Dưỡng sinh tình dục mùa Xuân
Mùa xuân, tính từ tiết lập xuân đến tiếp lập hạ, là mùa khởi đầu của một năm. Đó là mùa như y thư cô Hoàng Đế Nội Kinh đã viết: “Ba tháng mùa xuân, băng tuyết đã tan dần, khí dương trong giới tự nhiên bắt đầu thăng phát, vạn vật hồi sinh”. “Thiên nhân tương ứng” lúc này dương khí trong nhân thế cũng thuận ứng tự nhiên, phát tiết hướng thượng và hướng ngoại. Do vậy, phép dưỡng sinh mùa xuân nói chung và dưỡng sinh tình dục (TD) nói riêng phải năm vững sự thăng phát của dương khí mà xử thế cho phù hợp.
Mùa Xuân tần số sinh hoạt TD nên như thế nào?
Có thể nói, đây là một trong những vấn đề trọng yếu của TD học hiện đại, vấn đề mà cho tới nay vẫn chưa đạt được sự nhất trí và thống nhất. Có người cho rằng, tần số sinh hoạt bao nhiêu không cần biết, chỉ cần sau những cuộc “mây mưa” đó, cơ thể vẫn không có cảm giác mệt mỏi và không làm ảnh hưởng đến chất lượng làm việc của ngày kế tiếp là được. Theo quan niệm của Y học cổ truyền, tần số và khả năng sinh hoạt TD phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó sự ảnh hưởng của khí hậu thời tiết bốn mùa có ý nghĩa khá quan trọng. Cổ nhân cho rằng, sinh hoạt phòng trung phải thuận theo sự biến đổi của thiên nhiên, phải tuân thủ quy luật “Xuân sinh, Hạ trưởng, Thu thu, Đông tàng” (mùa Xuân thì sinh ra, mùa Hạ thì trưởng thành, mùa Thu thì thu liễm, mùa Đông thì bế tàng).
Ảnh minh họa
Mùa Xuân là mùa vạn vật bắt đầu nảy nở, khí trời ấm áp, khí đất phát sinh. Lúc này, dương khí trong muôn loài và nhân thể từ từ hồi sinh và thăng phát, hân hoan chào đón hơi ấm của mùa Xuân sau một thời gian dài liễm tàng dưới thời tiết của mùa Đông lạnh giá. Cơ thể con người cũng hưng phấn cùng trời đất, toàn thân cảm giác nhẹ nhõm, tay chân linh hoạt, tinh thần phấn chấn, sức lực sung mãn, quá trình chuyển hóa thay cũ đổi mới cũng dần dần vượng thịnh, năng lực và ham muốn TD trong nhân thể cũng thuận ứng mà sinh phát. Theo đó, sinh hoạt phòng trung có thể trở lại bình thường và gia tăng sau ba tháng mùa Đông kiềm chế để tàng tinh dưỡng khí. Cổ nhân cho rằng “Xuân nhất, Hạ nhị, Thu nhất, Đông vô”, ý muốn nói “liều lượng” hành phòng mỗi mùa mỗi khác. Nếu như mùa Xuân và mùa Thu là một thì mùa Hạ là hai và mùa Đông thì hạn chế ở mức thấp nhất, nếu như không muốn nói là phải tuyệt dục. Sách dưỡng sinh tập yếu khuyên: “Xuân thiên tam nhật nhất thi tinh, Hạ cập Thu đương nhất nguyệt tái thi tinh, Đông đương bế tinh vật thi” (mùa Xuân ba ngày giao hợp một lần, mùa Hạ và mùa Thu thì một tháng hai lần còn mùa Đông thì không nên xuất tinh) và “Đông nhất thì đương Xuân bách” (mùa Đông xuất tinh một lần thì bằng mùa Xuân xuất tinh một trăm lần).
Có nên thụ thai vào mùa Xuân hay không?
