Đường phải nát mới được sửa?
Trái ngược với hình ảnh những con đường còn láng thì một ngày đẹp trời bị cào lên với lý do làm cho thiệt bóng, là những con đường hư hỏng kéo dài nhưng phải chờ tan nát mới hy vọng được sửa, kéo theo hàng loạt bức xúc trong dân. Chuyện gì đã xảy ra trong việc duy tu, bảo dưỡng đường ở TP.HCM?
Những hình ảnh trái ngược
Cách đây tầm bốn tháng, sau một đêm, nhiều người dân ở đường Lê Văn Sỹ, đoạn chạy qua quận 3 và quận Phú Nhuận, thấy lớp nhựa đường bị cào lên để chờ thảm lớp mới cho đường… bóng hơn! “Chuyện cào đường, đào đường để duy tu, sửa chữa ở đường Lê Văn Sỹ diễn ra hà rầm. Nhiều lúc mặt đường chưa kịp hư đã được sửa rồi chú ơi”, chị Hà, chủ cửa hàng kinh doanh quần áo trên đường Lê Văn Sỹ, nói.
Những con đường được sửa kéo dài cũng cực; đường chờ nát mới sửa càng cực hơn.
Ở đường Trần Quốc Thảo, quận 3 (thực tế là tuyến đường nối dài của Lê Văn Sỹ), nhiều năm qua, cứ đến cận tết là con đường này lại được thảm nhựa, dù người dân hai bên đường đều cho rằng như vậy là quá lãng phí, con đường còn quá tốt.
Trái ngược hoàn toàn với hình ảnh “chưa hư đã được sửa” ở nội đô, hàng loạt con đường ở ngoại ô dù xuống cấp nghiêm trọng, dân tình ta thán hết tháng này qua tháng nọ, nhưng vẫn cứ thế không được duy tu.
Đường Nguyễn Hữu Thọ – đoạn từ cầu Bà Chiêm đến khu công nghiệp Hiệp Phước, thuộc xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè – là một điển hình. Ở đoạn đường này, từ lâu đã xuất hiện hàng loạt ổ voi, chực chờ gây hoạ cho người đi đường. Thế nhưng, dân tình kêu ca mỏi miệng vẫn không được khắc phục triệt để. “Chúng tôi chỉ có thể nói là kinh sợ. Ở đây, ai đi xe máy gặp xe tải mà không né vào lề thì rất dễ lọt “ổ voi”, làm mồi cho bánh xe tải cứ rầm rập lưu thông trên con đường xuống cấp”, ông Thanh, nhà ở đoạn đường trên, ngao ngán nói.
Video đang HOT
Đoạn đường Nguyễn Hữu Thọ kể trên nếu so với độ xuống cấp của đường Phạm Hữu Lầu, xã Phước Kiểng, huyện Nhà Bè, còn thua xa. Trên con đường Phạm Hữu Lầu những ngày này là hàng loạt hố sâu và rộng, có hố chiếm gần hết mặt đường. “Quan sát trên con đường này chừng 15 phút thôi, đảm bảo ai cũng ngán, cũng sợ. Vậy mà dân tình, doanh nghiệp kêu ca hoài nhưng chẳng thấy ai đoái hoài”, ông Hoà, một tài xế thường xuyên chở hàng qua con đường “đau khổ” Phạm Hữu Lầu khẳng định.
Quả đúng như lời ông Hoà, chỉ chứng kiến chưa đầy 15 phút, chúng tôi đã phải thót tim trước ít nhất hai trường hợp người đi xe máy suýt ngã và ba trường hợp lọt hố. Theo tìm hiểu, trước thực tế đường xuống cấp của hàng loạt các con đường ở ngoại ô TP.HCM, trong đó có hai con đường nêu trên, ngoài người dân, hiệp hội Vận tải hàng hoá TP.HCM đã liên tục phản ánh, nhưng vẫn không có kết quả.
Vì ai nên nỗi
Nói về chuyện đường chưa hư đã duy tu, còn đường hư nặng vẫn không sửa chữa, một cán bộ ngành giao thông cho rằng đó là do sự phân bổ vốn cho địa phương, cũng như cho các khu quản lý giao thông chưa dựa trên thực tế, mà dựa trên chỉ tiêu. “Anh cho địa phương người ta 10 đồng thì người ta phải tranh thủ xài hết 10 đồng thôi, không xài thì uổng đã trở thành tâm lý”, vị cán bộ trên phân tích. Tuy nhiên, cũng theo vị cán bộ này thì đây chỉ mới là nguyên nhân nhỏ dẫn đến chuyện nhiều tuyến đường ở TP.HCM xuống cấp không có tiền sửa. Bởi nguyên nhân chính lại nằm ở phần trăm quỹ bảo trì đường bộ để lại cho TP.HCM,chưa bằng nửa so với các địa phương khác.
Trong khi đó, theo sở Giao thông vận tải (GTVT) TP.HCM, đường Nguyễn Hữu Thọ, đoạn từ cầu Bà Chiêm đến khu công nghiệp Hiệp Phước dài 2,2km, không có cống thoát nước, cộng với xe tải trọng lớn lưu thông nhiều nên thường xuyên bị lở. Sở đã nhiều lần sửa chữa nhưng chỉ được thời gian ngắn lại tái diễn. Sở này cũng thừa nhận ngoài các tuyến đường trên, hiện quốc lộ 22 cũng đang bị xuống cấp vì không có cống thoát nước. Vậy sao không khắc phục ngay? Sở GTVT thành phố, cho rằng hiện nay, ngoài nguồn vốn từ quỹ Bảo trì đường bộ trung ương cấp xuống, hàng năm thành phố phải bỏ ra một khoản tiền khá lớn từ ngân sách để duy tu, bảo dưỡng công trình giao thông, nhưng cũng không đủ tiền để thực hiện được hết những con đường xuống cấp.
