Đường Quảng Ngãi lợi nhuận đã tạo đáy?
Lợi nhuận ròng nửa đầu năm của Đường Quảng Ngãi đã giảm 16% so với cùng kỳ.
Ảnh: Thiên Ân
Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi (QNS) là nhà sản xuất sữa đậu nành lớn nhất tại Việt Nam với 85% thị phần vào năm 2018. Mảng kinh doanh sữa đậu nành (nhà máy Vinasoy với thương hiệu mạnh là Fami và Vinasoy) là nguồn đóng góp lớn nhất cho lợi nhuận của Đường Quảng Ngãi. Mảng đường đứng thứ 2 về tỉ lệ đóng góp trong cơ cấu doanh thu và lợi nhuận gộp. Phần còn lại đến từ mảng bia, đồ uống, bánh kẹo và điện sinh khối. Theo đánh giá của Trung tâm Phân tích và Tư vấn Đầu tư thuộc Công ty Chứng khoán SSI (SSI Research), lợi nhuận của Đường Quảng Ngãi đã tạo đáy trong 6 tháng đầu năm 2020.
Tín hiệu tốt từ sữa đậu nành
Trong nửa đầu năm 2020, do sản lượng đường giảm và nhu cầu về sữa đậu nành, các loại bánh kẹo, nước uống khác cũng giảm nên Công ty đã ghi nhận kết quả kinh doanh không mấy tích cực. Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần và lợi nhuận ròng của Công ty lần lượt đạt 3.250 tỉ đồng và 437 tỉ đồng, giảm lần lượt 20,2% và 16% so với cùng kỳ năm trước.
Trong tháng 4.2020, sản lượng tiêu thụ sữa đậu nành của Đường Quảng Ngãi giảm hơn 10% so với tháng 4.2019 do chính sách giãn cách xã hội trên toàn quốc. Tuy nhiên, doanh thu từ mảng này đã hồi phục về mức cùng kỳ kể từ tháng 5.2020. Cụ thể, trong quý II/2020, doanh thu từ sữa đậu nành chỉ giảm nhẹ 4,3% so với quý II/2019, trong khi quý I/2020 doanh thu mảng này sụt giảm tới 8,4% so với cùng kỳ.
Trong khi đó, giá bán bình quân tăng 3% trong nửa đầu năm 2020 do Đường Quảng Ngãi đã tăng giá bán 4% so với mức giá bình quân cũ vào tháng 7.2019. Theo đó, tỉ suất lợi nhuận gộp của Công ty trong 6 tháng đầu năm 2020 cũng tăng lên mức 45,4%, tăng 8,8 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.
Ngoài ra, việc xuất khẩu sữa sang đất nước tỉ dân cũng là một kết quả đáng khích lệ. Đường Quảng Ngãi đã xuất khẩu sữa đậu nành sang Trung Quốc từ cuối tháng 5 và hiện đã có mặt trên 6 trang thương mại điện tử và 4 chuỗi siêu thị hàng đầu của Trung Quốc. Công ty nhắm tới phân khúc trung cấp, cao cấp và tập trung vào kênh thương mại điện tử, kênh thương mại hiện đại ở thị trường Trung Quốc.
Theo Đường Quảng Ngãi, sữa đậu nành ở Trung Quốc được phân phối chủ yếu qua kênh thương mại hiện đại (50%) và kênh thương mại điện tử (30%); 6 trang thương mại điện tử mà Công ty đã tiếp cận chiếm khoảng 80% thị phần giao dịch ở thị trường tỉ dân.
Tháo nút thắt mảng đường
Video đang HOT
Mảng kinh doanh đường của Đường Quảng Ngãi cũng gặp nhiều khó khăn khi đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ đường nhập khẩu. 6 tháng đầu năm, doanh thu đường RS giảm 49% do sản lượng giảm 57% so với cùng kỳ năm 2019. Mặt khác, giá bán bình quân phục hồi 17% so với cùng kỳ phù hợp với sự phục hồi của giá đường quốc tế.
