Đường sắt Cát Linh tăng 7,8 triệu USD chi phí tư vấn giám sát
Dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông tăng chi phí hợp đồng tư vấn giám sát do chậm tiến độ, theo Bộ Giao thông Vận tải.
Trong văn bản gửi Bộ Tài Chính đầu tháng 9, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, do hợp đồng EPC dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông không thể hoàn thành đúng tiến độ, nên phải kéo dài thời gian thực hiện, đã làm tăng chi phí hợp đồng tư vấn giám sát khoảng 7,8 triệu USD.
Mặc dù vậy nguồn vốn đối ứng của dự án từ phía Việt Nam còn lại rất ít, trong khi hiệp định vay bổ sung từ phía Trung Quốc còn dư khoảng 26,4 triệu USD. Do đó, trong tháng 4, Bộ Giao thông Vận tải đã đề nghị Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc xem xét, chấp thuận bổ sung Hợp đồng tư vấn giám sát vào phạm vi tài trợ của Hiệp định vay bổ sung.
Tuy nhiên, cuối tháng 8, Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc trả lời đề nghị của Bộ Giao thông vận tải với nội dung “Phụ lục hợp đồng EPC đã được hai bên xác nhận, không cần thiết phải sửa đổi điều 1.7 của Hiệp định vay”, và “Hợp đồng tư vấn giám sát không thể được tài trợ bởi khoản vay”. Điều này có nghĩa phía Trung Quốc không đưa phần chi phí tư vấn giám sát tăng thêm vào khoản vay.
Video đang HOT
Đoàn tàu chạy thử qua hồ Hoàng Cầu cuối năm 2020. Ảnh: Giang Huy
Tuyến Cát Linh – Hà Đông dài 13 km gồm 12 ga và 1 khu Depot. Tổng mức đầu tư ban đầu 8.770 tỷ đồng (gần 553 triệu USD), sau đó điều chỉnh lên 18.002 tỷ đồng (hơn 868 triệu USD). Trong số này, vốn vay ODA Trung Quốc là 13.867 tỷ đồng, vốn đối ứng của Việt Nam là 4.134 tỷ đồng. Tổng thầu EPC là Công ty TNHH Tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc và tư vấn giám sát thi công là Viện nghiên cứu thiết kế công trình đường sắt Bắc Kinh.
Ngày 29/4, Tư vấn Pháp ban hành chứng nhận an toàn hệ thống cho dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông. Ngay sau đó, Bộ Giao thông Vận tải đã bổ sung hồ sơ, gửi báo cáo đến Hội đồng kiểm tra Nhà nước. Đến nay Hội đồng kiểm tra Nhà nước vẫn chưa có có quyết định cuối cùng nên dự án chưa thể khai thác thương mại.
Theo Bộ Giao thông Vận tải, công trình đã nghiệm thu hoàn thành tuân thủ theo hồ sơ thiết kế được phê duyệt; kết quả thí nghiệm, kiểm định, vận hành thử đảm bảo yêu cầu kỹ thuật theo các quy định liên quan. Một số vấn đề còn tồn tại về chất lượng “nhưng không ảnh hưởng đến khả năng chịu lực, tuổi thọ, công năng của công trình”.
8 hành vi bị nghiêm cấm trong kiểm định xe cơ giới
Xe cơ giới phải được kiểm định trên dây chuyền và thực hiện nghiêm theo các quy chuẩn nhất định.
Kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới (gọi tắt là kiểm định) là việc kiểm tra, đánh giá lần đầu và định kỳ tình trạng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định.
Sau khi kiểm định và thỏa mãn các tiêu chuẩn, xe cơ giới sẽ được cấp giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
Theo đó, Điều 4 Thông tư 16/2021/TT-BGTVT đã quy định chi tiết về các hành vi không được thực hiện trong kiểm định xe cơ giới, bao gồm:
1. Kiểm định không đủ nội dung, không đúng quy trình, quy định, kiểm định ngoài dây chuyền, ngoài đơn vị sai quy định; làm sai lệch kết quả kiểm định.
2. Kiểm định khi thiết bị kiểm tra bị hư hỏng; kiểm định khi thiết bị kiểm tra chưa được kiểm tra, đánh giá, hiệu chuẩn.
3. Kiểm định khi không đảm bảo việc nối mạng để truyền dữ liệu, kết quả kiểm định; kiểm định khi hệ thống camera giám sát và lưu trữ hình ảnh dạng video không đảm bảo quy định.
Không được kiểm định xe cơ giới khi thiết bị kiểm tra chưa được kiểm tra, đánh giá, hiệu chuẩn. Ảnh: GT
4. Bố trí người thực hiện công việc kiểm định trên dây chuyền kiểm định không đủ, không đúng với quy định.
5. Yêu cầu chủ xe đưa xe đi sửa chữa, bảo dưỡng tại các cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng chỉ định.
6. Thu tiền kiểm định, phí và lệ phí sai quy định; có hành vi tiêu cực, sách nhiễu.
7. Kiểm định và cấp giấy chứng nhận kiểm định cho xe cơ giới hết niên hạn sử dụng.
8. Lập hồ sơ phương tiện, kiểm định, sử dụng ấn chỉ kiểm định, in giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định và báo cáo kết quả kiểm định không đúng quy định.
Bổ sung thêm trường hợp chỉ kiểm định xe thời hạn 15 ngày tài xế cần biết Thông tư 16/2021 (sửa đổi, bổ sung Thông tư 70/2015) của Bộ GTVT ban hành bổ sung thêm các trường hợp chỉ kiểm định xe thời hạn 15 ngày. Thông tư 16/2021 (sửa đổi, bổ sung Thông tư 70/2015) của Bộ GTVT ban hành quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ...