Đường sắt Cát Linh-Hà Đông tiếp tục “thất hứa” người dân Thủ đô?
Dù đã thất hứa “năm lần, bảy lượt”, đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông tiếp tục lỗi hẹn với người dân Thủ đô.
Dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông vẫn lỗi hẹn đưa vào khai thác, vận hành vào cuối tháng 4/2019 như chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể.
Dự kiến vận hành chính thức sau 6 tháng chạy thử, tuy nhiên đường sắt Cát Linh – Hà Đông tiếp tục lỗi hẹn.
Hiện nay, Tổng thầu Trung Quốc vẫn chưa hoàn thiện hạng mục kiến trúc các nhà ga và các đơn thể khu Depot; mái che thang cuốn các nhà ga; đấu nối thoát nước khu gian ga vành đai 3, cảnh quan, cây xanh… trong khu Depot; điện, thẻ vé và hoàn thiện các thủ tục để đánh giá chứng nhận an toàn hệ thống, nghiệm thu và bàn giao dự án.Lý giải về việc chậm trễ này, lãnh đạo Ban quản lý dự án đường sắt cho rằng, dự án vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc nên không đủ điều kiện đưa vào vận hành thương mại từ cuối tháng 4/2019 do chưa được cấp chứng nhận an toàn hệ thống và Hội đồng nghiệm thu Nhà nước nghiệm thu.
“Tổng thầu thiếu kinh nghiệm triển khai dự án, không bố trí nhân lực có trình độ bao quát, cũng như chậm trễ hoàn thành các hồ sơ, tài liệu kỹ thuật, hồ sơ nghiệm thu hoàn thành, hồ sơ hoàn công… Dù Ban quản lý dự án đường sắt đã chỉ đạo quyết liệt, tháo gỡ giải quyết các vướng mắc nhưng Tổng thầu vẫn chậm trê hoàn thiện hồ sơ, ở hầu hết các hạng mục đang tồn tại, cần giải quyết”- lãnh đạo Ban quản lý dự án đường sắt đã nhấn mạnh.
Người dân thủ đô cứ “chưng hửng” và lại tiếp tục chờ ngày được đi tàu.
Bên cạnh đó, theo quy định, dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông trước khi đưa vào vận hành chính thức phải có đánh giá chứng nhận an toàn hệ thống, được thực hiện độc lập bởi Liên danh nhà thầu quốc tế Apave-Certifier-Tricc và được Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật. Sau đó, dự án còn được Hội đồng nghiệm thu Nhà nước kiểm tra, đánh giá tổng thể lần cuối.
Theo đại diện Ban quản lý dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông, mục tiêu tiến độ mà tổng thầu đặt ra đã không thể đạt được dù cả tổng thầu và ban quản lý dự án đều đang rất nỗ lực.
“Lãnh đạo ban quản lý dự án vẫn ở trên công trường suốt những ngày nghỉ lễ để đốc thúc tiến độ, muốn nhanh nhưng chúng tôi vẫn đặt mục tiêu trên hết là đảm bảo tuyệt đối an toàn khi vận hành”, vị đại diện Ban quản lý dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông nói.
Hứa hẹn vận hành chính thức sau 3-6 tháng chạy thử, đến nay đã bước sang tháng thứ 8, đường sắt Cát Linh – Hà Đông vẫn ngổn ngang.
Trái với mong mỏi của người dân rằng tuyến đường sẽ được khai thác thương mại sau 6 tháng chạy thử. Tuy nhiên, đến nay đã hơn 8 tháng chạy thử, tuyến đường sắt này vẫn chưa thể …. “chạy thật”!?
Đại diện ban quản lý dự án cho biết còn nhiều phần việc liên quan, cụ thể là công tác đào tạo nhân sự, nghiệm thu và tiến độ xây dựng tại hiện trường.
Video đang HOT
Về công tác đào tạo nhân sự, 681 nhân viên vận hành tàu đã hoàn tất công tác đào tạo, trong đó hơn 200 người được cử sang Trung Quốc học. Để 681 người từ nhân viên trung tâm điều hành, lái tàu, soát vé,… phối hợp nhuần nhuyễn, hiện nhân viên được đưa đến các vị trí để thay phiên nhau thực hành.
