Đường sắt metro Nhổn – ga Hà Nội lại tiếp tục “lùi” tiến độ
Chiều 6.6, trao đổi với PV, một lãnh đạo Ban quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) cho biết, tuyến đường sắt Metro Nhổn – Ga Hà Nội có thể sẽ lùi tiến độ so với dự kiến.
Vị này thông tin, đến nay dự án mới đạt khoảng 43% tiến độ, điển hình là việc thi công gói thầu CP03 cho đoạn đi ngầm, hầu hết ga ngầm, ống ngầm chưa được triển khai vì vướng mắc trong giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên, Ban quản lý nay đang cố gắng đẩy nhanh, dùng các biện pháp để kịp tiến độ năm 2022.
Theo lãnh đạo MRB, năm 2020, đơn vị sẽ đưa phần nổi vào khai thác đoạn từ Nhổn đến Đại học Giao thông vận tải (đoạn trên cao). Việc này vừa để có cơ sở bảo hành thuận lợi nếu có hỏng hóc; vừa để cho nhân dân đi lại thuận tiện hơn đoạn từ Nhổn về Cầu Giấy; ngoài ra đây cũng là quá trình kiểm tra, rà soát phục vụ bán vé,v.v… để khi tuyến ngầm đi vào hoạt động việc khai thác toàn tuyến đạt sẽ đạt hiệu quả cao nhất.”Chúng tôi sẽ kẻ lại biểu đồ đường ngang và cố gắng làm đúng tiến độ năm 2022, bởi vì trong quá trình thi công có thể xảy ra những rủi ro không thể nói trước được dù đã chuẩn bị những phương án để đối phó” – vị này nói.
Ban quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội đang cố gắng đẩy nhanh dùng các biện pháp để kịp tiến độ năm 2022. Ảnh: T.An
Được biết, sau 4 tháng khởi công các gói ngầm, chuyển biến tích cực nhất chỉ dừng lại ở việc xây rào chắn quanh khu vực ga S9 và S10, phân luồng giao thông bắt đầu thi công trên đường Kim Mã và Cát Linh.
Các hợp phần liên quan đến tàu và thiết bị đạt tiến độ từ 6 đến 11%, đoạn trên cao hiện nay đạt 83%. Hiện dự án tập trung xây dựng 4 cầu cạn và dốc hạ ngầm; thi công ở ga chuyển giao và tầng ke ga của 8 ga trên cao.
Video đang HOT
Ban Quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội, ban đầu dự án đặt kế hoạch hoàn thành xây dựng vào quý IV.2022, trong điều kiện các hợp phần quan trọng như đoạn đi ngầm được triển khai đúng hạn.
MRB đề xuất UBND Hà Nội và các cơ quan hữu quan phương án đưa tuyến trên cao dài 8,5 km gồm 8 nhà ga từ Nhổn đến Cầu Giấy vận hành trước vào quý IV.2020, ngoài ra tiếp tục xây dựng đoạn đi ngầm để toàn tuyến được hoàn thiện vào quý IV.2022.
Để đẩy nhanh tiến độ dự án, theo tư vấn dự án Systra (Pháp), hiện có khoảng 1.000 công nhân làm việc ngày đêm trên công trường.
Dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn – ga Hà Nội được UBND thành phố giao cho Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội làm chủ đầu tư trực tiếp thực hiện dự án. Tuyến đường đi qua các quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Ba Đình, Đống Đa, Hoàn Kiếm. Tổng chiều dài 12,5 km, trong đó đoạn đi trên cao dài 8,5km, đoạn đi ngầm khoảng 4km. Cơ quan chủ quản UBND TP.Hà Nội. Tổng mức đầu tư dự án 1.176 triệu Euro (32.910 tỷ đồng). Thời gian thực hiện 2009-2022.
Dự án được khởi công từ tháng 9.2010, công trình dự kiến hoàn thành vào tháng 9.2017. Tuy nhiên, đầu năm 2017 thành phố báo cáo lùi tiến độ đến sau năm 2021.
Theo Danviet
Thi công đường sắt Nhổn - Ga HN: Hàng loạt cây sưa quý hiếm sẽ về đâu?
175 cây xanh sẽ được di dời, chặt hạ phục vụ thi công tuyến đường sắt đô thị (ĐSĐT) Nhổn - Ga Hà Nội. Trong đó, 12 cây sưa đỏ sẽ được đánh chuyển và chăm sóc tại công viên Thống Nhất.
