Đường sắt Việt Nam xin Thủ tướng cho nhập 37 toa xe cũ từ Nhật Bản để cải tạo khai thác
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam vừa đề nghị Thủ tướng cho phép nhập khẩu 37 toa xe sản xuất từ năm 1979-1982, đã qua sử dụng do doanh nghiệp đường sắt Nhật Bản chuyển giao miễn phí để cải tạo, khai thác.
Đường sắt Việt Nam đang khai thác các toa xe truyền thống với đầu máy kéo đoàn toa xe, chưa có toa xe tự hành có thể chạy độc lập hoặc ghép thành đoàn tàu – Ảnh: TUẤN PHÙNG
Theo ông Vũ Anh Minh, chủ tịch hội đồng thành viên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam – VNR, vừa qua, đối tác của VNR là Công ty Đường sắt Đông Nhật Bản (JR East) thông báo sẽ ngừng khai thác một số toa xe tự hành diesel DMU loại Kiha 40 và Kiha 48 để chuyển sang dòng xe mới hơn.
JR East sẵn sàng chuyển giao miễn phí cho VNR 37 toa xe trên nếu có nhu cầu (phía Việt Nam sẽ chịu các chi phí liên quan như nhập khẩu, cải tạo toa xe phù hợp với quy định Việt Nam).
Các toa xe Kiha 40 và Kiha 48 là loại toa xe tự vận hành, chuyên chở khách, được sản xuất từ năm 1979-1982. Toa xe trang bị ghế mềm, điều hòa không khí với công suất 68-82 chỗ ngồi, 28-34 chỗ đứng, tốc độ vận hành tối đa 95km/h trên các tuyến đường sắt khổ 1.067mm của Nhật Bản.
Các toa xe này có thể vận hành độc lập hoặc dễ dàng ghép nối thành đoàn tàu với quy mô tùy theo nhu cầu sử dụng.
Sau khoảng 40 năm vận hành, cả hai loại toa xe Kiha 40 và Kiha 48 không gặp bất cứ vấn đề nghiêm trọng về an toàn và chất lượng.
Thực tế, trong những năm gần đây, phía Nhật Bản đã chuyển giao hàng trăm toa xe DMU và EMU đã qua sử dụng cho đường sắt các nước Myanmar, Indonesia và Philippines để khai thác vận tải hành khách.
Video đang HOT
Đường sắt Việt Nam hiện đang sử dụng toa xe truyền thống với đoàn tàu gồm 1 đầu máy kéo hoặc đẩy đoàn toa xe. Việc thành lập, dồn dịch đoàn tàu thường mất thời gian, tốn kém chi phí.
Đặc biệt, trên các tuyến có khối lượng vận tải ít vẫn phải duy trì chạy tàu phục vụ an sinh xã hội vẫn phải duy trì đoàn tàu với 1 đầu máy và đoàn toa xe.
Do đó, VNR cho rằng việc tiếp nhận các toa xe DMU đã qua sử dụng để cải tạo phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam khai thác chở khách trên đường sắt Việt Nam sẽ đem lại nhiều lợi ích.
Cụ thể, việc này làm giảm đáng kể chi phí đầu tư đóng mới toa xe do chi phí nhập khẩu, cải tạo toa xe phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam nhỏ hơn nhiều so với chi phí đóng mới toa xe khách hiện đại; tạo điều kiện cho việc nghiên cứu, phát triển công nghệ mới phục vụ việc đóng mới, sử dụng loại toa xe tự hành để chở khách trên đường sắt Việt Nam trong tương lai; tạo điều kiện phát triển cơ khí đường sắt để cung cấp các sản phẩm phục vụ đường sắt quốc gia và đường sắt đô thị.
Ngoài ra, việc sử dụng toa xe tự vận hành sẽ giảm được thời gian lập tàu, giảm chi phí chạy tàu; thuận lợi khi chủ động bố trí chiều dài đoàn tàu tùy nhu cầu khai thác vận tải trên từng tuyến có cự ly ngăn đế tối ưu hóa chi phí vận tải.
