Đường sắt ‘loay hoay’ giảm lỗ thời COVID-19
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR – Bộ GTVT) đã lên các kịch bản giảm lỗ do ảnh hưởng của dịch COVID-19 theo từng giai đoạn. Tính riêng quý I/2020, doanh thu vận tải hành khách của VNR đạt hơn 527 tỷ đồng, giảm 65 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2019, ước lỗ khoảng 100 tỷ đồng và nếu dịch bệnh tiếp tục kéo dài, dự kiến VNR sẽ giảm doanh thu từ 700 – 1.000 tỷ đồng so với kế hoạch năm, kéo theo khoản lỗ tương đương với doanh thu giảm.
Lay lắt doanh thu
Theo Phó Tổng giám đốc VNR, ông Phan Quốc Anh: Tính chung trong quý I/2020, dịch COVID-19 đã khiến ngành Đường sắt phải dừng chạy 152 chuyến tàu.
Cụ thể, VNR đã ký thỏa thuận hợp tác với Tập đoàn Hóa chất Việt Nam vận chuyển bằng đường sắt năm 2020 khoảng 1,6 triệu tấn apatit, phân bón, hóa chất; duy trì chạy hàng tuần tàu container lạnh liên vận quốc tế, vận chuyển thanh long chạy thẳng từ ga Đồng Đăng sang ga Bằng Tường (Trung Quốc) từ tháng 2/2020… Nhưng từ ngày 1/4, VNR chỉ còn duy trì 1 đôi tàu khách Thống Nhất SE3/4 trên tuyến đường sắt Bắc Nam.
Trước đó, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, khiến hành khách gần như hủy bỏ tất cả các tour đường sắt từ tháng 2/2020 và hạn chế đi lại bằng tàu hỏa, nên VNR chỉ còn duy trì 5 đôi tàu Thống Nhất, tạm dừng hết các mác tàu du lịch SP1, SP2, SP3, SP4 chuyên tuyến Hà Nội – Lào Cai và ngược lại; SE19/SE20 Hà Nội – Đà Nẵng và ngược lại; SQN1/2 Sài Gòn – Quy Nhơn, SE21/SE22 Sài Gòn – Đà Nẵng…
Từ ngày 1/4, VNR chỉ duy trì 1 đôi tàu khách chạy tuyến Bắc – Nam. Ảnh: Huy Hùng/TTXVN.
Để duy trì vận tải hành khách, lưu thông hàng hóa phục vụ kinh tế xã hội, khai thác tận dụng năng lực thông qua do cắt giảm tàu khách, VNR đã chủ trương tăng cường chạy các toa hàng kết hợp với toa khách trên các tuyến đường sắt, nhất là chạy tàu hàng nhanh tuyến Hà Nội – TP Hồ Chí Minh, với thời gian hành trình gần như tàu khách; đồng thời, giảm cước vận tải hàng hóa trong điều kiện giá nhiên liệu giảm và tiết kiệm chi phí.
Ngoài ra, thực hiện phòng dịch COVID-19, để phục vụ nhu cầu vận chuyển nhanh các mặt hàng cần điều kiện bảo quản tốt, thời gian trả hàng nhanh, VNR chuyển hình thức kinh doanh sang đặt hàng online.
Cụ thể, VNR vận chuyển hàng hóa theo phương thức “từ nhà đến nhà”, khách hàng chỉ cần truy cập website: www.harapost.vn để đặt vận chuyển trực tuyến hoặc khách hàng có thể đến đặt, đăng ký nhận vận chuyển hàng hóa qua đại lý “harapost” ở các ga. Nhân viên đường sắt sẽ đến tận địa chỉ của khách hàng để nhận hàng hóa hoặc khách hàng có thể tự đem đến ga. Hàng được vận chuyển bằng tàu hỏa và nhân viên đường sắt giao đến tận tay người nhận.
