ nhưng bị từ chối vì lý do “thanh niên chỉ được cưới vợ lúc 30 tuổi, trừ trường hợp bị tàn tật có thể cưới vợ trước tuổi đó”. Ban chỉ huy cũng yêu cầu Hun Sen chờ cho tới khi Phnom Penh được giải phóng.
Năm 1975, ông Hun Sen chẳng may bị chột một mắt trong đợt tấn công cuối cùng vào Phnom Penh nhằm lật đổ chế độ Cộng hòa Khmer của Lon Nol. Chấn thương được xem như một trường hợp bị tàn tật và cuối cùng, họ cũng được phép cưới nhau trong một đám cưới tập thể với 12 cặp đôi bao gồm những người thương binh khác vào năm 1976.
“Một trong những thảm kịch lớn nhất cuộc đời” của cặp đôi được họ trải lòng trước công chúng là cái chết đau đớn và oan uổng của người con đầu lòng mới sinh được một ngày. Nữ y tá ở bệnh viện nơi Rany công tác đã làm rơi đứa bé và đầu đứa trẻ sơ sinh đập mạnh vào cạnh giường, theo bài báo viết về bà Bun Rany đăng trên trang web chính phủ Campuchia.
Ảnh chụp gia đình Thủ tướng Hun Sen trong ngày cưới của con ông – Ành chụp màn hình
Năm 1977, bà Rany mang thai lần hai. Lúc này ông Hun Sen phải sang tỉnh Sông Bé, nay là tỉnh Bình Dương, miền nam Việt Nam để tránh sự thanh trừng của Pol Pot vì đã nhận ra sự tàn bạo của Khơme Đỏ và muốn đứng dậy chống lại. Ở đây, ông đã thành lập lực lượng vũ trang gồm 2 vạn người, quyết tâm chuẩn bị lật đổ Khơme Đỏ, theo The Wall Street Journal.
Tin đào ngũ của Hun Sen nhanh chóng đến tai của các chính ủy Angkar. Họ bắt Rany, khi ấy đang mang thai 5 tháng, đi lao động chân tay cực nhọc, đốn cây và khai hoang đất.
Ông Hun Sen cho biết sự đấu tranh giải phóng dân tộc được nung nấu thêm bởi khát khao đoàn tụ gia đình. Ông chia sẻ trong thời điểm khởi nghĩa đấu tranh, “bất cứ khi nào gặp Rany, tôi đều được cô ấy cỗ vũ và động viên”
Hiện tại, vợ chồng thủ tướng có 6 người con: 3 trai và 3 gái, trong đó có 1 người là con nuôi.
Nữ ca sĩ Piseth Pilika – Ảnh chụp màn hình
Tin đồn ngoại tình chấn động
Ngày 6.7.1999, cô ca sĩ nổi tiếng Piseth Pilika bị ám sát với ba phát súng chí mạng làm rúng động dư luận Campuchia. Sau đó vào năm 2003, một cuốn sách có tựa đề “Piseth Pilika: Sự thật kinh khủng” có trích 12 trang nhật kí của Pilika nói về bí ẩn đằng sau cái chết của cô.
Trong đó, nội dung quyển sách tiết lộ rằng Piseth Pilika có tình cảm với ông Hun Sen và cáo buộc bà Rany là chủ mưu vụ ám sát. Chính quyền Campuchia đã cho thu hồi quyển sách ngay lập tức, và nó gây tò mò trong dư luận, theo tờ The Cambodia Daily.
Vào ngày 7.10.1999, tuần báo Pháp L’Express cũng đăng tin cáo buộc bà Bun Rary có liên quan đến vụ ám sát cô Piseth Pilika. Theo The Cambodia Daily, bà Rany đã bác bỏ cáo buộc và đe dọa sẽ kiện tạp chí này.
Bà Rany gặp gỡ bà Nguyễn Thanh Kiệm, phu nhân của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng – Ảnh: AFP
Nội các của ông Hun Sen cho biết, quyển sách và bài báo trên là âm mưu của đảng đối lập do ông Ram Rainsy đứng đầu, vì ông này có chị dâu làm trong tờ L’Express. Tờ Cambodia Daily dẫn lời ông Khieu Kanharith, Bộ trưởng Bộ thông tin cho biết cuốn sách về Pilika không phải là việc ngẫu nhiên khi cùng thời điểm Campuchia chuẩn bị bước vào cuộc tổng tuyển cử năm 2003.
Huỳnh Mai
Theo Thanhnien
Thêm nhân viên Liên Hiệp Quốc dương tính với vi rút Ebola
Một thành viên của phái đoàn Liên Hiệp Quốc (LHQ) tại Liberia phải nhập viện sau khi kiểm tra dương tính với vi rút chết người Ebola, The Guardian dẫn lời người phát ngôn LHQ.
Nhân viên y tế Ebola tập huấn kỹ năng vệ sinh dụng cụ y tế - Ảnh: Reuters
Đây là trường hợp thứ 4 nhân viên LHQ xét nghiệm dương tính với Ebola. Trước đó, 2 nhân LHQ khác nhiễm Ebola đã chết cách nay 3 tháng, trong khi một nhân viên vẫn còn điều trị, theo The Guardian ngày 24.12.
Các thành viên của phái đoàn LHQ tại Liberia được kiểm tra hôm 24.12, trường hợp nhiễm bệnh được cách lý và chuyển ngay đến trung tâm điều trị Ebola. "Tất cả các nhân viên của phái đoàn LHQ tại Liberia được tham gia tất cả các biện pháp cần thiết nhằm giảm lây lan bệnh nhất có thể", Đặc phái viên LHQ Karin Landgren cho biết.
Đồng thời, bà Karin Landgren bày tỏ mối quan ngại về tình hình dịch Ebola ở các nước Tây Phi không mấy khả quan. Bà cho rằng trường hợp nhân viên LHQ thứ tư bị nhiễm vi rút Ebola là nhắc nhở mọi người phải liên tục cảnh giác cho đến khi không còn trường hợp nhiễm bệnh nào ở Liberia và Tây Phi, theo The Guardian.
Một bệnh nhân Ebola ở Sierra Leone được nhân viên y tế dẫn đến trung tâm điều trị - Ảnh: Reuters
Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon, người đã có chuyến thăm các nước Tây Phi gần đây cho biết LHQ phải rút ra bài học từ những khủng hoảng và có sự chuẩn bị từ bây giờ cho sự bùng nổ của dịch bệnh. Đồng thời, ông Ban kêu gọi hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế ở các nước tây phi, cho trẻ em quay lại trường học và chăm sóc trẻ em mồ côi nhiễm Ebola.
Vi rút Ebola đã giết chết hơn 7.500 người trong tổng số gần 20.000 trường hợp nhiễm bệnh này ở 3 nước tâm dịch Tây Phi là Liberia, Guinea và Sierra Leone, theo báo cáo mới nhất của WHO 24.12, theo The Guardian. LHQ cũng lên tiếng chỉ trích hoạt động của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hiện nay là quá chậm trễ.
Mộc Di
Theo Thanhnien
Đột kích quán bar, tạm giữ 20 người dương tính ma túy Ngày 22.12, Công an TP.HCM cho biết đang tạm giữ 20 người do dương tính chất ma túy để củng cố hồ sơ xử lý. Số người này là khách của quán bar Kumho (39 Lê Duẩn, phường Bến Nghé, quận 1). Khách hàng nhốn nháo khi cơ quan chức năng ập vào kiểm tra - Ảnh: Ngọc Thọ Khoảng 1 giờ sáng...