‘Đường Tăng’ lái Honda Fury độ trống đồng ở Sài Gòn
Trong trang phục Đường Tăng, một biker nổi tiếng trong giới chơi xe Việt Nam vừa diễu chiếc Honda Fury 1300 độ trống đồng Đông Sơn quanh TP. HCM.
Đức Tào Phớ trong trang phục Đường Tăng với chiếc Honda Fury 1300 độ trồng đồng Đông Sơn
Đây chính là chiếc Honda Fury 1300 độ trống đồng Đông Sơn từng thu hút sự chú ý trong cộng đồng chơi xe Việt Nam hồi giữa năm 2014. Điểm đặc biệt nhất trên xe là bánh xe với các họa tiết đàn chim Lạc tương tự trên mặt trống đồng Đông Sơn. Bên cạnh đó, mặt nạ phía trước hình bè ngang ra hai bên tựa như rắn hổ mang khiến chiếc Honda Fury 1300 trông dữ tợn hơn.
Tới nay, chiếc xe này tiếp tục trở thành tâm điểm bàn luận của cộng đồng khi nó được điều khiển bởi một tay chơi kỳ cựu ở Hà Nội. Đó là biker với biệt danh Đức Tào Phớ.
Trong trang phục Đường Tăng, Đức Tào Phớ đã lái chiếc Honda Fury 1300 độ trống đồng Đông Sơn qua các tuyến đường Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu và Phan Đình Phùng, khiến người dân nơi đây không khỏi ngạc nhiên và tò mò.
“Đường Tăng” mặc quần đùi và đi tông lái Honda Fury tại Sài Gòn
Là một tay chơi nổi tiếng trong cộng đồng biker Việt, Đức Tào Phớ đã có không ít lần gây chú ý với những chiếc xe độc đáo và trong trang phục cũng thuộc loại có 1-0-2
Video đang HOT
Ảnh: NVCC
Không chỉ ngoài đời thực, khi được chia sẻ trên mạng xã hội facebook, các hình ảnh này cũng gây kích thích cộng đồng mạng và tạo ra những ý kiến tranh cãi trái chiều.
Đây không phải lần đầu tiên Đức Tào Phớ “bày” ra những trò độc nhất vô nhị này. Trước đó, anh từng lái chiếc Honda Rebel 250 trong trang phục Samurai tại Hà Nội hay điều khiển chiếc Yamaha Majesty độ bodykit 3 bánh trong trang phục người ngoài hành tinh tại Sài Gòn. Theo chia sẻ của Đức Tào Phớ, tất cả những gì anh đang làm chỉ để thỏa mãn tình yêu và lòng đam mê đối với môtô phân khối lớn.
Theo_PLO
Ảnh hậu trường hài hước của 'Tây du ký 1982' (phần 1)
Độc giả Hồng Anh chia sẻ bộ ảnh quý về đoàn làm phim của đạo diễn Dương Khiết mà anh sưu tầm trong những năm qua.
Ngày 12/4/1982, đoàn phim Tây du ký gặp ông Triệu Phác Sơ - chủ tịch hiệp hội Phật giáo Trung Quốc, nhờ trợ giúp khi ê-kíp bắt đầu lên ý tưởng. Đạo diễn Dương Khiết cùng tất cả các diễn viên trụ cột đều có mặt trong buổi gặp gỡ này. Hàng ngồi từ phải: biên kịch Trâu Ức Thanh, đạo diễn Dương Khiết, Triệu Phác Sơ, biên kịch Đới Anh Lộc, Vương Ngọc Lập (vai Thác Tháp Lý Thiên Vương và lồng tiếng nhiều vai trong phim), hàng đứng từ phải: Lý Thành Nho (thư ký trường quay), Lục Tiểu Linh Đồng, Uông Việt, Mã Đức Hoa.
Hình ảnh của đoàn làm phim trong những ngày đầu dựng tập Trừ yêu Ô Kê quốc (1982). Tập này có 4 đạo diễn, gồm: Dương Khiết, Tuân Hạo, Nhậm Phụng Pha và Đổng Hàng Cát (áo trắng ngồi giữa), đeo kính ngồi cạnh là Lý Pha (lồng tiếng Trư Bát Giới). Đổng Hàng Cát sau đó rời đoàn và tự vẫn năm 1983 vì trầm cảm.
Lý Pha góc phải hàng đứng, bên cạnh biên kịch Trâu Ức Thanh, vợ chồng Dương Khiết, Vương Sùng Thu... Lý Pha mất năm 2013. Trong phim, ông là người đầu tiên lồng tiếng Trư Bát Giới, tiếp theo là Vương Ngọc Lập.