“Bên cạnh vấn đề nhân sự, chúng tôi đang đảm bảo các hạng mục, hệ thống vận hành đồng bộ với nhau. Khi hoạt động đơn lẻ thì mỗi thiết bị từ đoàn tàu, thiết bị thông tin, chiếu sáng, thẻ vé,… đều vận hành trơn tru nhưng khi tích hợp vào hệ thống thì phải căn chỉnh từng tí một”, đại diện Ban quản lý dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông cho hay.
Về tiến độ thi công trên thực địa, đại diện ban quản lý dự án cho biết đã hoàn thành được 99%, tuy nhiên có nhiều nguyên nhân khiến 1% còn lại chậm hoàn thành. 1% này gồm các hạng mục liên quan đến bảo trì, bảo dưỡng, thoát nước…
Người dân Thủ đô và cả nước đặt câu hỏi, kh nào thì đường sắt Cát Linh – Hà Đông hết “nhếch nhác” và vận hành thương mại được?.
Tại nhà ga vành đai 3, việc làm hệ thống thoát nước ngầm xuyên qua lòng đường Nguyễn Trãi đang gặp khó khăn do đây là nút giao 4 tầng, bên dưới có nhiều hố kỹ thuật khiến việc thiết kế đường dẫn nước gặp khó. Công nhân vẫn đang làm thâu đêm để hoàn thiện.
Một số thiết bị đơn lẻ phục vụ bảo trì, bảo dưỡng tại khu depot như các ôtô chuyên dụng, dụng cụ tiện bánh tàu,…vẫn đang được lắp đặt.
Ngoài vấn đề thi công, đường sắt đô thị có đặc thù là phải có chứng nhận an toàn hệ thống của tổ chức quốc tế, sau đó còn qua Hội đồng nghiệm thu Nhà nước xem xét, nếu đủ điều kiện mới bàn giao cho Hà Nội để đưa vào vận hành. “Ban quản lý dự án vẫn đang đôn đốc tổng thầu sớm hoàn thiện hồ sơ nghiệm thu”, đại diện Ban quản lý dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông khẳng định.
Khi được hỏi mốc thời gian tiếp theo mà Ban quản lý đưa ra để hoàn thành dự án là khi nào, đại diện Ban quản lý dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông nợ câu trả lời và cho biết sẽ thông tin đến báo chí trong thời gian sớm nhất.
Đây không phải là lần đầu tiên dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông lỗi hẹn đưa vào khai thác, vận hành. Dự án dự kiến ban đầu đưa vào khai thác năm 2016 nhưng phải điều chỉnh lùi đến hết quý 1/2019 mới khai thác thương mại.
Sau đó, trong đợt kiểm tra giữa tháng 3 năm nay, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể chỉ đạo Tổng thầu và các đơn vị liên quan cần nỗ lực để dự án đi vào vận hành thương mại vào cuối tháng 4/2019.
Đến nay đã lại qua mốc 30/4, đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông vẫn “mịt mù” ngày chạy thật. Người dân thủ đô cứ “chưng hửng” và lại tiếp tục chờ./.
Đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông có chiều dài tuyến đi trên cao là 13,5km (từ Cát Linh đi Hà Đông), khổ đường 1.435mm và 12 nhà ga trên cao. Đoàn tàu chạy với vận tốc thiết kế tối đa 80km/giờ, vận tốc bình quân khai thác 35km/giờ, khai thác với tần suất vận chuyển khoảng 2 phút/chuyến.
Dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông do Bộ Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư có tổng mức đầu tư sau điều chỉnh là 886 triệu USD (khoảng hơn 20.000 tỷ đồng).
Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội cũng đã công bố giá vé tuyến đường sắt Cát Linh-Hà Đông thấp nhất là 8.000 đồng/lượt; vé ngày là 30.000 đồng/ngày; vé tháng cho hành khách phổ thông là 200.000 đồng/tháng./.
Phi Long
Theo cafef.vn
Chủ tịch Tập đoàn Raito Kogyo: Đầu tư vào FECON để kinh doanh lĩnh vực công trình ngầm, hạ tầng đầy tiềm năng tại Việt Nam
Ông Kazuo Suzuki, Chủ tịch tập đoàn Raito của Nhật đã có những trả lời báo chí xung quanh thương vụ hợp tác với FECON tại buổi lễ ký kết chính thức hợp tác chiến lược toàn diện giữa 2 công ty này vào chiều 12/4 vừa qua.
