Đường sắt Nam Bắc tê liệt vì mưa cực lớn ở phía Đông Sài Gòn
Hai đoàn tàu khởi hành từ ga Sài Gòn đi miền Bắc và miền Trung với hàng trăm hành khách đã phải dừng lại vì tuyến đường sắt bị phong tỏa do mưa cực lớn ở phía Đông thành phố.
Đến hơn 20h tối nay (19/9), nhiều khu vực ở vùng phía Đông TPHCM còn mưa rất lớn, người dân vẫn đang vô cùng vất vả lội qua các tuyến đường ngập sâu trong biển nước để về nhà.
Đến gần khuya ngày 19/9, người dân ở khu vực phía Đông TPHCM vẫn còn đang vất vả lưu thông qua những tuyến đường chìm trong biển nước.
Cơn mưa như trút nước kéo dài từ chiều đến tối 19/9 khiến hàng loạt tuyến đường ở TPHCM ngập nặng.
Trước đó, khoảng hơn 18h cùng ngày, khắp các quận, huyện ở TPHCM đều có mưa trên diện rộng. Tại các quận phía Đông thành phố như quận 2, 9, 12, Thủ Đức, Bình Thạnh… lượng mưa rất lớn kèm theo giông gió và sấm sét.
Nước cuồn cuộn chảy xối xả trên đường phố trong cơn mưa khủng khiếp.
Do mưa quá lớn nên hàng loạt tuyến đường có vị trí trũng thấp và hệ thống thoát nước kém như đường Tô Ngọc Vân, Đặng Văn Bi, Võ Văn Ngân (quận Thủ Đức), 2 đầu và dốc cầu Rạch Chiếc trên xa lộ Hà Nội (thuộc quận Thủ Đức và quận 9), đường Lê Văn Việt, Đỗ Xuân Hợp (quận 9), Nguyễn Duy Trinh, Lương Định Của (quận 2)… ngập sâu trong biển nước.
Tuyến đường Tô Ngọc Vân, quận Thủ Đức ngập sâu gần 1m khiến xe cộ chết máy la liệt.
Theo ghi nhận của PV Dân trí, tại nút giao giữa đường sắt với đường bộ (đường Tô Ngọc Vân – Phạm Văn Đồng, thuộc 2 phường Linh Đông và Linh Tây, quận Thủ Đức), nước mưa ngập sâu gần 1m khiến phương tiện chết máy la liệt, người dân vô cùng khốn đốn dắt xe lội qua vùng ngập nước trong tình trạng ướt sũng. Nhiều người khác phải đứng 2 đầu đường để chờ nước rút trong cơn mưa tầm tã.
Video đang HOT
Đường sắt Bắc Nam qua nút giao Tô Ngọc Vân – Phạm Văn Đồng (quận Thủ Đức) chìm trong nước.
Tại khu vực nói trên, mưa lớn cũng đã làm ngập nặng tuyến đường sắt Bắc Nam đúng vào thời điểm 2 đoàn tàu từ ga Sài Gòn đi Hà Nội và Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) khởi hành. Theo các nhân viên trực tại gác chắn Tô Ngọc Vân, do đường sắt qua khu vực bị ngập quá sâu, gây ảnh hưởng đến sự an toàn nên kíp trực đã báo xin phong tỏa tuyến đường sắt từ ga Bình Triệu đến ga Sóng Thần để chờ nước rút, đồng thời kiểm tra độ an toàn của tuyến đường sắt. Do đó, hàng trăm hành khách trên 2 đoàn tàu SE2 (Sài Gòn – Hà Nội) và SQN4 (Sài Gòn – Quy Nhơn) khởi hành khoảng từ 19h30 đến 19h45 cùng ngày bị ảnh hưởng.
Một số hình ảnh mưa lớn làm tê liệt giao thông đường sắt, đường bộ ở TPHCM:
Nước mưa tuôn xối xả trên đuờng Đặng Văn Bi, phường Bình Thọ, quận Thủ Đức.
Hàng loạt tuyến đường ở phía Đông TPHCM lênh láng nước.
Người dân khốn đốn lội nước ngập trong khi mưa vẫn không dứt.
Đường sắt đoạn từ ga Bình Triệu đến ga Sóng Thần bị ngập rất nặng gây ảnh hưởng đến việc chạy tàu của ngành đường sắt.
Hai chuyến tàu từ Sài Gòn đi Hà Nội và Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) đã bị gián đoạn do ngành đường sắt phong tỏa khu vực bị nước ngập ở quận Thủ Đức, TPHCM.
Cảnh ngập kinh hoàng trong và sau cơn mưa chiều đến tối 19/9 ở khu vực phía Đông thành phố.
Người dân vất vả bì bõm lội nước để tìm đường về nhà trong đêm.
Theo Dân Trí
Đường sắt là 'chủ đạo' trong hệ thống giao thông
Luật đường sắt (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua, quy định ưu tiên phân bổ ngân sách Trung ương cho lĩnh vực này.
Chiều 16/6, với hơn 80% tổng số đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua dự án Luật Đường sắt (sửa đổi).