Các diễn viên lồng tiếng khi thực hiện phần hậu kỳ cho tập Họa từ Quan âm viện. Lý Dương (người lồng tiếng cho nhân vật Tôn Ngộ Không) và Trương Vân Minh (Đường Tăng) cùng mặc áo xanh lá cây. Ngoài ra trong ảnh còn có Trình Chi, Lý Vĩnh Quý, Hàn Thiện Tục (lồng vai Hắc Hùng Tinh do Hạng Hán đóng)...
Từ trái qua: Lý Vĩnh Quý (Quảng Trí hòa thượng, cũng là người đóng chủ quán trọ tập một), Trình Chi (Kim Trì trưởng lão), Trương Vân Minh, Lý Dương lồng tiếng tập Họa từ Quan âm viện. Lý Dương chỉ tham gia đoàn những năm 1982 - 1985. Phần lồng tiếng cho nhân vật Tôn Ngộ Không giai đoạn 1986 - 1988 do Lý Thế Hoành đảm nhiệm.
Ảnh của Lý Pha, Lý Dương, Trương Vân Minh (hàng sau), Thân Tĩnh (áo trắng góc trái, lồng tiếng cho nhân vật Cao Thúy Lan), Lý Văn Linh (lồng tiếng Cao phu nhân) khi thực hiện hậu kỳ tập Thu phục Trư Bát Giới. Trong số các diễn viên chính, duy nhất Diêm Hoài Lễ tự lồng tiếng cho vai Sa Tăng.
Các chuyên gia hóa trang chú tâm trang điểm cho Á Tuyết Mai và Khương Tú Hoa - những diễn viên đảm nhận vai yêu nữ hầu Bạch thử tinh ở động không đáy.
Dương Vân Phi còn gọi là Nhi Nhi, con gái Dương Khiết và Vương Sùng Thu, theo đoàn từ năm 14 tuổi, học và tham gia đội hóa trang.
Đạo diễn và Triệu Hân Bồi (sinh 1977), đóng vai Hồng Hài Nhi. Bức ảnh này được chụp năm 1985 tại Cát Lâm.
Các diễn viên Từ Thiếu Hoa, Thôi Cảnh Phú, Lục Tiểu Linh Đồng, Lưu Đại Cương (từ phải sang trái).
Đạo diễn Dương Khiết trả lời phỏng vấn. Bên cạnh bà là các diễn viên Trì Trọng Thụy, Lục Tiểu Linh Đồng, Thôi Cảnh Phú, Lưu Đại Cương.
Khi đến núi Thanh Thành (Đô Giang Yển, Tứ Xuyên), Uông Việt và Ngô Quế Linh (diễn viên đóng vai Trấn Nguyên đại tiên) muốn thể hiện sự tôn kính đạo Lão nên tới xin chữ một đạo sĩ. Họ không muốn phật lòng các đạo sĩ ở đây khi phim đề cao đạo Phật.
Nhà thơ Diêm Túc (đứng giữa Lục Tiểu Linh Đồng, Lý Linh Ngọc) trong một buổi giao lưu cùng người hâm mộ. Ông là người đặt lời cho tất cả bài hát trong phim, trừ Thủ kình quy lai do Đới Anh Lộc và Tình nhi nữ do Dương Khiết soạn lời Lý Linh Ngọc cũng là người hát Tình nhi nữ bản phim sử dụng từ 1988 đến nay.
Ảnh chụp các diễn viên năm 1989. Khi đó, Vu Hồng (góc phải) đã trở thành vợ của diễn viên Lục Tiểu Linh Đồng. Bà thường xuyên có mặt bên cạnh ông trong các chuyến lưu diễn.
Đạo diễn Dương Khiết và các diễn viên Tả Đại Phân, An Vân Vũ, Lý Nhuận Sinh, Dương Ngọc Chương (đóng vai Quan Âm, ba ông Phúc - Lộc - Thọ) năm 1983.
Dương Khiết đứng giữa Tào Đạc (Hoàng Mi yêu vương, tập Vào nhầm Tiểu lôi âm) và Lâm Chí Khiêm, năm 1986.
Theo Zing
"Đường Tăng" Nhiếp Viễn bị bắt vì tội hành hung người "Đường Tăng" Nhiếp Viễn là cái tên đáng chú ý nhất trong vụ đánh một tài xế taxi. Tối hôm 10/3, trên khắp các trang báo lớn của Trung Quốc như Sina, An Huy, QQ đều đăng tải sự việc 1 tài xế taxi tại Thượng Hải bị nhóm người đánh đến nỗi bị thương ở mắt và mũi, phải nhập viện. Đáng...