Theo người đứng đầu Raito, thị trường xây dựng, đặc biệt là lĩnh vực hạ tầng ngầm sẽ có rất nhiều tiềm năng trong trung và dài hạn tại Việt Nam. Cả Raito và FECON đều là những doanh nghiệp có kinh nghiệm, thế mạnh trong lĩnh vực này nên việc hợp tác chiến lược là rất tốt. Việc ký kết đối tác toàn diện vào 12/4 chính là kết quả hai bên đã làm ăn với nhau ở một vài dự án đơn lẻ trong 3 năm qua.
Thế mạnh của Raito là doanh nghiệp hàng đầu tại Nhật trong lĩnh vực thi công cải tạo nền móng và bảo vệ mái dốc. Tức là không phải công ty tổng thầu xây dựng mà chuyên sâu về mảng xây dựng đặc thù.
Công ty tự nghiên cứu phát triển các công nghệ và máy thi công dành riêng cho lĩnh vực này. Năm 2018, doanh thu hợp nhất là 910 triệu USD tương đương 20.854 tỉ đồng, lợi nhuận từ HĐKD hợp nhất là 81 triệu USD tương đương 1.856 tỉ đồng.
Ông có thể chia sẻ về tham vọng của tập đoàn Raito tại thị trường Việt Nam?
Tôi nghĩ thị trường VN là một thị trường có tiềm năng tăng trưởng lớn. Tôi đặc biệt kỳ vọng tỷ lệ tăng trưởng cao của lĩnh vực xây dựng hạ tầng. Đối với RAITO, chúng tôi chú trọng các dự án hạ tầng giao thông đường bộ và đường sắt, hạ tầng liên quan đến cống ngầm, nhiệt điện và năng lượng.
Hiện nay cũng có một chút lo lắng về tình trạng chậm tiến độ do vấn đề nợ công chính phủ, nhưng tôi nghĩ tình trạng này sẽ sớm được giải quyết và thị trường hạ tầng của VN trong trung dài hạn chắc chắn sẽ tăng trưởng mạnh.
Vậy ông đánh giá và nhận định ra sao về thị trường xây dựng của Việt Nam trong thời gian tới?
Mặc dù cũng có lúc do ảnh hưởng kinh tế thế giới và các vấn đề nợ công của Chính phủ VN thị trường xây dựng cũng sẽ bị tạm ngưng trệ, nhưng phát triển cơ sở hạ tầng là điều kiện không thể thiếu đối với sự phát triển của Việt Nam, Do đó, chúng tôi cho rằng vẫn có thể kỳ vọng vào tỉ lệ tăng trưởng cao trong trung dài hạn. Tỉ lệ tăng trưởng khoảng 7~10%.
Thị trường VN đang đóng góp bao nhiêu % doanh thu cho RAITO ở Nhật? Tập đoàn kỳ vọng sẽ gia tăng tỷ lệ doanh thu này như thế nào trong tương lai ngắn?
Đóng góp của thị trường VN đối với RAITO tại Nhật hiện nay chưa đến 1%, nhưng tôi kỳ vọng trong trung dài hạn tỉ lệ này sẽ tăng. Nếu nói tỷ lệ kỳ vọng trong trung dài hạn là bao nhiêu thì chúng tôi đặt mục tiêu khoảng 3~4%.
RAITO cùng với FECON thành lập công ty liên doanh RFI vào tháng 9 năm 2016, với lĩnh vực hoạt động chính là thi công cải tạo nền đất bằng công nghệ Jet grout (khoan phụt vữa) và Chemical grout (khoan phụt vữa hóa chất). Những dự án chính đã tham gia thi công đến nay gồm có: dự án đường sắt đô thị TPHCM tuyến số 1, dự án cải tạo môi trường nước (gói G: xây dựng hệ thống cống bao gom nước thải ngầm), công trình mở rộng nhà máy phát điện Duyên Hải, công trình phát triển Nam Hội An giai đoạn 1 (KS & Vila Rosewood), công trình xây nhà máy thép mới của Hòa Phát. Ngoài ra, chúng tôi cũng dự kiến thi công công trình cải tạo nền đất cho dự án đường sắt đô thị tuyến số 2.
Vì sao Raito lại tham gia đầu tư vào FECON?