Từ xa xưa, Y học cổ truyền đã nhận thức rất rõ sự ảnh hưởng của yếu tố thời gian và điều kiện hoàn cảnh bên ngoài khi thực hành tính giao thụ thai đối với sức khỏe của thai nhi, trong đó khí hậu và môi trường tự nhiên có vai trò khá quan trọng. Theo danh y Trương Cảnh Nhạc, sinh hoạt TD trong điều kiện thuận lợi thì “vu kỳ đắc tử, phi duy thiểu tật, nhi tất thư thông tuệ hiền minh, thai nguyên bẩm phú, thực cơ vu thử”, ý muốn nói: nếu chọn được thời điểm thụ thai tốt thì đứa trẻ sinh ra không những ít bệnh tật mà còn thông minh, nhanh nhẹn, sáng láng.
Mặc dù còn nhiều vấn đề chưa được làm sáng tỏ, nhưng căn cứ vào kết quả nghiên cứu, không ít chuyên gia cho rằng tháng 4 hàng năm là thời gian thụ thai tốt nhất, bởi lẽ:
- Tháng 4, tiết trời giữa Xuân tràn đầy sức sống, hoạt lực của tinh trùng và trứng cũng sung mãn. Mặt trời chiếu chếch nên ảnh hưởng của bức xạ ion đối với trái đất cũng giảm thiểu, rất có lợi cho việc bảo vệ hoạt tính lý tưởng của tinh trùng và trứng cũng như sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi.
Video đang HOT
- Sau khi thụ thai 3 – 4 tháng, thời kỳ đại não và hệ thống thần kinh trung ương hình thành, lúc này là mùa Thu, điều kiện rau cỏ, hoa trái rất phong phú và sung túc, thuận lợi cho việc đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cả người mẹ và thai nhi.
- Tháng 4 thụ thai thì trong giai đoạn đầu và giữa của thai kỳ, sản phụ tránh được khá nhiều các bệnh lý truyền nhiễm của mùa Đông – Xuân nên cũng hạn chế được tối đa những dị tật rủi ro cho thai nhi.
- Tài liệu thống kê cho cho thấy, trên thế giới có rất nhiều nhà khoa học lỗi lạc và các danh nhân sinh ra vào thời điểm “Thu mạt Đông sơ” (cuối Thu đầu Đông), có nghĩa là được thụ thai vào khoảng tháng 4 hàng năm.
Mùa Xuân sinh hoạt TD cần kiêng kị gì?
Theo tư tưởng “thiên nhân hợp nhất”, “thiên nhân tương ứng”, các sách cổ như: Ngọc phòng bí điển, Động huyền tử… khi bàn đến thuật phòng trung đều cho rằng: mùa Xuân quay về hướng Đông, Xuân thuộc mộc và Đông cũng thuộc mộc nên việc sinh hoạt TD là rất có ích, đặc biệt là vào các năm Giáp Ất (đều thuộc mộc). Tuy nhiên, phép dưỡng sinh TD mùa Xuân cũng cần phải chú ý một số vấn đề như sau:
- Cần hết sức chú ý yếu tố tâm lý, tinh thần trong sinh hoạt TD, bởi lẽ mùa Xuân phải luôn luôn nghĩ đến chữ “sinh”, “sinh để cho chí sinh”, “chí sinh” nghĩa là làm cho ý chí của mình phát sinh, đừng để cho tâm trạng bị uất ức, phải khoan dung, khoáng đạt, lạc quan vui vẻ, khiến cho tình ý được cởi mở, phải “giới nộ”, nghĩa là biết kiềm chế, chớ nổi giận. Mùa Xuân ứng với can mộc, uất ức và giận dữ rất dễ làm thương tổn tạng can. Can tổn thương sẽ làm phát sinh nhiều bệnh lý TD như: di tinh, huyết tinh, xuất tinh sớm…
- Không nên sinh hoạt TD trong những ngày lạnh lẽo hoặc trong điều kiện quá lạnh, vì có thể mắc chứng liệt dương ở nam và lãnh đạm ở nữ.