Mặc dù chạy tàu hàng kết hợp tàu khách là giải pháp “cứu cánh” gần như duy nhất của ngành đường sắt hiện nay, nhưng chỉ là các giải pháp tình thế để đảm bảo đường sắt vẫn duy trì hoạt động trong bối cảnh dịch tiếp tục diễn biến phức tạp, không thể mang lại doanh thu, lợi nhuận ổn định.
“VNR đang tìm mọi cách để thu hút được vận tải hàng hóa trong mùa dịch, kể cả đẩy mạnh vận chuyển hành lý, hàng bưu kiện, chuyển phát nhanh theo tàu khách. Tuy nhiên, do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, các chủ hàng thuê vận tải nguyên vật liệu đầu vào, sản phẩm đầu ra cho các nhà máy cũng đang giảm sản lượng vận chuyển…”, ông Phan Quốc Anh cho hay.
Còn theo ông Đỗ Văn Hoan, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Vận tải đường sắt Hà Nội, tàu khách phải dừng, không còn cách nào khác, doanh nghiệp phải đẩy mạnh tàu hàng, nhất là khai thác hàng lẻ, hàng có giá trị cao, cần bảo quản tốt, thời gian vận chuyển nhanh trên tuyến Bắc – Nam để phục vụ nhu cầu cuộc sống thiết yếu của người dân trong mùa dịch…
Kịch bản ứng phó dịch COVID-19
Video đang HOT
Lãnh đạo VNR khẳng định, để chủ động phát triển sản xuất kinh doanh, đón đầu việc kiểm soát dịch bệnh, chủ trương tập trung phát triển vận tải hàng hóa với tàu khách không chỉ trong mùa dịch COVID-19, mà là định hướng lâu dài của ngành đường sắt. Vì vậy, ngành đường sắt đã đóng mới khoảng 300 toa xe chở container; thử nghiệm và đưa vào vận hành chính thức hệ thống quản trị vận tải hàng hóa qua mạng, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, thuận tiện hơn đối với khách hàng.
Đường sắt nh-ận đặt hàng vận chuyển online để phòng chống dịch COVID-19. Ảnh: Công Luật/TTXVN.
Công ty CP Vận tải đường sắt Hà Nội cũng đã tạm dừng đầu tư lớn về toa xe khách và triển khai đóng mới 100 toa xe hỗn hợp để có thể chở được nhiều mặt hàng, kể cả container; đồng thời, đầu tư một số thiết bị tại các điểm đầu, cuối như xe ô tô, cẩu xếp dỡ… để không phải đi thuê của các doanh nghiệp khác, như vậy sẽ chủ động hơn trong xây dựng giá thành vận tải logistics.
Còn trước các phương án dự báo lỗ theo từng tháng, VNR đã tính toán các “kịch bản” sản xuất kinh doanh khác nhau tùy thuộc thời điểm khống chế được dịch COVID-19 tác động đến nhu cầu vận tải hàng hóa và hành khách.
Nêu những kịch bản cụ thể, lãnh đạo VNR cho biết, nếu dịch bệnh kết thúc trong quý II/2020, dự báo năm 2020, doanh thu của VNR đạt hơn 1.400 tỷ đồng, bằng 66,7% kế hoạch năm; lợi nhuận trước thuế âm 694 tỷ đồng; thu nhập người lao động 6,6 triệu đồng, bằng 82,5% kế hoạch năm.
Nếu dịch bệnh kết thúc vào quý III, doanh thu chỉ còn hơn 1.227 tỷ đồng, bằng 58,5% kế hoạch; lợi nhuận trước thuế âm tới hơn 842 tỷ đồng; thu nhập người lao động 6,2 triệu đồng, bằng 77,5%.
Kịch bản xấu nhất nếu dịch bệnh kết thúc vào quý IV, doanh thu chỉ hơn 1.114 tỷ đồng, bằng 53,1% kế hoạch; lợi nhuận trước thuế âm tới hơn 936 tỷ đồng; thu nhập người lao động 5,9 triệu đồng, bằng 73,8%.