RAITO và FECON đã có hơn 5 năm gắn bó, qua 4 năm cùng nhau vận hành các dự án, chúng tôi đã xây dựng được mối quan hệ tin tưởng lẫn nhau một cách mạnh mẽ. Đó chính là lý do lớn nhất khiến chúng tôi quyết định tiến đến hợp tác toàn diện, trong đó bao gồm đầu tư vào FECON.
Hơn nữa, để triển khai kinh doanh các mảng như cải tạo nền đất và bảo vệ mái dốc sử dụng các công nghệ mà RAITO đã tích lũy cho đến nay, tôi nghĩ rằng chúng tôi không nên tự thực hiện một mình, mà nên kết hợp thực hiện với một công ty dẫn đầu trong lĩnh vực cải tạo nền móng, hạ tầng như FECON là tốt nhất. Hơn nữa, FECON và RAITO cũng muốn hợp tác để cùng xâm nhập vào thị trường các nước lân cận Việt Nam.
Lĩnh vực đường sắt ngầm đô thị và cống ngầm mà FECON muốn khai thác có thể ứng dụng nhiều kỹ thuật về cải tạo nền đất mà công ty chúng tôi sở hữu, và cũng là lĩnh vực kinh doanh hấp dẫn. Hơn nữa, các lĩnh vực mà FECON đang tham gia như thi công cũng có thể sử dụng công nghệ mà chúng tôi sở hữu để cải tạo nền đất.
RAITO đã có quan hệ đối tác như thế nào với FECON?
RAITO và FECON bắt đầu cùng nhau thi công tại gói 1B dự án đường sắt đô thị tuyến số 1 tại TPHCM từ tháng 2 năm 2015, sau đó cùng thành lập công ty LD RFI vào tháng 9/2016 (với tỉ lệ vốn góp RAITO 51%, FECON 49%) hoạt động kinh doanh lấy trọng tâm là các công trình cải tạo nền đất.
Nhằm củng cố hơn nữa mối quan hệ hợp tác từ trước đến nay, hai bên đã nâng lên hợp tác toàn diện trong đó có góp vốn trong lần hợp tác này. Cụ thể là, hai bên cùng coi nhau là đối tác chiến lược, mở rộng phạm vi hợp tác trong hoạt động kinh doanh, đống thời RAITO cũng góp vốn (mua cổ phần) vào công ty con của FECON là FCU. Ngoài ra, về phạm vi hợp tác trong hoạt động kinh doanh, bên cạnh mảng thi công sử dụng công nghệ cải tạo nền móng sẽ mở rộng sang mảng công nghệ bảo vệ mái dốc.
Với Công ty công trình ngầm, tại sao RAITO lại muốn sở hữu trực tiếp 36% vốn, đặc thù của công ty này là gì và định hướng của tập đoàn khi đầu tư vào?
Trong các dự án tàu điện ngầm và cống ngầm mà sắp tới FCU sẽ thực hiện thì khối lượng công việc cải tạo nền đất là rất lớn, và lĩnh vực này có liên quan chặt chẽ với lĩnh vực kinh doanh chủ lực của RAITO. Do đó, chúng tôi sở hữu 36% vốn góp tại FCU nhằm mục đích hỗ trợ về mặt vốn cho sự thành công của mảng kinh doanh này.
Tại sao RAITO vẫn muốn mua lại cổ phần và trở thành cổ đông chiến lược của FECON?
Về việc mua lại cổ phần, lý do là vì từ trước đến nay quan hệ hợp tác giữa hai bên chỉ giới hạn ở một phần của mảng cải tạo nền đất, do đó để mở rộng phạm vi hợp tác này, chúng tôi muốn đóng góp vào sự phát triển của FECON trong tương lai về mặt vốn trên tinh thần hợp tác toàn diện..
Bình An
Theo Trí thức trẻ
Dự án đường sắt TP HCM Cần Thơ: Sẽ nắn tuyến để 'đổi đất'? Dự án đường sắt TP HCM - Cần Thơ có tổng chiều dài toàn tuyến là 173,677km. Tuy nhiên, hiện nay đơn vị tư vấn đã có đề xuất thay đổi hướng tuyến nhằm đạt hiệu quả triển khai dự án. Theo báo cáo của Cục Đường sắt Việt Nam, dự án đường sắt cao tốc TP HCM - Cần Thơ được phê...