Đường sắt ngập trong lũ, hành khách kẹt lại ga
Do đường ngập nên nhiều đoàn tàu đã phải dừng lại nhiều giờ để chờ nước rút mới có thể chuyển bánh.
Do mưa lớn kéo dài đã khiến các nước ở các con sông tại Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Quảng Nam tiếp tục dâng cao, có nơi trên báo động 3. Do nước dâng cao nên nhiều đoàn tàu chạy hướng Bắc – Nam phải dừng lại để chờ nước rút.
Các hành khách trên chuyến tàu SE1 đã phải chờ hơn 4 giờ vì đường ngập.
Cụ thể, tàu SE1 khởi hành từ Hà Nội đi Sài Gòn, chuyển bánh lúc 7h ngày 14/11, sau khi đến ga Diêu Trì (Bình Định) lúc 16h20 đã phải dừng lại vì đường ngập. Các hành khách đã nán lại ga hơn 4 giờ. Các nhân viên quản lý trên tàu cho biết vẫn chưa có kế hoạch cụ thể khi nào tàu bắt đầu chạy lại vì còn phụ thuộc vào tình hình thời tiết.
Ngồi bên hành lang nhà ga, anh Nguyễn Nhất Linh (26 tuổi, ở Hà Nội) cho biết: “Tôi có việc phải đi vào Khánh Hòa công tác, nhưng với tình hình này không biết bao giờ đường mới hết ngập để tàu có thể chuyển bánh”.
Hành khách ngồi chờ tại nhà ga Diêu Trì
Tranh thủ ngủ trong lúc đợi tàu
Video đang HOT
Người nước ngoài đi trên chuyến tàu SE1
Theo Lê Tú
Lũ ào ạt đổ về: Nhà ngập, đường thành sông
Trong ngày hôm qua (15/11), một đợt lũ "khủng" đã tấn công Quảng Ngãi khiến hàng ngàn hộ dân phải vội vã rời nhà đi sơ tán. Trong khi đó, tại Huế, mưa lớn trên diện rộng kết hợp ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới đã biến nhiều tuyến đường thành sông.
Huế: Lũ lên nhanh, nhiều tuyến đường trở thành sông
Tại Thành phố Huế, mưa lớn trên diện rộng kết hợp ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới đã biến nhiều tuyến đường thành sông. Cụ thể trên các tuyến đường Nguyễn Huệ, Phan Đình Phùng, Đống Đa, Lê Hồng Phong, Hùng Vương, Nguyễn Khuyến ngập sâu 0,2-0,3 m, có nơi đến 0,5m. Tuyến quốc lộ 1A đoạn qua địa bàn thành phố Huế có nhiều điểm ngập úng gây ách tắc giao thông nhiều giờ liền. Nhiều xe máy, ô tô bị chết máy phải dắt bộ.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên bởi vì lượng mưa quá lớn đổ về, trong khi hệ thống thoát nước ở đây hoặt động không hiệu quả, nhiều nơi không có hệ thống thoát nước.
Do ngập nặng, giao thông trên nhiều tuyến đường trở nên hỗn loạn. Nhất là tuyến đường Nguyễn Huệ - Nguyễn Khuyến; Hà Nội- Hùng Vương... ách tắc giao thông nhiều giờ trên tuyến Hà Nội - đầu cầu Phú Xuân đến trung tâm văn hóa thông tin tỉnh.
Ghi nhận của phóng viên cho thấy, trận mưa lớn kéo dài từ 4h sáng đến 18h chiều qua (15/11), với lượng mưa đo được từ 200-300mm khiến hàng chục tuyến đường trên địa bàn TP. Huế đã biến thành sông. Trong khi đó, các tuyến đường Lý Thường Kiệt, Hùng Vương, Bến Nghé, Đống Đa cùng nhiều tuyến đường tại các phường: Phú Hòa, Phú Cát, Thuận Thành, Thuận Lộc... cũng bị ngập từ 0,2 - 0,4m. Chính quyền tỉnh Thừa Thiên - Huế đã ban bố tình trạng khẩn cấp phòng chống lũ.
Ngay trong chiều 15/11, Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn (PCLB và TKCN) tỉnh đã yêu cầu Ban Chỉ huy PCLB&TKCN các huyện, thị xã và thành phố Huế; các cơ quan, đoàn thể trong tỉnh triển khai các phương án ứng phó với diễn biến xấu của thời tiết. Chủ động cho học sinh nghỉ học ngay từ chiều 15/11. Nếu tình hình xấu nhất phải sơ tán người và tài sản ra khỏi vùng có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất miền núi, khu vực nguy hiểm ven cửa sông, đầm phá... đến nơi an toàn.
Một số hình ảnh cố đô Huế chìm trong biển nước:
Lũ "khủng" ở Quảng Ngãi
Trong ngày hôm qua (15/11), một đợt lũ "khủng" xuất hiện tại tỉnh Quảng Ngãi đã tấn công địa phương này khiến hàng ngàn hộ dân phải vội vã rời nhà đi sơ tán. Các huyện như Nghĩa Hành, Mộ Đức, Ba Tơ, Tư Nghĩa, Sơn Hà,...đều ngập chìm trong nước. Nhiều ngôi nhà trong vùng trũng ngập đến gần 2m.
Hiện mực nước trên các sông ở Quảng Ngãi đều đã vượt qua mức báo động 3, đỉnh lũ ngang với đợt lũ lịch sử năm 1999. Hiện đã có 2 người chết do lũ cuốn và lở núi. Do nước lũ vẫn đang tiếp tục lên nhanh nên tình hình vẫn hết sức phức tạp. Chính quyền địa phương tỉnh Quảng Ngãi đã dốc toàn lực đưa dân ra khỏi vùng nguy hiểm, tiếp tục rà soát để tiếp tục di dời.
Trước diễn biến phức tạp của lũ, ông Cao Khoa - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi cũng trực tiếp đi kiểm tra tình hình lũ, công tác di dời dân tại các địa phương. Ông Khoa lưu ý các địa phương phải ưu tiên cho nhiệm vụ di dời dân vùng chịu ảnh hưởng của lũ, sạt lở núi để đảm bảo tính mạng và tài sản cho nhân dân; các địa phương không được chủ quan lơ là vì lũ sẽ còn diễn biến phức tạp, đồng thời chỉ đạo tại các ngả đường bị nước lũ chia cắt phải bố trí lực lượng trực kiểm soát không cho người và phương tiện qua lại.
UBND tỉnh Quảng Ngãi đã ra công điện khẩn chỉ đạo công tác ứng phó với lũ đang diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Mực nước trên các sông ở Quảng Ngãi vẫn đang tiếp tục dâng lên. Lực lượng vũ trang Quảng Ngãi cũng sẵn sang chuẩn bị người và phương tiện cứu hộ cứu nạn để cứu dân vùng lũ khi có tình huống khẩn cấp, nhất là trong đêm nay. Hiện tại Quảng Ngãi đã có 1 người chết do lũ cuốn, 1 người chết do lở núi.
Chùm ảnh lũ dữ tại Quảng Ngãi:
Theo Khampha
Hai người chết, hàng chục người mất tích do lũ Từ sáng nay, ở các tỉnh Nam Trung Bộ bất ngờ xuất hiện mưa to kèm theo gió lớn. Hậu quả đã làm 2 người chết, hàng chục người mất tích và nhiều nơi đã bị cô lập. Hai người chết, nhiều người mất tích Tại Đà Nẵng và Quảng Nam: Từ lúc 9h sáng nay, trên địa bàn hai địa phương này...