Báo cáo Thủ tướng, VNR cũng nêu việc nhập khẩu loại toa xe trên còn gặp phải vướng mắc liên quan đến pháp lý.
Cụ thể: nghị định 65/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đường sắt chỉ cho nhập khẩu toa xe không quá 10 năm; toa xe chở khách chạy trên chính tuyến của đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị không quá 40 năm.
Đối chiếu các quy định này, các toa xe DMU nói trên đều được sản xuất cách đây từ 39 đến 42 năm sẽ không được phép nhập khẩu vào Việt Nam để khai thác trên các tuyến đường sắt quốc gia.
Tuy nhiên, từ các phân tích trên, VNR đề nghị Thủ tướng đồng ý về chủ trương cho phép doanh nghiệp này nhập khẩu 37 toa xe DMU loại Kiha 40 và Kiha 48 đã qua sử dụng của Nhật Bản; cho đăng kiểm toàn bộ các toa xe nhập khẩu sau khi cải tạo, sửa chữa để vận dụng, khai thác trên đường sắt Việt Nam theo quy định của quy chuẩn Việt Nam.
Người lao động đường sắt mất việc vì không có tàu chạy
Ngành Đường sắt bãi bỏ tàu SE8 xuất phát tại ga Sài Gòn từ ngày 23/8, bãi bỏ tàu SE7 xuất phát tại Ga Hà Nội từ ngày 25/8 cho đến khi có lệnh mới; hiện chỉ còn lại các tuyến tàu hàng liên vận quốc tế và qua biên giới, tàu hàng Bắc Nam thì do doanh nghiệp thuộc các tỉnh phía Nam đã tạm dừng sản xuất dẫn đến bị đứt gãy chuỗi cung ứng...
Thực tế này đã và đang khiến hàng loạt người lao động mất việc.
Dừng hết tàu chạy tuyến Bắc Nam
Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp tại các tỉnh phía Nam, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) quyết định dừng chạy hàng ngày đôi tàu SE7/SE8 cuối cùng trên tuyến đường sắt Bắc Nam. Trước đó, từ ngày 10/7, VNR chỉ duy trì đôi tàu SE7/SE8 trên tuyến và đến ngày 23/7 không đón, trả khách tại ga Sài Gòn.
Việc dừng chạy tàu nhằm để đảm bảo an toàn hành khách trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh. VNR chỉ duy trì các tuyến tàu được tổ chức chạy đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hoá, thiết bị y tế, lực lượng phòng chống dịch tới TP Hồ Chí Minh. Trong thời gian tạm dừng chạy tàu Bắc Nam, VNR hỗ trợ đối hành khách đã mua vé đi trên các đoàn tàu SE7, SE8 sẽ được làm thủ tục trả và bảo lưu tiền vé. Hành khách có thể thực hiện việc trả vé online hoặc tại ga (đối với các địa phương không thực hiện giãn cách).
Đường sắt Việt Nam dừng hết tàu khách từ ngày 23/8.
Trong trường hợp hành khách không thể đến ga làm thủ tục trả vé do địa phương đang thực hiện các biện pháp hạn chế người dân đi lại để phòng chống dịch, hành khách có thể trả vé sau thời gian tàu chạy theo quy định.
Trong thời gian vừa qua, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải về việc đảm bảo an toàn phòng dịch, trên toàn mạng lưới, ngành Đường sắt chỉ tổ chức chạy tàu khách chuyên biệt theo yêu cầu của các địa phương và khi được các cơ quan chức năng cho phép. Đối với tàu vận tải hàng hóa phục vụ công tác phòng chống dịch, VNR yêu cầu các công ty vận tải chỉ đạo các chi nhánh vận tải, đoàn tiếp viên phối hợp chặt với các ga và các đơn vị phải đảm bảo các quy định phòng chống dịch theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải và các địa phương.
Tuy nhiên, theo Chủ tịch HĐTV VNR Vũ Anh Minh, việc dừng chạy đôi tàu Bắc Nam cuối cùng này đã ảnh hưởng trực tiếp tới người lao động, khiến hàng nghìn người không có việc làm, thu nhập, cộng với nhiều cán bộ, công nhân viên khác trong ngành phải tạm hoãn hợp đồng lao động hoặc đi làm theo phương án giãn cách.