- Không nên “động phòng” khi đã uống quá nhiều rượu và ăn quá nhiều đồ ăn ngọt béo, vì rượu là thứ đại nhiệt có thể gây rối loạn TD và chất lượng tinh trùng. Thức ăn ngọt béo dễ sinh nhiệt, sinh đàm, “đàm có thể sinh ra trăm bệnh trên đời”.
- Theo cổ nhân, giai đoạn cuối Xuân đầu Hạ, vào những ngày bắt đầu có mưa rào sấm chớp thì không nên sinh hoạt TD và càng không nên thụ thai vì động phòng lúc này dễ làm cho huyết mạch bị rối loạn và nếu thụ thai thì đứa trẻ sinh ra thường ốm yếu, dễ mắc các chứng điên cuồng, thủy thũng…
- Cuối cùng, mặc dù mùa Xuân là mùa “liều lượng” phòng trung có thể tăng lên nhưng cũng không vì thế mà lạm dụng, phóng túng vô độ, bởi lẽ mọi sự “thái quá” đều có thể phát sinh “bất cập”.
ThS. HOÀNG KHÁNH TOÀN
Theo suc khoe doi song
Quý ông cũng phát cuồng 'đeo trang sức' cho cậu nhỏ
Cũng giống như việc chị em bơm ngực, hút mỡ bụng, kéo dài chân để mong tăng phần "sexy", đàn ông cũng có những khát khao nâng tầm "biểu tượng" đàn ông bằng các thủ thuật "tinh vi" về "súng ống".
"Trang sức" của đàn ông
Để tăng cường độ "nam tính", phục vụ "nhu cầu" chị em, cánh mày râu đã dùng trí tưởng tượng của mình sáng tạo ra rất nhiều bộ phận "kích hỏa" rất khó tin. Có thể hiểu một cách đơn giản, về bản chất, đó là các phương pháp cấy dị vật vào vùng kín để thay đổi hình dáng và tăng độ ma sát khi giao hợp.
Theo nghiên cứu "Huyền thoại và những sự thật về việc đeo cấy dương vật" của nhóm nghiên cứu Lê Bạch Dương (Viện Nghiên cứu Phát triển xã hội ISDS), có khá nhiều các vật mà đàn ông muốn "trang điểm" cho "cậu bé" của mình. Phổ biến nhất là việc cấy bi vào giữa lớp da và thân dương vật. Sau khi cấy bi, người ta sẽ day di day lại (vê bi) cho viên bi chuyển động. Vì nếu bị mỡ ôm chặt lại, thì coi như "mất tác dụng".
Thời gian để vết thương lành khoảng 1 tuần. Hiện có khá nhiều loại bi được sử dụng, nhưng phổ biến là bi tròn, lục lăng được làm bằng vỏ đít chai bia, bằng đá hay bằng viên bi ở nắp chai rượu ngoại. Anh em thích dùng cấy bi vì cho rằng các viên tròn sẽ ít làm tổn thương tới "cô bé" của chị em như là kiếm hay chùy.
Có nhiều cách cấy bi. Một bi được gọi là anh hùng độc lập, hai bi được cấy theo chiều ngang và đối xứng nhau được gọi là mắt cá vàng, khi cấy ở vị trí từ trên thẳng xuống thì gọi là tình mẫu tử. Còn đeo đến 4 bi thì gọi là tứ trụ triều đình. Tuy nhiên, đeo 1 hay 2 bi được cho biết là tạo cảm hứng nhiều nhất cho cả hai người.
Nam giơi luôn muôn minh thât manly (Anh minh hoa)
Phổ biến trong "trang sức" của anh em là kiếm. Kiếm là những vật nhựa được mài hình dáng như kiếm, phải tạo lỗ để đeo, có thể đeo 1 hay 2 kiếm song song. Tuy nhiên, "kỹ thuật" này khá phức tạp, gây tổn thương và phải kiêng khem QHTD từ 6-12 tháng để vết thương lành. Lại có anh em thích đeo khuyên vào "cậu nhỏ". Khuyên thường bằng cái khuy áo sơ mi, bằng nhựa, vàng hay bạc như khuyên đeo tai của phụ nữ. Có người lại thích đeo cả chuỗi.
