Đường phố TP.HCM trước giờ siết chặt ‘ai ở đâu ở yên đó’
Người dân TP.HCM đổ ra nhiều tuyến đường mua nhu yếu phẩm, thuốc uống…trước giờ siết chặt giãn cách 23/8 khiến một số tuyến đường đông hơn.
Sau 0h ngày 23/8, TP.HCM sẽ siết chặt giãn cách trên tinh thần “ai ở đâu ở yên đó”. Lực lượng quân đội sẽ cùng với địa phương hỗ trợ phân phối nhu yếu phẩm đến người dân. Trong giai đoạn này thành phố sẽ đẩy mạnh tiêm vắc xin, lấy mẫu xét nghiệm tách F0 ra khỏi cộng đồng để điều trị để đẩy lùi dịch Covid-19.
Ghi nhận ngày 22/8 trên nhiều tuyến đường Hai Bà Trưng (quận 1); đường Nguyễn Tri Phương, đường Lý Thái Tổ, đường Cách Mạng Tháng Tám (quận 10); đường 3 Tháng 2; đường Bùi Đình Tuý (quận Bình Thạnh)…
Chiều 22/8 phương tiện di chuyển trên đường Hai Bà Trưng (quận 1), nhiều người tấp xe vào mua thuốc ở các tiệm thuốc tây trên đường…
Đường Nguyễn Tri Phương, quận 10 xe đi lại tấp nập
Đường 3 Tháng 2 xe lưu thông đông như ngày thường
Video đang HOT
Người dân tranh thủ ra đường sau giờ tan tầm để mua nhu yếu phẩm tích trữ trong những ngày “ai ở đâu ở yên đó” sắp tới
Đường Lý Thái Tổ, quận 10 cũng đông người lưu thông
Nhiều xe quân đội vận chuyển nhu yếu phẩm trên đường. Ảnh ghi nhận tại đường Cách Mạng Tháng Tám quận 10 chiều 22/8
Người dân đi mua đồ tại một khu chợ trên đường Bùi Đình Tuý, quận Bình Thạnh
Nhiều người tranh thủ mua nhu yếu phẩm trước ngày thành phố siết chặt đi lại để chống dịch Covid-19
Phương tiện lưu thông đông khiến nhiều người cũng lo ngại nguy cơ lây bệnh.
Phương tiện di chuyển trên đường Bùi Đình Tuý sáng 22/8
Sau 0h ngày 23/8, TP.HCM sẽ siết chặt giãn cách trên tinh thần ai ở đâu ở yên đó
Bình Dương: 'Khóa chặt' 11 phường có ca mắc F0 dày đặc
Tối 21/8, Bình Dương ghi nhận 4.505 ca mắc COVID-19 (cao nhất nước), với tổng số trên 66.000 ca từ đợt dịch thứ 4.
Trước tình hình trên, Bình Dương bắt đầu áp dụng việc "khóa chặt" 11 phường trên địa bàn tỉnh kể từ ngày 22/8.
Lực lượng đoàn viên thanh niên thuộc Tỉnh đoàn Bình Dương hỗ trợ lấy mẫu xét nghiệm tìm F0 trong cộng đồng trên địa bàn thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Ảnh: Chí Tưởng/TTXVN
Đáng quan ngại, số ca mắc trong ngày tập trung nhiều nhất khi sàng lọc cộng đồng với 3.083 ca (chiếm 68,4%), khu phong tỏa 921 ca (chiếm 20,4%). Có 333 ca là kết quả khẳng định PCR tại khu cách ly tạm thời (chiếm 7,4%) và 168 ca tại cơ sở y tế (chiếm 3,7%).
Trong ngày thu dung điều trị 932 bệnh nhân; 42 ca tử vong. Hiện các cơ sở điều trị COVID-19 trên địa bàn tỉnh đang điều trị 13.598 bệnh nhân, trong đó tầng 1 có 5.722 bệnh nhân, tầng 2 có 7.286 bệnh nhân và tầng 3 có 590 bệnh nhân.