Kể từ khi chính sách bảo hộ bằng hạn ngạch nhập khẩu bị xóa bỏ theo Hiệp định Thương mại hóa ASEAN (ATIGA) từ đầu năm 2020, lượng đường nhập khẩu từ Thái Lan đã lên tới 860.000 tấn trong 8 tháng đầu năm 2020. Trong khi đó, cùng kỳ năm 2019, lượng đường nhập khẩu từ Thái Lan chỉ ở mức 145.000 tấn và đạt hơn 300.000 tấn trong cả năm 2019. So với nhu cầu đường trong nước là 1,8 triệu tấn/năm, lượng đường nhập khẩu gây ra rủi ro lớn cho ngành đường trong nước.
Tuy nhiên, nút thắt đối với mảng kinh doanh đường đang dần được tháo gỡ khi gần đây Bộ Công Thương đã đề xuất chính sách bảo hộ và các biện pháp tự vệ đối với ngành đường trong nước trước đường nhập khẩu từ Thái Lan. Biên độ phá giá được tính toán là 37,9%, dựa trên các hồ sơ do bên yêu cầu và bên ủng hộ (các nhà sản xuất đường trong nước) đệ trình.
SSI Research kỳ vọng các biện pháp bảo hộ sẽ được thực hiện trong năm tới. Theo đó, SSI Research ước tính lượng tiêu thụ đường RE sẽ tăng do thời gian vận hành dài hơn và ít cạnh tranh hơn từ đường tinh luyện nhập khẩu, sản lượng đường RS cải thiện do sản lượng mía ước tính tăng 30% so với cùng kỳ.
Trong năm 2020, SSI Research ước tính Đường Quảng Ngãi đạt doanh thu thuần và lợi nhuận ròng lần lượt 7.240 tỉ đồng và 1.118 tỉ đồng, tương ứng giảm lần lượt 5,8% và 9% so với cùng kỳ năm trước.
Ảnh: baodautu.vn
Ở khía cạnh đầu tư, với mức giá giao dịch quanh ngưỡng 33.500 đồng/cổ phiếu, SSI Research cho biết cổ phiếu QNS đang giao dịch với hệ số P/E lần lượt là 8,7 lần theo ước tính lợi nhuận năm 2020. Do các biện pháp bảo hộ dự kiến được thực hiện sẽ tác động tích cực đến nhu cầu đối với đường sản xuất trong nước cùng với việc lợi nhuận mang lại từ mảng điện sinh khối trong năm 2021, SSI Research tin rằng hệ số P/E mục tiêu là 9 lần phù hợp hơn với Đường Quảng Ngãi tại thời điểm này. Theo đó, SSI Research đưa ra khuyến nghị khả quan đối với cổ phiếu QNS trong giai đoạn này.
SSI: Ước sản lượng bia của Sabeco giảm 30% năm 2020
Đối với Sabeco, SSI ước tính tỷ suất lợi nhuận gộp sẽ dao động trong khoảng 28,2%-28,5% trong 2-3 năm tới.
Theo báo cáo cập nhật ngành bia của Chứng khoán Sài Gòn (SSI), mức tiêu thụ bia có thể mất vài năm để phục hồi về mức trước khi có dịch Covid-19 và trước khi ban hành Nghị định 100.
Năm 2020 ước tính sản lượng bia của Sabeco giảm 30%
Nhu cầu đối với bia bị ảnh hưởng tiêu cực hơn bởi dịch Covid-19 trong 6 tháng đầu năm 2020. Do đó, sản lượng giảm 12,7%, trong khi Nielsen thống kê tiêu thụ danh mục sản phẩm FMCG chỉ giảm 7,3%.
Theo Nielsen, sản lượng tiêu thụ giảm 22,6% so với cùng kỳ trong quý 2/2020. Dữ liệu của Nielsen phản ánh mức tiêu thụ bia thực tế, trong khi doanh thu của Sabeco (SAB) và các công ty bia khác phản ánh số liệu từ nhà máy sản xuất tới các đại lý phân phối.
