Dưỡng sinh đầu xuân
Ngày xuân, khí hậu biến chuyển không ngừng, cơ thể khó thích nghi với sự thay đổi đột ngột, vì thế chú ý dưỡng sinh sẽ giúp bảo vệ sức khoẻ.
1. Chú ý giữ ấm
Khoảng thời gian giao mùa giữa đông và xuân cần chú ý giữ ấm, đặc biệt phần chân và các khớp, không để bị nhiễm lạnh, dễ gây ra các bệnh đường hô hấp, cảm lạnh, trúng gió…
Nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm cao nên bạn cần chú ý mặc quần áo cho phù hợp để tránh các bệnh như viêm khớp, hay các bệnh phụ khoa.
2. Không quên bồi bổ
Ngày xuân nên đa dạng hoá các loại thực phẩm trong bữa ăn, đảm bảo cho cơ thể được cung cấp hàm lượng dưỡng chất đầy đủ và phong phú.
Theo quan niêm Đông y, khi cơ thể ở trạng thái vượng khí, “tà khí” sẽ khó có thể xâm nhập, cũng có nghĩa cơ thể khó bị bệnh. Mùa xuân là mùa trăm hoa đua nở, nhưng cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi. Do đó, bạn cần chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống, ăn nhiều thực phẩm thanh đạm, để tăng cường thể chất, tăng sức đề kháng cho cơ thể chống lại các vi khuẩn gây bệnh.
3. Giữ môi trường xung quanh khô thoáng
Mùa xuân, độ ẩm tăng dần, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Bạn cần đảm bảo nơi nhà, văn phòng thoáng gió, thông khí. Ngày nắng đẹp, nên phơi chăn màn quần áo. Buổi tối đi ngủ, cần đảm bảo trong phòng khô ráo, thoáng khí, mặc quần áo chất cotton, co giãn.
Video đang HOT
Chị em phụ nữ nên chú ý vệ sinh cá nhân. Nội y phải khô thoáng, nên phơi quần áo ở nơi thoáng gió, thông khí để diệt vi khuẩn; hông nên mặc quần bó sát, không nên sử dụng băng vệ sinh trong thời gian quá lâu, để tránh viêm nhiễm âm đạo.
4. Không ăn nhiều thực phẩm có tính axit, ăn thực phẩm tính ngọt
Đây chính là nguyên tắc dưỡng gan cơ bản cho ngày xuân. Bởi mùa xuân, bộ phận gan trong cơ thể người thường vượng khí, khi ăn thực phẩm có tính axxit sẽ khiến gan càng vượng khí, dễ gây tổn thường tì vị.
Nên tránh ăn nhiều thực phẩm tính axit như thịt dê, thịt chó, lạc rang, dưa xào, cá biển, tôm, cua…; ăn nhiều các thực phẩm tính ngọt bổ tì như rau chân vịt, sơn dược…
Ngày xuân cũng nên chú ý đến việc dùng thực phẩm bồi bổ. Các thực phẩm có đặc tính ôn nhiệt có tác dụng trợ dương, ăn với liều lương phù hợp có thể trợ khí. Khi nấu nướng, có thể cho thêm chút tỏi, hành…vào món ăn. Bạn cũng nên chọn hoa quả có tính ôn hoà.
5. Nên năng vận động
Vận động nhiều ngày xuân rất tốt cho sức khoẻ. Bởi “động” là yếu tố chính để dưỡng khí. Vì thế nên tích cực ra ngoài vận động, hít thở không khí trong lành, tắm ánh mặt trời.
Lưu ý: Những chị em có thể chất yếu không nên đi tập thể dục quá sớm. Tốt nhất nên ra ngoài sau khi mặt trời đã mọc. Đặc biệt cần chú ý uống chút nước ấm, sữa ấm…trước khi đi tập. Cường độ vận động cũng không nên quá nặng.