Cụ thể, trong năm 2016, sở này cần 11000 tỉ đồng để duy tu, bảo dưỡng cầu, đường nhưng chỉ được cấp gần 543 tỉ đồng. Năm 2017, cần hơn 14.000 tỉ đồng nhưng chỉ được cấp gần 600 tỉ đồng. Do đó, sở này phải cắt giảm quy trình duy tu, bảo dưỡng và chỉ thực hiện được đối với các công trình thật sự cần thiết hoặc bị hư hỏng nặng. “Thành phố đã nhiều lần kiến nghị quỹ Bảo trì đường bộ trung ương cho thành phố giữ lại 35% trong tổng số tiền thành phố thu được, đúng như quy định tại nghị định 18, nhưng không được. Việc quỹ này chỉ để lại cho thành phố chưa đầy 14% như hiện nay là quá thấp, không tương xứng với số tiền thu về, số tiền cần bỏ ra để sửa chữa đường,” sở GTVT cho hay.
Nếu không gỡ được hai nút thắt trên, đồng nghĩa nhiều tuyến đường ờ TP.HCM phải đợi đến lúc nát bét mới mong được sửa chữa!
Theo Giang Thanh – Đằng Giang ( Thế Giới Tiếp Thị)
Đường 200 m giải phóng mặt bằng 20 năm chưa xong ở Hà Nội
Vì 5 hộ dân chưa chấp nhận bàn giao mặt bằng, 20 năm qua, 200 m đường cong ở Thủ đô không được giải tỏa.
Đoạn đường cong thành nút cổ chai, 20 năm không giải phóng được mặt bằng. Ảnh:Hùng Thập
Đường Nguyễn Hữu Thọ (quận Hoàng Mai, Hà Nội) dài hơn một km, nối từ đường Giải Phóng đến khu đô thị bán đảo Linh Đàm. Dự án có quyết định thu hồi đất từ năm 1994 và được khởi công từ năm 1997, tuy nhiên đến nay, đã hơn 20 năm qua, còn 200 m đường ở điểm đầu giáp với đường Giải Phóng chưa được giải phóng mặt bằng, khiến nơi đây thành nút cổ chai và tạo thành 'đường cong mềm mại'.
Hàng ngày, tình trạng ùn ứ giao thông thường xuyên xảy ra ở đoạn 200 m nói trên. Người dân phường Hoàng Liệt đã nhiều lần kiến nghị các cấp có thẩm quyền, sớm hoàn thiện đường Nguyễn Hữu Thọ, nhưng nhiều năm qua không có kết quả.
Tình trạng ùn tắc diễn ra phổ biến tại đoạn đường này. Ảnh: Hùng Thập
Lý giải việc 20 năm không giải phóng được mặt bằng 200 m đường, lãnh đạo ban giải phóng mặt bằng quận Hoàng Mai cho biết, do những hộ dân trong phạm vi ảnh hưởng dự án không đồng thuận với phương án hỗ trợ, bồi thường, tái định cư, mặc dù quận đã áp dụng đúng quy định chung của thành phố.
Theo vị này, hiện dự án vẫn còn 5 hộ với gần 4.000 m2 đất (chủ yếu là đất vườn) chưa được giải phóng mặt bằng, bàn giao cho đơn vị thi công. Để giải quyết tình trạng này, quận đã xin ý kiến thành phố để có các phương án đặc thù, theo hướng gia tăng hỗ trợ, nhưng vẫn chưa nhận được sự đồng tình của các hộ dân.
Bản đồ vị trí đoạn đường cong 20 năm chưa giải phóng được mặt bằng.
Gần đây, trong văn bản trả lời cử tri quận Hoàng Mai, lãnh đạo UBND TP Hà Nội cam kết, thời gian tới sẽ giao cho Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố và Sở Giao thông nghiên cứu, lập dự án toàn bộ đoạn tuyến Nguyễn Hữu Thọ.
Để giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông tại nút giao đường Nguyễn Hữu Thọ với đường Giải Phóng và khu vực Linh Đàm, trước đó, Sở Giao thông đã kiến nghị thành phố cho phép được tổ chức khảo sát, nghiên cứu lập đề xuất chủ trương đầu tư dự án xây dựng đoạn tuyến đường vành đai 3 đi bằng cầu vượt qua hồ Linh Đàm và nhánh kết nối với đường vành đai 3 với kinh phí dự kiến khoảng 450 tỷ đồng.
Sở Giao thông đề xuất xây dựng cầu vượt dưới cầu Vành đai 3, vượt qua bán đảo. Ảnh:Bá Đô
Phương Sơn
Theo VNE
Công an xác nhận Trường Giang không trực tiếp lái ôtô gây tai nạn Công an huyện Nhà Bè (TP.HCM) xác nhận Trường Giang chỉ có mặt trên xe chứ không trực tiếp cầm lái ôtô gây tai nạn trên đường Nguyễn Hữu Thọ. Sáng 19/9, trên mạng xã hội lan truyền clip tố Trường Giang lái xe trong tình trạng say xỉn, va chạm ôtô và xảy ra tranh cãi. Một đoạn video khác sau đó...