Tỷ trọng tiêu thụ bia chiếm 20,7% trong tiêu thụ FMCG tại Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2020 (theo Nielsen), giảm nhẹ so với mức giảm 22% trong năm 2019.
Tuy nhiên, sản lượng sản xuất phục hồi kể từ tháng 5, tăng 60% so với giai đoạn tháng 2 đến tháng 4. Dù sản lượng lũy kế giảm 17% so với cùng kỳ trong 6 tháng đầu năm 2020, theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
Quý 2 là quý xấu nhất đối với ngành bia do chính sách giãn cách xã hội trên toàn quốc trong 3 tuần đầu tiên của tháng 4, và do các cơ sở kinh doanh đồ uống bị yêu cầu đóng cửa trong thời gian dài hơn các cơ sở kinh doanh khác (giữa tháng 3 đến đầu tháng 6).
Quý 1 là quý xấu nhất đối với lợi nhuận của Sabeco, do Sabeco không tích cực đẩy mạnh kênh bán hàng và phân phối trong quý 1. Tuy nhiên, theo Sabeco, mức tiêu thụ bia gần như đã phục hồi về mức trước khi có dịch Covid-19 vào tháng 6. Biên lợi nhuận cao hơn cũng được ghi nhận do nỗ lực cắt giảm chi phí của công ty. Tương tự, hầu hết các công ty sản xuất bia niêm yết đều phục hồi dần trong quý 2.
Trong năm 2020, SSI ước tính sản lượng bia của Sabeco giảm 30% so với cùng kỳ. Còn lợi nhuận sau thuế ước giảm gần 26%. Trong 6 tháng cuối năm 2020 kỳ vọng sẽ tốt hơn 6 tháng đầu năm 2020 nếu như không có đợt giãn cách xã hội nào trên phạm vi cả nước như hồi đầu tháng 4.
Tỷ suất lợi nhuận gộp của Sabeco sẽ dao động trong khoảng 28,2%-28,5% trong 2-3 năm tới
Nhận định trong năm 2021, SSI tin rằng ngành bia có thể phục hồi 20% do sự phục hồi từ mức cơ sở thấp ước tính trong năm 2020. Mặc dù vậy, SSI hông kỳ vọng mức tiêu thụ bia sẽ đạt mức trước khi có dịch Covid-19 trong năm 2021. Mức tiêu thụ bia có thể mất vài năm để phục hồi về mức trước khi có dịch Covid-19 và trước khi ban hành Nghị định 100.
Đối với Sabeco, SSI ước tính tỷ suất lợi nhuận gộp sẽ dao động trong khoảng 28,2%-28,5% trong 2-3 năm tới. Tỷ suất lợi nhuận ổn định như vậy là nhờ vào dự án số hóa của công ty, "Sabeco 4.0".
Trong năm 2021, SSI ước tính Sabeco có thể đạt 33,33 nghìn tỷ đồng doanh thu thuần (tăng 23% so với cùng kỳ) và 5.082 tỷ đồng lợi nhuận ròng (tăng 27,5% so với cùng kỳ).
Trong năm 2022, SSI ước tính doanh thu thuần đạt 36,08 nghìn tỷ đồng (tăng 8,2% so với cùng kỳ) và lợi nhuận ròng đạt 5.594 tỷ đồng (tăng 9,7% so với cùng kỳ).
Ông chủ Vinasoy đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu QNS Đáng chú ý, từ đầu năm 2020 đến nay, lãnh đạo QNS và những người có liên quan liên tục mua vào cổ phiếu của công ty. Ông Võ Thành Đàng - Chủ tịch HĐQT CTCP Đường Quảng Ngãi (QNS) vừa đăng ký mua vào 1 triệu cp QNS từ ngày 20/8-18/9 theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận nhằm mục đích...