6. Không cáu giận, cười có lợi cho sức khoẻ
Mùa xuân không phải mùa thích hợp cho việc cáu giận. Nếu tâm trạng lo lắng hay bực bội quá mức sẽ làm tổn thương đến tì. Tâm trạng quá trầm uất dễ tổn thương đến gan, từ đó cũng làm suy giảm hệ miễn dịch, dẫn đến các bệnh về thần kinh, bệnh gan, bệnh tim mạch… Bởi vậy, nên cười nhiều, nghĩ thoáng, tìm cách giải toả thích hợp để bảo toàn sức khoẻ.
Theo Alobacsi
Chủ tịch Quốc hội: "Cắt, xóa"... quyền cư trú, chỉ người dân khổ
"Người dân phải được tự do cư trú. Cơ quan quản lý phải tạo điều kiện tối đa cho người dân thực hiện quyền tự do cư trú, thay vì "cấm" và "xóa", bắt phải thế này thế kia là người dân rất khổ" - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nêu quan điểm.
Chủ tịch Quốc hội phát biểu trong phiên thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cư trú tại UB Thường vụ QH ngày 26/2.
Theo tờ trình về dự án luật này của Chính phủ, việc sửa đổi, bổ sung các quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện quyền tự do cư trú. Cụ thể, dự thảo luật sửa đổi, bổ sung các quy định về hành vi bị nghiêm cấm; về điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương; về việc xóa đăng ký thường trú; về thay đổi nơi đăng ký thường trú trong trường hợp chuyển chỗ ở hợp pháp; về đăng ký tạm trú; về lưu trú và thông báo lưu trú...
Theo đó, trong một số hành vi bị nghiêm cấm có quy định nghiêm cấm ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn đối với người lao động nhưng thực tế người này không làm việc tại doanh nghiệp đã ký hợp đồng đó, hoặc ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn đối với người lao động không thuộc doanh nghiệp của mình để người này nhập hộ khẩu vào thành phố trực thuộc trung ương.
Dự thảo luật cũng đã bổ sung quy định công dân được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương khi đáp ứng một trong các điều kiện: Có nhà ở hợp pháp thuộc sở hữu của mình; có chỗ ở hợp pháp mà không phải là nhà ở thuộc sở hữu của mình và tạm trú liên tục từ 2 năm trở lên; được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu là người thành niên độc thân về sống với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột; ông, bà nội, ngoại về ở với cháu ruột.
Trường hợp đăng ký thường trú vào nội thành Hà Nội thì thực hiện theo luật Thủ đô.
Ngoài ra, Chính phủ cũng đề xuất xoá đăng ký thường trú với những người xuất cảnh ra nước ngoài 2 năm trở lên, người bị đi tù, hoặc công dân đi bộ đội.
Chỗ ở hợp pháp, theo đó, là điều kiện "siết" chặt hơn với quy định, đó là chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân, tổ chức thì còn phải bảo đảm cả điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của hội đồng nhân dân thành phố và được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc công chứng. Nơi đề nghị đăng ký thường trú phải là nơi đang tạm trú.
Ngoài ra, dự thảo cũng bổ sung hành vi cấm việc cho người khác đăng ký hộ khẩu để trục lợi và nghiêm cấm ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn "khống" để dễ dàng nhập hộ khẩu.
Tuy nhiên, những quy định sửa đổi, bổ sung chưa nhận được sự đồng thuận cao của cơ quan thẩm tra - UB Pháp luật với lo ngại việc này sẽ làm hạn chế quyền của công dân.
Báo cáo thẩm tra do Chủ nhiệm UB Pháp luật Phan Trung Lý nêu rõ, một số nội dung dự kiến sửa đổi, bổ sung trong dự án luật chưa thực sự tạo điều kiện cho người dân thực hiện quyền tự do cư trú của mình theo quy định của Hiến pháp và pháp luật mà chủ yếu tạo thuận lợi hơn cho cơ quan quản lý nhà nước.
Với trường hợp xóa hộ khẩu sau khi xuất cảnh 2 năm, ông Lý cho rằng quy định không bảo đảm quyền tự do cư trú của công dân đã được quy định trong Hiến pháp. Chủ nhiệm UB Pháp luật đặt câu hỏi, quy định có áp dụng với trường hợp cán bộ, công chức được cử đi làm việc ở nước ngoài, người đi lao động, học tập, chữa bệnh ở nước ngoài hay không? Nó tạo tâm lý cho người dân phải lo giữ hộ khẩu, trong quá trình học tập, lao động sẽ về nước trước thời hạn 2 năm. Ngoài ra, ông Lý cũng băn khoăn, nếu xóa đăng ký thường trú, cơ quan nào sẽ quản lý những người này?
