Đường tỉnh 873 Tiền Giang sạt lở chia cắt giao thông
Vụ sạt lở nghiêm trọng đường tỉnh 873 ( thị xã Gò Công, Tiền Giang) dài khoảng 30m rơi xuống sông Vàm Vé, khiến giao thông qua đoạn đường này bị ách tắc.
Khoảng 16 giờ chiều 25-2, trên tuyến đường tỉnh 873 (thuộc ấp 1, xã Bình Xuân, thị xã Gò Công) đoạn qua cầu Bình Thành xảy ra vụ sạt lở nghiêm trọng làm đổ sụp hoàn toàn 1 đoạn đường xuống sông Vàm Vé, chia cắt giao thông tuyến này.
Hiện trường vụ sạt lở đường tỉnh 873 rơi xuống sông Vàm Vé (Ảnh: CTV)
Theo ghi nhận đoạn đường bị sạt lở có chiều dài khoảng 30m, biên sạt lở vượt khỏi phạm vi nền mặt đường và lấn sâu vào bên trong. Vụ sạt lở đã gây ách tắc giao thông trên tuyến đường 873.
Hiện khu vực này đang tiếp tục có nguy cơ sạt lở. Ngoài ra, vụ sạt lở còn ảnh hưởng đến tường rào và phần sân của một hộ dân gần đó.
Trong thời gian chờ các cơ quan chức năng phối hợp tìm biện pháp khắc phục, nhằm đảm bảo an toàn giao thông qua tuyến, ngay trong chiều 25-2, Sở GTVT tỉnh Tiền Giang đã thông báo khẩn cấm lưu thông đối với tất cả các phương tiện giao thông đường bộ và người tham gia giao thông lưu thông qua đoạn bị sạt lở trên kể từ 17 giờ ngày 25-2.
Sạt lở đã cắt đứt giao thông trên tuyến đường này (Ảnh: CTV)
Vụ sạt lở còn ảnh hưởng đến tường rào và sân của một hộ dân gần khu vực (Ảnh CTV)
Đối với các loại phương tiện giao thông đường bộ gồm xe 2 bánh, 3 bánh và ô tô có tổng tải trọng từ 3,5 tấn trở xuống tạm thời có thể lưu thông vòng tránh theo hướng từ QL50 (ngã 3 Thành Công) đi đường tỉnh 873 theo đường huyện 99C (đường đe rạch Gò Công) qua đường tỉnh 873 và ngược lại.
Sở GTVT tỉnh Tiền Giang cũng giao Đoạn quản lý giao thông khẩn trương thực hiện lắp đặt rào chắn, biển báo, biển thông tin hướng dẫn, đèn chiếu sáng, đèn tín hiệu… tại hai đầu đoạn đường bị sạt lở.
Video đang HOT
Đoạn sạt lở nghiêm trọng (Ảnh: CTV)
Cạnh khu vực sạt lở còn xuất hiện nhiều vết nứt trên mặt đường (Ảnh: CTV)
Sở GTVT tỉnh cũng yêu cầu Thanh tra giao thông cử lực lượng phối hợp quản lý giao thông chốt chặn và hướng dẫn, phân luồng giao thông trong thời gian lắp đặt rào chắn, biển báo hiệu đường bộ theo quy định.
Theo lãnh đạo xã Bình Xuân, do giao thông bị chia cắt nên để đảm bảo việc đi lại cho người dân, xã sẽ tăng cường thêm 1 phương tiện đưa rước khách tại bến đò Bình Xuân.
ĐÔNG HÀ
Theo PLO
Đê sụt lún vào mùa hạn ở Cà Mau, người dân lo sang mùa mưa bão
Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Cà Mau liên tiếp xảy ra các vụ sạt lở, sụt lún đất gây thiệt hại lớn, uy hiếp đời sống của nhiều hộ dân.
Mới đây, tuyến đường phòng hộ đê biển Tây lại bị sụt lún nghiêm trọng. Đáng nói, vào mùa mưa bão năm ngoái, triều cường dâng cao kèm theo sóng lớn đã làm sạt lở nghiêm trọng, nguy cơ gây vỡ tuyến đê này nên hiện người dân rất lo lắng.
Tuyến đường đê biển Tây cảu tỉnh Cà Mau bị sụt lún nghiêm trọng.
Lo mùa mưa bão đến
Ghi nhận của phóng viên VOV, tại vị trí sụt lún đường phòng hộ đê biển Tây (ấp Kinh Hòn, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau), có khoảng 100 mét đường bị sụt lún nghiêm trọng, toàn bộ phần mặt đường 5,5m và lề đường mỗi bên khoảng 1m bị lún hoàn toàn xuống sâu khoảng 2m. Vị trí sụt lún đường phòng hộ đê biển Tây nêu trên nằm trong đoạn Đá Bạc - Kênh Mới, với chiều dài hơn 4km, có giá trị hơn 40 tỷ đồng.
Ông Tô Quốc Nam, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn Cà Mau nhìn nhận, đoạn đường sụt lún hiện hữu có nguy cơ sụt lún nối tiếp. UBND tỉnh Cà Mau đã chỉ đạo làm rõ nguyên nhân để khẩn trương khắc phục, nhằm đảm bảo an toàn cho vùng ngọt hóa.