Tính từ đợt dịch thứ 4, tỉnh Bình Dương ghi nhận 66.447 ca mắc COVID-19; 550 bệnh nhân tử vong.
Theo Giám đốc Sở Y tế Bình Dương Nguyễn Hồng Chương, số ca F0 những ngày qua tăng cao là do tỉnh đang thực hiện chiến lược xét nghiệm diện rộng đợt 2 trong cộng đồng. Điều đó chứng tỏ tỉnh đã đánh giá đúng nguy cơ dịch bệnh, rà soát đúng đối tượng, không để bị sót, lọt F0 trong cộng đồng. Nếu tỉnh tăng cường các biện pháp chống dịch mà không phát hiện được ca bệnh thì coi như các biện pháp chống dịch của tỉnh không hiệu quả.
Từ ngày 22/8, theo Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương, 11 phường có số ca F0 dày đặc phải siết chặt 24/24 giờ trong vòng 15 ngày, gồm 7 phường của thị xã Tân Uyên (Uyên Hưng, Hội Nghĩa, Tân Phước Khánh, Thái Hòa, Khánh Bình, Tân Vĩnh Hiệp, Tân Hiệp) và bốn phường của thành phố Thuận An (Bình Chuẩn, Thuận Giao, An Phú, Bình Hòa). Việc "khóa chặt" sẽ được bắt đầu từ ngày 22/8, người dân "ai ở đâu ở yên đó", "người cách ly với người, nhà cách ly với nhà". Trong thời gian "khóa chặt", người dân không được ra khỏi nhà, không được đi chợ, lực lượng quân đội sẽ cung cấp lương thực, thực phẩm đến tận nơi cho người dân.
Lực lượng quân sự tỉnh Bình Dương đã xây dựng xong hệ thống khu cách ly và bệnh viện dã chiến nhằm đáp ứng thu dung, điều trị bệnh nhân COVID-19 theo tháp 3 tầng. Sự chuẩn bị này giúp bảo đảm kịch bản 100.000 ca mắc COVID-19. Để ứng phó, Thường trực Tỉnh ủy giao Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế nguồn nhân lực khẩn trương điều phối, bổ sung thêm lực lượng cho hai điểm nóng của tỉnh là thành phố Thuận An và thị xã Tân Uyên.
Bình Dương cũng đã được Cục Dự trữ phía Nam xuất kho trước 8,3 nghìn tấn gạo để phát cho người dân và sẽ ưu tiên cho 2 địa phương nói trên bắt đầu từ ngày mai. Sau khi xuất kho 8,3 nghìn tấn gạo đợt đầu, Bình Dương sẽ được Cục Dự trữ phía Nam xuất kho thêm hơn 3 nghìn tấn gạo đợt 2. Tổng hai đợt sẽ hơn 11 nghìn tấn.
Về thực hiện chính sách hỗ trợ cho các đối tượng, đến nay, tỉnh đã hỗ trợ 1.070.381 trường hợp, với tổng số tiền là 614,393 tỷ đồng. Toàn tỉnh hiện có 1.204 khu vực phong tỏa với 121.963 người; 18.389 người đang cách ly tập trung; 6.872 trường hợp F1 cách ly tại nhà và 4.336 trường hợp F0 cách ly tại nhà.
Từ ngày 20-22/8/2021, Bình Dương triển khai tiêm vaccine đợt 21 và 22 gồm 265.210 liều cho các đối tượng. Với phương pháp vừa tiếp tục chiến dịch xét nghiệm diện rộng đợt 2 và tiêm vaccine phòng COVID-19 đợt 21, 22 với 250.000 liều.
Nhiều tài xế xin nghỉ việc do bị ngoáy mũi quá nhiều Do phải ngoáy mũi quá nhiều để lấy mẫu xét nghiệm Covid-19, nhiều tài xế ở Lâm Đồng không chịu được phải xin tạm nghỉ việc để phục hồi sức khỏe và tinh thần. Do phải ngoáy mũi lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 quá nhiều lần trong 1 tháng nên nhiều tải xế đã tạm xin nghỉ việc. Xoay xở đủ kiểu Tại...