Để lôi cuốn và "ngênh ngang hơn" có người còn gắn thêm lông lợn, lông ngựa hoặc cao su vào khuyên. Với một tên gọi gợi đúng hình dáng, chùy không phải ai cũng dám chơi. Chùy thường làm từ vàng hoặc bạc và cũng ít đàn ông dám dùng vì nó dễ gây tổn thương cho chị em.
Râu rồng là một biểu tượng anh em thích nhất nhưng không phải ai cũng dám làm. Mất nhiều tháng để tạo các lỗ để "cấy râu" bằng lông ngựa hoặc dây cước cho cân xứng và oai vệ như "râu rồng". Râu cắt càng ngắn thì càng gây nguy hiểm cho chị em.
Gần như râu rồng, tua cao su (làm từ săm xe đạp, mềm và mỏng). Trước khi QHTD, đàn ông đeo tua vào dương vật như một kích thích, độ dài trung bình khoảng 2 phân. Vì khá nhẹ nhàng với chị em, nên đàn ông cũng thích tua hơn.
Ảo tưởng "truyền miệng"
Nghiên cứu của Lê Bạch Dương cũng chỉ rõ, những người thích đeo "trang sức" cho "cậu nhỏ" khá đa dạng khoảng 25-35 tuổi, có nhiều người thu nhập thấp nên phải dùng các đồ tự tạo. Nhưng những người có thu nhập cao, có trình độ và muốn có thêm trải nghiệm về tình dục, họ đều có giấc mơ về một cuộc "mây mưa" hoành tráng mà bạn tình "đến chết cũng không thể quên được".
Nhiêu quy ông đâu tư tâm sưc đê cho minh trơ nên cương trang hơn (Anh minh hoa)
Lý do mà những người này chịu đựng đau đớn để mong tăng độ "chinh chiến" của "súng ống" là do sự tò mò. Các lời thì thầm, rỉ tai nhau bên bàn nhậu, các chiến tích được khoe tăng "niềm tin" của họ về việc sẽ làm họ hấp dẫn hơn, tăng độ thu hút với phụ nữ, mang đến cho họ nhiều bạn tình hơn và thời gian "chinh chiến" lâu hơn. Có người rất vì bạn tình: "Phụ nữ chậm đạt đỉnh điểm hơn nam giới. Việc đeo bi giúp cô ấy nhanh thăng hoa hơn. Và cô ấy vui thì tôi vui".
Nhưng không ít người tạo lỗ đeo kiếm hay chùy để có cơ hội thì "trả thù" phụ nữ cho bõ ghét. Những vật này gây tổn thương nghiêm trọng tới bộ phận sinh dục của phụ nữ và họ cảm thấy hả hê khi trút giận, trút đau đớn lên phụ nữ. Số khác đeo bi để tăng kiểm soát và sở hữu đối với bạn tình, cho rằng bạn tình sẽ không thể quên những giây phút "bắn bi" đó.
TS Vũ Dương (Viện trưởng Viện Pháp y T.Ư) khẳng định: "Những hão huyền tình dục khiến cho nhiều đàn ông ảo tưởng và thử dùng các "trang sức" khác lạ cho "cậu nhỏ" của mình. Tuy nhiên, những đồn thổi này chưa hề được khoa học kiểm chứng và chỉ vui miệng nói trên bàn nhậu. Đây có thể là nguyên nhân làm thất bại tình dục, thậm chí gây rối loạn tình dục hoặc phá hủy hoàn toàn súng ống".
(Theo ANTĐ)
6 nguy hại của "tự sướng" mà quý ông không được làm ngơ Tuy được coi là một hành động sinh lý hết sức bình thường, nhưng "tự sướng" quá mức lại là nguyên nhân dẫn các quý ông đến những hậu nguy hại sau. Trước hết phải nói rằng "tự sướng" là một hành động sinh lí hết sức bình thường. Thế nhưng "tự sướng" quá mức lại là nguyên nhân dẫn đến những hậu...