Hỗ trợ như thế nào?
Ông Vũ Anh Minh chia sẻ, hiện nay, toàn bộ tàu chở khách đã tạm dừng hoạt động, chỉ còn những chuyến tàu chuyên biệt chở thiết bị y tế, y, bác sỹ vào các tỉnh phía Nam và đôi tàu vận chuyển hàng hoá duy trì. Thực tế, trong 2 năm qua, từ khi dịch COVID-19 bùng phát, vận tải hành khách của ngành Đường sắt đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng, kinh doanh sụt giảm. Đến thời điểm này, ngành Đường sắt không muốn dừng tàu khách, nhưng do các địa phương thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/TTg của Chính phủ, nên không có khách đi tàu, buộc phải dừng.
Về việc người lao động bị ảnh hưởng, người đứng đầu VNR khẳng định: Chắc chắn việc dừng chạy tàu khách Bắc Nam ảnh hưởng tiêu cực tới người lao động. Người lao động bị ảnh hưởng được chia thành 2 nhóm: Khối làm việc trực tiếp và gián tiếp. Trong đó, khối trực tiếp sẽ tạm hoãn hợp đồng lao động khoảng 30% và luân phiên làm việc giãn cách để duy trì đóng bảo hiểm, trách nhiệm với công việc.
VNR chỉ duy trì chạy tàu hàng.
Ngoài ra, còn có nhóm chấm dứt hợp đồng lao động, nhất là với nhóm nhân viên phục vụ tàu khách thì phải tạm nghỉ vì không bố trí được việc. Những người được hưởng chế độ theo Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 sẽ làm các thủ tục tại địa phương để hỗ trợ.
Qua tìm hiểu, trong 6 tháng đầu năm 2021, VNR có khoảng 1.700 lao động phải nghỉ luân phiên, tạm hoãn hợp động lao độngĐ khoảng 1.300 người, chưa có số thống kê số người lao động bị chấm dứt hợp đồng.
"Hiện nay, 100% tàu khách đã dừng hoạt động, coi như "đóng băng" đường sắt vận tải hành khách, dẫn sản lượng kinh doanh bị sụt giảm 50% trên tổng doanh thu của VNR. Tàu hàng cũng chỉ chạy 1 chiều, ngược lại tàu chạy rỗng không có hàng. Ngoài ra, dịch bệnh còn đang gây ảnh hưởng đến việc tái cơ cấu ngành Đường sắt. Đề án tái cơ cấu đã được gửi tới Bộ GTVT và Thủ tướng Chính phủ, nhưng vẫn đang chờ các quyết định thực hiện", ông Vũ Anh Minh cho hay.
Cũng theo ông Vũ Anh Minh, trong thời gian tạm dừng chạy tàu Bắc Nam, VNR sẽ thông báo, niêm yết các chính sách hỗ trợ đối với hành khách đã mua vé làm thủ tục hoàn trả, bảo lưu tiền vé tại các nhà ga và trên các kênh bán vé của VNR. Đối với tàu hàng, VNR đề nghị các ga, xí nghiệp đầu máy kiểm soát chặt chẽ công tác tổ chức chạy, không để người dân lợi dụng tàu hàng để di chuyển giữa các địa phương, gây mất an toàn chạy tàu và vi phạm các quy định về công tác phòng chống dịch.
Chuyến tàu chuyên biệt đưa người dân Quảng Trị từ các tỉnh phía Nam về quê Ngày 14/8, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) tiếp tục tổ chức đoàn tàu chuyên biệt thứ 4 đưa 420 công dân Quảng Trị đang học tập, sinh sống, làm việc tại TP Hồ Chí Minh, các tỉnh phía Nam về quê. Trước đó, VNR đã tổ chức 3 chuyến tàu chuyên biệt đưa 1.500 công dân Hà Tĩnh, Thừa Thiên...