Người dân lo lắng và mong muốn khắc phục sơm để đảm bảo an toàn cho vùng ngọt.
"Chúng tôi hoàn thành tuyến đê biển này trong năm 2019, vừa qua đi kiểm tra thì tuyến đê vẫn an toàn. Tuy nhiên, mùa khô hạn năm nay khắc nghiệt quá gây ra sụt lún cục bộ. Tại hiện trường có thể thấy, kênh bên trong quá khô, không còn lượng nước để phản áp lại, có thể bên dưới đê có túi bùn nên khi bị lún bùn tràn lên dưới lòng kênh", ông Tô Quốc Nam nói.
Còn ông Huỳnh Văn Khởi, người dân ở gần điểm sụt lún cho biết: bà con trong đê phòng hộ biển Tây làm lúa, vì vậy, đê biển có vai trò rất lớn trong việc giữ ngọt, bảo đảm sản xuất. Hiện tuyến đường bị sụt lún nghiêm trọng thì không những giao thông bị chia cắt hoàn toàn mà khi mùa mưa bão đến vùng canh tác lúa bên trong sẽ lâm nguy.
Đặc biệt, vào mùa mưa năm ngoái, cũng chính đoạn đường này bị nước mặt tràn qua trong cơn triều cường dân cao kỷ lục, uy hiếp hoạt động sản xuất. Không chỉ vậy, sóng lớn còn tàn phá thân đê, nguy cơ làm vỡ đê. Người dân địa phương không yên tâm khi sống gần điểm sụt lún.
Tuyến đường đê biển này có nguy cơ sụt lún tiếp.
"Đường đi lại của bà con bất lợi lắm, lún như vậy thì đâu có vận chuyển được gì. Nhất là vùng này nước ngọt, người dân làm ruộng rất sợ bị xâm nhập nước mặn vào, sợ nước tràn bất chợt qua đê. Cũng mong các cấp chính quyền khắc phục sớm để giao thông thuận tiện, cũng là để ngăn triều cường sợ nước lên lớn như trước đây...", ông Huỳnh Văn Khởi lo lắng.
"Cầu cứu"chuyên gia
Trong chuyến kiểm tra đoạn đường phòng hộ đê biển Tây bị sụt lún vừa nêu, ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau thừa nhận, từ đầu mùa khô đến nay, vùng ngọt hóa của tỉnh đã xảy ra hơn 900 vụ sụt lún, sạt lở đất.
Tình hình sụt lún, sạt lở đất trên địa bàn tỉnh năm nay giống với mùa hạn hán năm 2015-2016 nhưng gây thiệt hại nặng nề hơn. Đặc biệt, mùa khô năm nay dự báo sẽ kéo dài hơn nên thực trạng có thể còn phức tạp hơn.
Cà Mau "cầu cứu" các chuyên gia đến làm rõ nguyên nhân, tìm giải pháp.
Tại tuyến đê biển Tây mới bị sụt lún, vị trí công trình còn cách bờ kênh nội đồng bên trong khoảng 17-18m nhưng tình trạng sụt lún vẫn diễn ra. Đây là hiện tượng rất khó lường, địa phương chưa xác định được nguyên nhân. Ông Lê Văn Sử, kiến nghị các ban ngành Trung ương vào cuộc đề xuất có giải pháp phù hợp hỗ trợ cho Cà Mau.
"UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành chuyên môn phối hợp với cá địa phương rà soát lại tất cả các tuyến, trục giao thông nằm gần kênh rạch. Tuyến nào có nguy cơ sụt lún hoặc sạt lở, tuyến nào giảm tải được, tuyến nào nguy hiểm để có cảnh báo và những giải pháp tạm thời.
Tỉnh Cà Mau cũng kiến nghị với các cơ quan nghiên cứu của Trung ương hỗ trợ tỉnh, nghiên cứu các hiện tượng sụt lún nghiêm trọng này, qua đó đề xuất những giải pháp để khắc phục, hạn chế thiệt hại", ông Lê Văn Sử đề xuất.
Trước những thiệt hại nặng nề trong mùa hạn mặn năm nay, vào ngày hôm qua (ngày 19/2), UBND tỉnh Cà Mau đã tổ chức cuộc họp khẩn và kết luận: "thiệt hại sẽ tiếp tục xảy ra nghiêm trọng hơn trong thời gian tới".
Để làm rõ nguyên nhân, tỉnh Cà Mau mời đại diện lãnh đạo nhiều bộ ban ngành liên quan, một số chuyên gia, nhà khoa học đến khảo sát, đánh giá tình hình và cùng tìm giải pháp khắc phục vào tuần sau./.
Theo Trần Hiếu/VOV-ĐBSCL
Tiền Giang: Sạt lở đe dọa sản xuất tại các huyện đầu nguồn sông Tiền Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, từ đầu năm đến nay, tại các huyện đầu nguồn phía Tây đã xảy ra hàng trăm điểm sạt lở lớn nhỏ với tổng chiều dài gần 4.700m. Thi công bờ kè phòng chống sạt lở khu vực Cồn Cống. (Ảnh: Minh Trí/TTXVN) Hiện nay, tình hình sạt lở đang diễn...