Đường quan lộ
Người có năng lực, ra trường là được tuyển dụng ngay. Kể từ ngày đó họ chúi đầu vào làm việc và làm việc…
Ảnh minh họa
- Khổ nhỉ? Thế thì thiệt thòi lắm!
- Được cống hiến cho đơn vị, cho cơ quan, cho tập thể là niềm hạnh phúc chứ?
- Biết thế! Mình nói thiệt thòi ở đây là về đường quan lộ… Chức vụ nào tương đương bằng cấp ấy! Ham làm, không học kiếm thêm bằng cấp là đâu yên vị đấy!
- Thế, chỉ học không làm thì quan lộ có hanh thông?
Video đang HOT
- Ý cậu nói đến đối tượng sinh viên ra trường không xin được việc làm, nên thời gian chờ đợi tranh thủ học lên ư?
- Ừ! Họ học lên, rồi không có việc làm, lại học lên nữa…
Đến khi cao chót vót rồi họ mới hỏi cơ quan tuyển dụng: Bằng cấp tôi cao thế này thì giữ chức vụ gì nếu các ông tuyển dụng?
Nhà tuyển dụng ngại họ nổ nên đưa ra yêu cầu phải có mấy năm kinh nghiệm.
- Rắc rối nhỉ? Cứ hồn nhiên như mấy quan bác bí thư, chủ tịch xã ở tỉnh nọ lại hoá hay. Khi chuẩn bằng cấp và được hỏi, họ cứ tỉnh bơ:
‘Tụi anh bận làm việc, cống hiến cho dân cho nước, lấy đâu thời gian mà có được cái bằng đó?’.
- Cũng có lý! Nhưng họ thiếu bằng cấp chi?
- Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở!
- Ha ha ha! Các quan bác khéo đùa và hài hước phết! Tuổi cưỡi trâu tắm truồng thì cống hiến cho ai?
Theo Datviet
Sinh viên làm thêm và những mặt trái
Để có thêm thu nhập, trang trải cuộc sống đắt đỏ ở Thủ đô, nhiều sinh viên ngoại tỉnh lao vào làm thêm. Tuy nhiên, đằng sau đó là không ít những hệ lụy, ảnh hưởng đến học tập và cuộc sống khiến nhiều sinh viên lỡ dở con đường học hành.
Các bạn sinh viên nên sắp xếp thời gian hợp lý khi làm thêm, tránh ảnh hưởng đến việc học tập, tương lai của mình
Mải kiếm tiền, bỏ học triền miên
Thạc sỹ Vũ Thu Nga, giảng viên trường Đại học Giao thông vận tải cho biết, sinh viên đi làm thêm thể hiện ý thức tự lập, tuy nhiên họ cần xác định việc học vẫn là quan trọng nhất. Chưa kể, một số công ty có loại hình kinh doanh không lành mạnh, nếu không tìm hiểu kỹ những thông tin liên quan đến công việc, các em rất dễ sa ngã, ảnh hưởng đến tương lai. Nhiều sinh viên vì mải mê kiếm tiền mà bỏ bê việc học, hậu quả là không đủ điều kiện thi và nợ rất nhiều môn học.
Nguyễn Đức Anh - sinh viên trường ĐH Ngân hàng từng làm nhân viên phục vụ cho một quán bia hơi ở phường Phương Mai cho hay, vì gia đình khó khăn nên Đức Anh quyết định làm thêm để tự lo cho bản thân. Thời gian làm việc từ 18h-23h các ngày trong tuần. Do công việc khá vất vả, thời gian muộn nên chủ quán trả lương khá cao, cũng bởi lý do này Đức Anh ngày càng bê trễ việc học hành. "Mặc dù chỉ phải đến lớp vào các buổi chiều nhưng cứ tan học là em lại vội đạp xe đến chỗ làm, hôm nào cũng 12h đêm mới về đến nhà. Sáng thì ngủ dậy muộn, chẳng còn nghĩ gì đến việc ôn bài, ngồi học trên lớp mà như vịt nghe sấm, chỉ thấy mệt mỏi, học hành không tập trung" - Đức Anh phân trần. Sau một năm làm công việc này, Đức Anh cho biết thường xuyên bị đau đầu. Một lần đang ngồi học trên lớp Đức Anh thấy xây xẩm mặt mày nên đã được các bạn đưa xuống phòng y tế của trường. Khi đó, Đức Anh mới biết mình bị mắc chứng bệnh suy nhược thần kinh do ăn ngủ không điều độ. Cho đến thời điểm này, Đức Anh vẫn phải trong thời gian học để ôn thi trả nợ môn và ra trường chậm mất một năm.