Luật này đưa ra hàng loạt chính sách của nhà nước về phát triển đường sắt, trong đó có việc ưu tiên tập trung nguồn lực để đầu tư phát triển, nâng cấp, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia và đô thị, bảo đảm lĩnh vực này đóng vai trò chủ đạo trong hệ thống giao thông vận tải cả nước.
Đồng thời, để bảo đảm phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia theo quy hoạch, Luật nêu rõ ưu tiên phân bổ ngân sách Trung ương trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm với tỉ lệ thích đáng.
Tỷ lệ đầu tư cho ngành đường sắt là một trong những nội dung được đề cập nhiều trong quá trình thảo luận dự án Luật này.
Theo Bộ trưởng Giao thông Trương Quang Nghĩa, Việt Nam là một trong không nhiều nước sớm có hệ thống đường sắt hiện đại, nhưng sau 100 năm thì kém dần và nay thì thực sự rất lạc hậu. Trong khi đó, giai đoạn 2011-2015, đầu tư cho ngành đường sắt chỉ chiếm khoảng 3% tổng cơ cấu đầu tư của ngành giao thông, đường bộ là gần 90%.
Trước khi Luật được thông qua, có ý kiến đại biểu đề nghị quy định cụ thể tỷ trọng đầu tư tối thiểu trong tổng vốn đầu tư cho ngành giao thông vận tải để phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt, ấn định tỉ lệ này tối thiểu là 35%. Theo Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Công nghệ và Môi trường Phan Xuân Dũng, Ủy ban thường vụ Quốc hội nhận thấy đây là ý kiến rất tâm huyết nhằm tạo động lực phát triển mạnh mẽ cho lĩnh vực giao thông vận tải đường sắt.
Tuy nhiên, ông Dũng cho biết, nếu quy định cứng về tỷ trọng đầu tư cho lĩnh vực đường sắt trong tổng vốn đầu tư cho ngành giao thông vận tải sẽ khó khả thi trong thực tế, vì việc phân bổ nguồn vốn cho các phương thức vận tải cần phải đảm bảo tính linh hoạt, đáp ứng yêu cầu phát triển của từng thời kỳ và đảm bảo tính hiệu quả trong việc sử dụng vốn.
Đường sắt sẽ đóng vai trò chủ đạo trong hệ thống giao thông vận tải.
Ngoài ra, Luật cũng quy định dành quỹ đất theo quy hoạch để phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt, công trình công nghiệp đường sắt; khuyến khích, hỗ trợ phát triển công nghiệp đường sắt, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, đào tạo nguồn nhân lực để phát triển đường sắt hiện đại...
Hằng năm, Chính phủ báo cáo Quốc hội về việc thực hiện chính sách phát triển giao thông vận tải đường sắt và việc sử dụng ngân sách Nhà nước đầu tư cho lĩnh vực này.
Kinh doanh đường sắt được ưu đãi
Điểm mới đáng chú ý trong Luật đường sắt (sửa đổi) vừa được thông qua là việc đưa kinh doanh trong lĩnh vực này vào các ngành, nghề ưu đãi đầu tư.
Theo đó, tổ chức, cá nhân hoạt động đường sắt được hưởng các ưu đãi, hỗ trợ như: Giao đất không thu tiền sử dụng đất đối với diện tích xây dựng kết cấu hạ tầng; căn cứ vào khả năng nguồn lực thực tế, Nhà nước cho vay với lãi suất vay tín dụng đầu tư ưu đãi...
Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, đường sắt đô thị và công nghiệp đường sắt được hưởng mức ưu đãi về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Cùng với đó, doanh nghiệp còn được miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện giao thông đường sắt mà trong nước chưa sản xuất được...
Tổ chức, cá nhân khi đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị được Nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí giải phóng mặt bằng.
Trong quá trình thảo luận, có ý kiến đề nghị bỏ ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp kinh doanh trong hoạt động đường sắt, vì như vậy có thể tạo sự bất bình đẳng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, Ủy ban thường vụ Quốc hội cho rằng đây một lĩnh vực rất đặc thù, đầu tư rất lớn, việc thu lại nguồn vốn rất chậm, vì vậy cần thiết giữ nội dung về ưu đãi như nêu trên.
Luật có hiệu lực thi hành từ 1/7/2018.
Luật dành các chương riêng cho đường sắt đô thị và đường sắt tốc độ cao. Trong đó, yêu cầu đối với đường sắt tốc độ cao là kết nối hiệu quả các đô thị lớn, trung tâm kinh tế, vùng kinh tế trọng điểm và các phương thức vận tải khác.
Đường sắt tốc độ cao phải được nghiên cứu tổng thể toàn tuyến, và tổ chức xây dựng theo nhu cầu vận tải, khả năng huy động vốn.
Xuân Hoa - Hoàng Thuỳ
Theo VNE
Suýt xảy ra thảm hoạ đường sắt trong cơn mưa trái mùa chiều mùng 6 Tết SDù các nhân viên gác chắn Tô Ngọc Vân đã yêu cầu phong toả đường tàu do mưa lớn gây ngập nặng cung đường sắt, nhưng đoàn tàu lửa vẫn ầm ầm lao tới... Đến hơn 20h tối nay 2/2 (mùng 6 Tết Đinh Dậu), khu vực phía Đông TPHCM mưa vẫn còn nhưng không lớn. Nước đã dần rút và tuyến đường...