Đường sắt Đô thị Cát Linh – Hà Đông có 65 điểm dừng xe buýt
Sở Giao thông – Vận tải Hà Nội đang tổ chức khảo sát, đánh dấu các vị trí để cắm điểm dừng xe buýt kết nối với tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông.
Theo đó, sau khi tổ chức lại, toàn tuyến sẽ có 65 điểm dừng (hai chiều) với cự ly bình quân giữa các điểm dừng dưới 500m; 11/12 nhà ga sẽ có điểm dừng xe buýt ngay dưới chân nhà ga.
Về phương án kết nối tuyến đường sắt đô thị với mạng lưới xe buýt Thủ đô, tại Ga Cát Linh, hành khách có thể kết nối với tuyến đường sắt đô thị số 3 (Nhổn – Ga Hà Nội), tuyến BRT số 1 Kim Mã – Yên Nghĩa và các tuyến buýt số 18, 22, 23; Ga La Thành kết nối với tuyến buýt số 50, 99, 23, 30;
Tại Ga Thái Hà, hành khách có thể trung chuyển với các tuyến buýt số 26, 30, 50, 18, 35A, 84; tại Ga Láng, hành khách có thể trung chuyển với các tuyến buýt số 09B, 16, 24, 27;
Ảnh minh họa
Ga Thượng Đình kết nối với tuyến buýt số 02, 19, 01, 27; Ga Vành đai 3 nằm ở hầm chui Thanh Xuân kết nối với các tuyến buýt số 27, 29, 01, 02, 05, 19, 21B, 21A trên đường Nguyễn Trãi và tuyến số 22C, 29 tại hầm đường bộ Nguyễn Xiển;
Ga Phùng Khoang kết nối với các tuyến buýt số 39, 27, 02, 19, 01; Ga Văn Quán kết nối với các tuyến buýt, xe khách tại Bến xe Hà Đông (cũ);
Ga Hà Đông kết nối với các tuyến buýt số 89, 01, 02, 27, 33; Ga La Khê kết nối với các tuyến xe buýt số 01, 02, 21A, 27; tại Ga Văn Khê, hành khách có thể trung chuyển với các tuyến xe buýt số 91, 01, 02, 21A, 27.
Ga Yên Nghĩa là ga cuối của tuyến, nằm trước Bến xe Yên Nghĩa trên đường Quang Trung (Hà Đông). Tại đây, hành khách có thể đi các tuyến xe buýt nội đô, cũng như các xe khách liên tỉnh đi Hòa Bình, Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Kon Tum…
Theo Baodoanhnhan
Video đang HOT
Cấm xe máy đường Lê Văn Lương: Cụ ông thốt lên, phi thực tế, sao họ làm được
Trước đề xuất Sở GTVT Hà Nội lựa chọn đường Lê Văn Lương hoặc Nguyễn Trãi thí điểm cấm xe máy, nhiều người dân sống trên 2 tuyến đường này bày tỏ lo lắng vì giao thông công cộng chưa đáp ứng nhu cầu.
Phương tiện công cộng tốt, dân sẽ tự bỏ xe máy
Ủng hộ đề xuất hạn chế xe máy để giảm thiểu khói bụi, ô nhiễm môi trường nhưng ông Vũ Đức Hương (75 tuổi, Lương Thế Vinh, Hà Đông) không đồng tình khi đề xuất này được áp dụng trên tuyến đường Nguyễn Trãi.
Theo ông, xe buýt, BRT và sắp tới là đường sắt trên cao chưa thể đáp ứng nhu cầu của người dân.
"Nhà tôi trong phố Lương Thế Vinh, thông ra đường Nguyễn Trãi muốn đi đâu đều phải qua con đường này. Đặc thù của Hà Nội là phố nhỏ, ngõ nhỏ, các phương tiện công cộng không thể kết nối được vào tận sâu trong các ngõ phố. Tôi thấy việc cấm xe máy không khả thi ở tuyến đường này", ông Hương cho biết.
.Đường Nguyễn Trãi tắc cả sáng lẫn tối do là trục giao thông chính vào trung tâm TP. Ảnh: T.Thường
Ông Hương nêu thực tế, ở đường Nguyễn Trãi buổi sáng tắc hướng vào trung tâm, buổi chiều thì tắc hướng về Hà Đông. Đây là con đường ngắn nhất và tiện nhất để người dân quận Hà Đông và ngoại thành vào trung tâm.
Ông đề xuất nếu cấm xe máy phải đảm bảo việc di chuyển của người dân từ các quận huyện vào trung tâm được thuận lợi cả chiều đi lẫn chiều về, TP nên xây các bãi giữ xe ở quanh khu vực đầu cuối của tuyến đường đó.
Thứ 2, hệ thống xe công cộng phục vụ người dân cần tạo được sự kết nối, thuận tiện, đặc biệt là đáp ứng cho những người sống tại con đường bị cấm. Nếu làm được người dân sẽ tự động bỏ xe máy, không cần cấm.