Sáng 4.5, một lãnh đạo Ban quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) cho biết, để tổ chức thi công đoạn hầm và các ga ngầm phục vụ thi công đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội, đơn vị này sẽ tiến hành dịch chuyển, chặt hạ 175 cây xanh, bao gồm trên vỉa hè đường Kim Mã, đường Cát Linh và vỉa hè đường Trần Hưng Đạo.
Cụ thể, để tổ chức thi công đoạn hầm và các ga ngầm, ngày 23.1.2018, Sở Xây dựng đã cấp Giấy phép số 14/GP-SXD, 20/GP - SXD cho MRB được phép dịch chuyển, chặt hạ 175 cây, bao gồm trên vỉa hè Kim Mã (ven hồ Thủ Lệ); đường Cát Linh (khu vực nhà ga số 10); và trên vỉa hè đường Trần Hưng Đạo (khu vực nhà ga số 12).
12 cây sưa quý hiếm cần được bảo tồn sẽ được chuyển về Công viên Thống nhất để trồng và chăm sóc.
Trong đó, dịch chuyển 122 cây đang sinh trưởng phát triển bình thường, đưa về nút giao Vĩnh Ngọc trên đường Võ Nguyên Giáp để trồng và chăm sóc. Chặt hạ 41 cây cong nghiêng, cụt ngọn, mục gốc, mục thân, già cỗi, không đúng chủng loại cây đô thị.
Đặc biệt, trong số đó sẽ có 12 cây sưa quý hiếm cần được bảo tồn sẽ được dịch chuyển về Công viên Thống nhất để trồng và chăm sóc.
Được biết, 12 cây sưa này nằm trên đường Trần Hưng Đạo (quận Đống Đa), hiện đang sinh trưởng tốt, cao từ 4-8m, tán rộng, mỗi cây đều có mã số và được xây dựng một bộ hồ sơ riêng với đầy đủ thông số về loài cây, chiều cao, chiều rộng thân cây, tán cây, độ tuổi,v.v...
Theo lãnh đạo MRB, kế hoạch dịch chuyển, chặt hạ này đã có sự đồng ý của các cơ quan chức năng. Phương án dịch chuyển, chặt hạ cây xanh phải đảm bảo tuân thủ quy trình của TP về an toàn và vệ sinh môi trường. Thi công cắt tỉa cành đối với cây đánh chuyển; cắt cành, thân đối với cây chặt hạ và thu hồi củi gỗ.
"Với những cây thuộc diện dịch chuyển, trồng lại, các đơn vị chức năng sẽ có trách nhiệm giám sát, kiểm tra trong quá trình thực hiện di chuyển và duy tu chăm sóc ở địa điểm trồng lại" - vị này cho hay.
Theo MRB, việc di chuyển, chặt hạ cây được giao cho các nhà thầu: Liên danh Hyundai E&C - Ghella JV; Công ty TNHH MTV Cây xanh Hà Nội; Công ty CP tư vấn đầu tư xây dựng Hà Thành thực hiện; nhà thầu tư vấn Systra giám sát. Dự kiến việc di chuyển cây sẽ hoàn thành trong tháng 6.
Theo ghi nhận, đến nay tại khu vực nhà ga S10- Cát Linh, MRB đã bắt đầu di dời, chặt hạ cây để phục vụ thi công. Riêng khu vực ga S12 - Trần Hưng Đạo dự kiến triển khai vào cuối năm nay.
Trước đó, tháng 9.2017, cũng để phục vụ thi công tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội, khoảng 130 cây xanh trên đường Kim Mã (từ hồ Thủ Lệ đến nút giao Núi Trúc) đã được chặt hạ, di chuyển.
Tháng 10.2016, 109 cây, trong đó có khoảng 100 cây xà cừ cổ thụ trên đường Kim Mã (đoạn hồ Thủ Lệ) cũng đã được chặt hạ, đánh chuyển về vườn ươm ở xã Đa Tốn trước khi đưa ra trồng trở lại trên một số tuyến đường, dải phân cách khác của Hà Nội.
Theo Danviet
Đường sắt Nhổn-ga Hà Nội lỡ hẹn thêm 1 năm Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội (chủ đầu tư) vừa có văn bản thừa nhận việc đội giá và cho biết, tiến độ dự án vừa được điều chỉnh lùi thêm 1 năm. Dự án đường sắt Nhổn- ga Hà Nội ngoài bị chậm hơn 2 năm còn đội giá trên 78%. Ảnh: Anh Trọng Sau khi báo Tiền Phong...