Với trường hợp công dân đi tù, cơ quan thẩm tra cảnh báo, nếu xóa tên khỏi hộ khẩu sẽ gây khó khăn cho tái hòa nhập cộng đồng và không đảm bảo tính nhân văn.
Cho rằng nhiều điểm những phi lý của một số việc liên quan đến "cấm", "cắt", "xóa" trong dự thảo luật Cư trú mới, Chủ tịch QHNguyễn Sinh Hùng lập luận, theo nguyên tắc, người dân phải được tự do cư trú, đi lại, được chăm sóc y tế, có chỗ học hành. Việc đăng ký thường trú, tạm trú phải thông thoáng.
Theo ông Hùng, là người Việt Nam, muốn ở đâu trên đất Việt Nam thì ở, không đăng ký hộ khẩu, người dân vẫn ở cũng không cấm được. Vì vậy, quy định lẽ ra phải khuyến khích người dân đăng ký để cơ quan chức năng quản lý được chứ không phải cấm mọi thứ. Ông Hùng cũng nhấn mạnh "không can cớ gì cấm ký hợp đồng lao động, xóa đăng ký thường trú khi đi nước ngoài" vì quốc tịch Việt Nam công dân đó vẫn giữ.
Ông Hùng quán triệt quan điểm, cuối năm 2013 sẽ thông qua Hiến pháp sửa đổi, không được để khi đó phải làm lại luật Cư trú. Chủ tịch Quốc hội nhắc yêu cầu nhấn mạnh tư tưởng quyền tự do cư trú phải phù hợp với quyền tự do học hành, chữa bệnh, lao động. Quyền ấy phải được đảm bảo để mọi quyền khác cùng được thực hiện đồng bộ.
Hơn nữa, ông Hùng lập luận, thực tế bùng nổ dân số ở Hà Nội và TP.HCM đã cho thấy nhà nước có "cấm" thì dân vẫn tìm cách lách luật, bất chấp mọi chuyện siết hộ khẩu thì dân vẫn đổ về Thủ đô. Tình trạng này vừa gây khó cho cơ quan quản lý vừa khiến người dân lao đao.
"Người dân phải được tự do cư trú. Cơ quan quản lý phải tạo điều kiện tối đa cho người dân thực hiện quyền tự do cư trú, thay vì "cấm" và "xóa", bắt phải thế này thế kia là người dân rất khổ" - ông Hùng nhắc lại.
Đồng tình với ý kiến của ông Hùng, Chủ nhiệm UB Pháp luật "phê" thêm quan điểm xây dựng quy định chỉ tạo thuận lợi cho quản lý, gây khó khăn cho dân và "nhiều vấn đề rất là nặng nề".
Chủ nhiệm UB Tư pháp Nguyễn Văn Hiện cũng cho rằng đăng ký thường trú đây là quyền cơ bản của con người, là quyền bất khả xâm phạm. Đăng ký thường trú và thường trú là hai vấn đề khác nhau, đi công tác nước ngoài hai năm mà xóa thì thành ra công dân không có nơi thường trú là bất hợp lý.
Thứ trưởng Bộ Công an "trấn an", quy định "xóa đăng ký thường trú" chỉ xóa tên, sau đó sẽ nhanh chóng cho nhập lại và Bộ trưởng Công an sẽ quy định cho từng trường hợp.
Dự luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Cư trú sẽ được đưa ra Quốc hội thảo luận trong kỳ họp tháng 5 tới.
Theo Dantri
Xây dựng trường cao đẳng nghề dẫn đầu cả nước Hôm qua, 26-2, đồng chí Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội đã thăm, làm việc với trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội. Tại buổi làm việc, Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị đề nghị trường cần phát huy thế mạnh, đặt mục tiêu phấn đấu trở thành trường cao đẳng nghề...