Để giảm thiểu thiệt hại, VNR kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp, miễn nộp các loại thuế, phí năm 2020 như: Thuế thu nhập cá nhân; miễn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tự nguyện; miễn đóng phí công đoàn. Cùng đó, miễn khoản phí sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt 8% trên doanh thu vận tải năm 2020, ước tính số tiền là 280,6 tỷ đồng cho các doanh nghiệp vận tải…
Đối với các khoảng vay, VNR đề nghị Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước xem xét khoanh nợ gốc và miễn giảm lãi vay các khoản vay của các ngân hàng cho các dự án đầu tư của VNR và các công ty vận tải đường sắt, nhằm giảm áp lực trả nợ gốc và lãi vay trong giai đoạn khó khăn. Dự kiến cả nợ gốc và lãi vay năm 2020 các doanh nghiệp vận tải đường sắt phải trả ngân hàng khoảng hơn 300 tỷ đồng.
Vân Sơn
Doanh nghiệp giao thông thua lỗ nặng nề như thế nào do Covid-19?
Trong số các doanh nghiệp ngành giao thông đang hứng chịu thiệt hại do Covid-19, Vietnam Airlines được cho là thua lỗ nặng nề nhất với khoảng gần 20.000 tỷ đồng trong năm 2020.
Báo cáo mới nhất của Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp gửi Thủ tướng Chính phủ cập nhật ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đến hoạt động sản xuất kinh doanh của 19 tập đoàn, tổng công ty đã khẳng định, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Vietnam Airlines đứng đầu danh sách, lỗ khoảng 20.000 tỷ đồng
Dự kiến cả năm 2020, nếu dịch kéo dài và kết thúc trong quý IV-2020, tổng doanh thu của Vietnam Airlines ước đạt 38.140 tỷ đồng, giảm 72.411 tỷ đồng so với kế hoạch 2020, ước lỗ 19.651 tỷ đồng.
Vietnam Airlines hiện đã triển khai dừng toàn bộ các đường bay quốc tế và duy trì khai thác các đường bay nội địa ở mức tối thiểu.
Từ tháng 3/2020, Vietnam Airlines đã buộc phải đơn phương chậm thanh toán một số khoản nợ đến hạn.
Vietnam Airlines ước lỗ đến 20.000 tỷ đồng trong năm 2020 do Covid-19
Đáng lưu ý, báo cáo của Ủy ban Quản lý vốn cũng cho thấy, đầu năm 2020, Vietnam Airlines có lượng tiền dự trữ khoảng 3.500 tỷ đồng, nhưng đến nay đã cạn kiệt, đang phải gia tăng vay ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu thanh toán.
Trong đó, dư nợ vay ngắn hạn tính đến ngày 20/03/2020 đã lên tới 3.568 tỷ đồng, trong khi nhiều khoản đến hạn thanh toán đang bị tạm dừng, dòng tiền của Vietnam Airlines dự kiến sẽ thiếu hụt lũy kế xấp xỉ 15.000 tỷ đồng trong năm 2020.
"Siêu ủy ban" lo ngại, với tình hình tài chính trong thời gian tới, nguy cơ các ngân hàng sẽ không tiếp tục cho vay theo yêu cầu của Vietnam Airlines và các công ty con.
Ngoài số vay ngắn hạn đến cuối năm 2020 là 3.517 tỷ đồng, để đảm bảo khả năng thanh toán trong năm 2020, Vietnam Airlines cần sự hỗ trợ từ Nhà nước với tổng số tiền là 12.000 tỷ đồng và bắt đầu giải ngân từ tháng 4/2020.