Mặc dù tìm được công việc có phần hợp với ngành học của mình nhưng Hoàng Hải - sinh viên khoa CNTT trường ĐH Bách khoa Hà Nội đã phải lỡ dở việc học chỉ vì quá đam mê kiếm tiền. Tìm được công việc khá lý tưởng tại một công ty chuyên sửa chữa máy tính, Hải rất tự hào. Nếu đem so mức lương của Hải với các công việc bán thời gian của các sinh viên khác thì thu nhập của Hải lớn hơn khá nhiều. Chỉ hơn 2 tháng làm thêm, Hải đã đổi điện thoại, sắm laptop khiến bạn bè phải ghen tị. Song, điều đáng buồn là từ một sinh viên đứng đầu lớp, kết quả học tập của Hải sa sút thấy rõ từ khi đi làm. Đến năm cuối, bạn bè ôn thi tốt nghiệp Hải vẫn dửng dưng suy nghĩ một cách đơn giản năm nay không ra trường được thì năm sau. Chính vì vậy đến thời điểm này Hải đã học gần sáu năm, nợ các môn chồng chất.
Đừng để quá muộn
Sau 2 tuần làm nhân viên quảng cáo cho một nhãn hiệu thuốc lá, Nguyễn Phương Nguyên, sinh viên ĐH Hà Nội đã phải xin nghỉ việc. Lý do mà Nguyên bỏ việc giữa chừng là bởi trong quá trình đi mời chào, rao bán thuốc lá ở quán bia, dù là ban ngày, Nguyên vẫn bị khách hàng sàm sỡ. Nguyên chia sẻ: "Đây là công việc không chỉ đòi hỏi phải có ngoại hình mà còn phải biết ăn nói, thuyết phục được khách hàng. Dù đã xác định đây là một công việc khá "nhạy cảm" nhưng em vẫn bất ngờ và tức giận khi khách hàng có những lời nói và hành động bất lịch sự". Nguyên còn cho biết, trong quá trình làm việc mình phải mặc váy ngắn, màu mè bắt mắt để gây chú ý cho khách hàng. Đó cũng là lý do khiến không ít lần Nguyên đã bị những người đàn ông gạ gẫm thẳng thừng, trơ trẽn.
Sau những tháng ngày mải mê kiếm tiền, con đường học hành của không ít sinh viên bị dở dang. Chán nản, bế tắc nhiều sinh viên nam lao vào các tệ nạn, nợ nần chồng chất. Vì không muốn cho gia đình biết, một số sinh viên còn trộm cắp xe máy, laptop của bạn bè để lấy tiền trả nợ. Mới đây, bạn bè cùng lớp đều bất ngờ khi hay tin H.H.N - sinh viên ĐH Giao thông vận tải bị khởi tố và bắt tạm giam về tội trộm cắp tài sản. N thừa nhận do mê cá độ bóng đá, thiếu nợ nhiều người nên đã lấy trộm tài sản của bạn cùng phòng.
Cô Nguyễn Mai Phương - giảng viên trường ĐH Ngoại ngữ nhắc nhở các sinh viên muốn làm thêm để trang trải cuộc sống và tích lũy kinh nghiệm, nên tìm kiếm những công việc phù hợp thời gian, chuyên môn của bản thân. Bên cạnh đó, cần sắp xếp thời gian hợp lý giữa việc học và đi làm để tránh lịch sinh hoạt bị đảo lộn. Những sinh viên có nguyện vọng làm thêm nên liên hệ với trung tâm giới thiệu việc làm của nhà trường hoặc Trung tâm Hỗ trợ và phát triển sinh viên của Thành đoàn TP Hà Nội để được tư vấn và tìm kiếm những công việc hợp với sức mình, đừng vì ham kiếm tiền mà bỏ dở con đường học hành, đến khi hối hận thì đã quá muộn.
Ngọc Bảo
Theo ANTD
Các trường đại học ngại thống kê số sinh viên thất nghiệp Gần đây, TS Vũ Tuấn Anh - chuyên gia về giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực - Giám đốc Viện Quản lý Việt Nam - VIM đưa ra ý kiến ủng hộ việc Bộ GD-ĐT sử dụng tiêu chí tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm trong đánh giá chất lượng đào tạo đại học. Số liệu...