Ông Vũ Đức Hương ủng hộ hạn chế xe máy nhưng không đồng tình khi áp dụng trên đường Nguyễn Trãi
Có cửa hàng bán đồ gỗ, bàn ghế trên phố Nguyễn Trãi, chị Nguyễn Thị Linh giãi bày: "Mấy ngày nay, chúng tôi râm ram bàn tán về đề xuất này, hầu hết đều không đồng ý".
"Nhà tôi có 5 người đi xe máy, giờ mà cấm thì không biết xoay xở ra sao. Con trai lớn học ở HV Quân y có thể đi xe buýt. Con nhỏ học trường tiểu học Kim Liên, cách nhà gần 4km hàng ngày được bố đưa đón bằng xe máy.
Nếu đi xe buýt, cháu sẽ phải đi bộ lên khoảng gần 700m tại điểm Bách hóa Thanh Xuân, còn nếu đi tàu trên cao thì phải lên tận ngã tư Khuất Duy Tiến, cách nhà 1km. Sau đó lại phải đi thêm nhiều chặng nữa, tính ra đi bằng phương tiện gì cũng dở. Không thể để cháu ngày nào cũng đi bộ hàng cây số 4 lượt để bắt xe được", chị Linh cho biết.
Chị Nguyễn Thị Linh lo lắng trước đề xuất cấm xe máy
Chị cũng lo việc kinh doanh bị ảnh hưởng: "Hàng ngày bàn ghế, đồ mỹ nghệ được xe tải chở đến nhưng khách mua hầu hết đều đi xe máy. Nếu cấm xe máy làm sao họ đi bộ vào mua hàng nhà tôi được".
Ông Đương (phường Phú Lãm, Hà Đông) đang làm bảo vệ tại một nhà hàng trên đường Nguyễn Thị Định (quận Thanh Xuân) nhận xét, khi phương tiện công cộng chưa đáp ứng được nhu cầu thì việc cấm xe máy là phi thực tế, sao mà làm được.
Ông cho biết: "Tôi thường xuyên đi làm bằng xe máy, quãng đường khoảng 5-7km, qua đường Lê Văn Lương. Thứ nhất vì nó tiện với các trục giao thông từ nhà đi, hơn nữa tuyến đường này cũng ít ùn tắc".
Theo ông Đương, nếu đường Lê Văn Lương được thí điểm cấm xe thì sẽ gây khó khăn và khiến cuộc sống của ông bị xáo trộn.
Hệ thống phương tiện công cộng chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân. Ảnh: P.Hải
"Chỗ tôi ở đến nơi làm việc không tiện để bắt xe buýt nên tôi sẽ phải đi qua đường Nguyễn Trãi đông đúc, xa hơn 2-3km nữa".
Trong trường hợp phương án di chuyển quá phức tạp, ông Đương cho biết sẽ chọn đi xe đạp hoặc xe điện
Ông Đương cho rằng cấm xe máy là phi thực tế
Bà Nguyễn Thị Đào (52 tuổi, bán nước ở đường Lê Văn Lương) chia sẻ: "Tôi nghĩ việc hạn chế xe máy về mục đích của TP Hà Nội là rất tốt nhưng rất khó thực hiện vì đây là trục đường chính nối thông các quận với nhau".
Bà Đào cho biết, mỗi ngày đi làm từ quận Hà Đông sang, con đường ưu tiên đi vẫn là đường Lê Văn Lương vì tiết kiệm thời gian và tránh ùn tắc.
"Bây giờ nếu cấm đường Lê Văn Lương tôi nghĩ sẽ gây ức chế cho những tuyến đường khác, nhiều người ở khu vực quận Hà Đông sẽ bắt buộc chọn đường Nguyễn Trãi, từ đó sẽ gây ùn tắc nghiêm trọng cho tuyến đường đó", lời bà Đào.
Bên cạnh đó, nhiều người vẫn bày tỏ lạc quan trước thông tin thí điểm cấm xe máy. Đa phần trong số này đang đi xe buýt.
Anh Đỗ Nam Phương (quận Thanh Xuân) cho biết: "Tôi làm việc tại đường Láng Hạ, quận Đống Đa nên ưu tiên chọn xe buýt nhanh. Vị trí nhà chờ đến nơi làm việc khá gần nên việc thí điểm cấm xe máy không ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống của tôi".
Theo Vietnamnet
Sẽ lấy ý kiến cộng đồng việc thí điểm cấm xe máy ở Hà Nội Theo ông Vũ Văn Viện, Giám đốc Sở Giao thông Hà Nội, trong quá trình xây dựng đề án thí điểm cấm xe máy sẽ lấy ý kiến rộng rãi của cộng đồng. Hai tuyến đường được chọn thí điểm để dừng hoạt động xe máy là đường Lê Văn Lương hoặc đường Nguyễn Trãi. Ảnh: Huy Hùng - TTXVN "Việc thí điểm...