Được biết, Vietnam Airlines đã đề nghị được hỗ trợ khoảng 12.000 tỷ đồng trong gói hỗ trợ tín dụng 250.000 tỷ đồng (thời hạn cho vay tối thiểu 3 năm, lãi suất 0%), bắt đầu từ tháng 4/2020 để duy trì hoạt động, bảo đảm thanh khoản cho doanh nghiệp.
Đường sắt dự kiến cũng lỗ ngót 1.000 tỷ đồng
Trong khi đó, đường sắt, hàng hải cũng không nằm ngoài vòng xoáy này. Tổng công ty Đầu tư và phát triển đường cao tốc Việt Nam cũng giảm thu đáng kể.
Tàu chở hàng container Bắc- Nam
Cụ thể, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR), do không có khách đi tàu, từ đầu năm đến nay các công ty cổ phần vận tải đường sắt đã đề nghị dừng chạy hàng loạt các đoàn tàu trong nước và tàu liên vận quốc tế, gây ảnh hưởng không nhỏ tới doanh thu và lợi nhuận của ngành đường sắt, khó đảm bảo việc hoàn thành kế hoạch đã được giao.
Trong 3 tháng đầu năm 2020, doanh thu vận tải hành khách dự kiến 527,88 tỷ đồng, giảm 65 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2019, ước lỗ khoảng 100 tỷ đồng.
Dự kiến cả năm 2020, công ty mẹ doanh thu giảm từ 700 tỷ đồng đến 1.000 tỷ đồng so với kế hoạch 2020 và lỗ từ 694 tỷ đồng đến 935 tỷ đồng tùy theo từng thời điểm kết thúc dịch Covid-19.
Tương tự, tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) khi hoạt động vận tải biển bị ngưng trệ do nhu cầu vận chuyển hàng hóa sụt giảm mạnh, đặc biệt là thị trường Trung Quốc và gần đây là thị trường châu Âu và Mỹ.
Hệ thống các cảng của Vinalines đều bị ảnh hưởng do các tàu hủy lịch không đến cảng, hoặc hủy chuyến, hoặc neo chờ thậm chí lên đến 10 ngày. Các hoạt động vận tải, kho bãi giảm sản lượng khoảng 40% so với cùng kỳ.
Hầu hết đội tàu của Vinalines không đủ việc làm, không có dòng tiền trả nợ và chi phí duy trì đội tàu, hoạt động tạm nhập tái xuất và hoạt động của các cảng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt là chi phí lưu kho tăng cao.
Doanh thu hợp nhất 3 tháng đầu năm 2020 ước đạt 2.218 tỷ đồng, giảm 626 tỷ đồng.
Doanh thu công ty mẹ ước đạt 281,39 tỷ đồng, giảm 87 tỷ đồng so với cùng kỳ 2019; ước lỗ hợp nhất 113 tỷ đồng, ước lỗ công ty mẹ 94 tỷ đồng.
Dự kiến nếu dịch Covid-19 kéo dài đến quý IV-2020, doanh thu của công ty mẹ Vinalines ước đạt 1.269 tỷ đồng, giảm 279 tỷ đồng so với kế hoạch 2020; ước lỗ 76 tỷ đồng.
Còn với VEC, trong Quý I-2020, doanh thu ước giảm 15 tỷ đồng. Dự kiến nếu dịch kéo dài đến Quý IV-2020, doanh thu cả năm của VEC ước đạt 3.698,22 tỷ đồng, giảm 552,74 tỷ đồng so với kế hoạch 2020; ước lỗ 140 tỷ đồng.
Ngân Tuyền
Hỗ trợ nhưng cần đảm bảo cân đối ngân sách, an toàn cho ngân hàng Bộ Tài chính vừa trình Chính phủ dự thảo Nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất nhằm hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Ước tính số tiền hỗ trợ khoảng 80.200 tỷ đồng. Trước đó, ngành ngân hàng cũng đã triển khai gói hỗ trợ 250.000 tỷ đồng nhằm cơ cấu lại thời...