Đường ống dẫn nước vào thủy điện A Lưới bị vỡ, hàng trăm hộ dân lo lắng
Hàng trăm hộ dân ở huyện A Lưới thấp thỏm lo lắng khi phát hiện đường ống dẫn nước từ hồ thủy điện A Lưới (Thừa Thiên – Huế) về nhà máy để chạy tuabin bị vỡ.
Ngày 1/1, lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế nắm được thông tin đường ống dẫn nước vào nhà máy thủy điện A Lưới bị vỡ.
Việc vỡ ống được người dân và đội ngũ vận hành nhà máy thủy điện phát hiện vào sáng 1/1. Sự cố khiến nước ngầm tràn ra khu vực taluy gần nhà máy thủy điện làm người dân xã Hồng Hạ lo lắng vì nguy cơ mất an toàn nhà máy.
Cụ thể, nước từ hồ thủy điện A Lưới sẽ được dẫn về nhà máy thủy điện bằng hệ thống đường hầm, ống ngầm nằm dưới lòng đất dài hơn 11km. Vị trí xảy ra sự cố nằm cuối đường ống dẫn này, gần khu vực nhà máy thủy điện. Sau khi phát hiện sự cố, nhà máy đã đóng cửa ống dẫn nước đầu khu vực lòng hồ chứa.
Video đang HOT
Thuỷ điện A Lưới trong một đợt xả nước về hạ du. (Ảnh: Hoàng Triều).
Theo lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế, sự cố cơ bản không gây nguy hiểm đến công trình cũng như các khu vực xung quanh. Nước trong hồ chứa thủy điện A Lưới được điều tiết qua tràn để khắc phục sự cố trên.
Ngoài ra, tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ đạo lãnh đạo huyện A Lưới đến hiện trường để kiểm tra cũng như đảm bảo an toàn, giải thích cho bà con không hoang mang.
Được biết, nhà máy thủy điện A Lưới có công suất 170MW với 2 tổ máy, điện lượng bình quân năm 649 triệu kWh. Khởi công từ năm 2007 và vận hành phát điện vào năm 2012, nhà máy này do Công ty Cổ phần thủy điện Miền Trung làm chủ đầu tư. Vào năm 2014 sự cố tương tự cùng từng xảy ra tại thuỷ điện này.
Tiền tỷ "trôi sông" vì nước lũ dâng cao đột ngột
Sáng 3/12, có mặt dọc mép sông Sêrêpốk (thuộc địa bàn thôn 4, xã Tâm Thắng, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông), PV Báo CAND ghi nhận nước trên sông dâng rất cao, cuồn cuộn chảy một màu đỏ ngầu.
Hàng chục người dân ngồi thẫn thờ trên bờ, ai cũng mang một nỗi u uất buồn vì tài sản trị giá hàng tỷ đồng bỗng chốc bị nước lũ cuốn trôi.
Ông Bùi Văn Bình (SN 1962, trú tại phường Khánh Xuân, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) cho biết, đầu năm 2020, gia đình ông đầu tư nuôi 10 lồng cá, trong đó có 5 lồng cá Lăng, tổng trị giá hơn 400 triệu đồng. Theo dự tính, chỉ còn khoảng hơn 1 tháng nữa là đến thời điểm thu hoạch, nhưng nay xem như mất trắng.
"Vào khoảng 4h30 sáng 3/12, nước trên sông Sêrêpốk bắt đầu chảy xiết và dâng cao rất nhanh. Nước chảy mạnh đến nỗi xé rách lưới, cuốn trôi, nhấm chìm 5 lồng cá của tôi trong nháy mắt. 5 lồng cá còn lại được neo gần bờ nhưng cũng bị nước xe rách lưới, cá chết và tuôn ra ngoài hết sạch. Thiệt hại ước tính lên đến đến gần 1 tỷ đồng", ông Bình buồn rầu nói.
Cạnh đó, nhà ông Tống Văn Chung (trú tại khối 3, thị trấn Ea Tling, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông) nuôi 20 lồng cá các loại, trị giá hơn 5 tỷ đồng, cũng bị nước lũ cuốn trôi trong phút chốc. Ông Chung buồn bã cho biết, trong số 20 lồng cá bị cuốn trôi thì có 12 lồng cá lăng nha đuôi đỏ, mỗi lồng 600 con đã nuôi được 3 năm, 2 lồng cá giống lăng nha đuôi đỏ nuôi được 1 năm, 2 lồng cá trắm nuôi được 3 năm và 2 lồng cá trê, cá rô phi. "Nước sông Sêrêpốk bỗng dâng cao đột ngột khiến gia đình không kịp trở tay. Chỉ trong vòng chưa đầy 30 phút, 20 lồng cá trị giá hơn 5 tỷ đồng của gia đình đã bị dòng nước nhấn chìm, cuốn trôi", ông Chung nói.
Cũng theo ông Chung, khu vực nuôi thủy sản của đình là một nhánh phụ của sông Sêrêpốk và ông có đầy đủ giấy phép nuôi trồng. Những ngày qua, gia đình ông không nhận được bất kỳ thông báo hay cảnh báo nào của chính quyền địa phương hay Nhà máy thủy điện Buôn Kuốp (cách đó khoảng 3km) về việc nước lũ dâng đột ngột.
Không chỉ gia đình ông Chung, ông Bình bị thiệt hại, mà hàng chục hộ dân khác cũng bị cơn lũ đột ngột vào rạng sáng 3/12 nhấn chìm nhiều tài sản, ước tính thiệt hại lên đến hàng chục tỷ đồng. Có mặt tại hiện trường, ông Hồ Sơn, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông cho biết, đơn vị đang thống kê thiệt hại của một số hộ dân sống trên địa bàn sau khi xảy ra vụ việc nước lũ trên sông Sêrêpốk dâng đột ngột vào sáng nay.
"Mấy ngày trước, Thủy điện Buôn Kuốp có thông báo xả lũ và phát điện với lưu lượng tăng dần đến 800m3/s. Lúc 7h45 sáng 3/12, tôi có nhận được điện thoại từ cán bộ của Nhà máy thủy điện Buôn Kuốp thông báo xả lũ và phát điện tổng khối lượng hơn 1.100m3/s, tức là sau khi nhà máy xả lũ thì chính quyền địa phương mới nhận được thông báo. Nhà máy thủy điện Buôn Kuốp được xây dựng hơn 20 năm qua. Đây là lần thứ hai (lần đầu vào năm 2017-PV), nhà máy này xả lũ khiến nước sông Sêrêpốk dâng cao đột ngột đến vậy", ông Sơn cho biết thêm.
Trong khi đó, trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Đức, Phó Giám đốc Công ty CP thuỷ điện Buôn Kuốp cho biết, hồ chứa của Nhà máy thuỷ điện Buôn Kuốp không có chức năng điều tiết lũ hay cắt giảm lũ vì lưu lượng chứa của hồ quá nhỏ (khoảng 14 triệu m3 - PV).
"Khi nước lũ từ thượng nguồn đổ về lòng hồ bao nhiêu thì nhà máy sẽ căn cứ vào đó để xả tràn và chạy tổ máy tương đương với lượng nước đổ về. Trước thời điểm xả tràn và vận hành nhà máy, Công ty sẽ có nhiệm vụ thông báo với chính quyền địa phương và chính quyền địa phương có trách nhiệm cảnh báo đến người dân sinh sống phía hạ du để có biện pháp phòng, chống lũ. Nhà máy không có nhiệm vụ phải đi thông báo cho từng người dân", ông Đức nói.
Việc nước sông dâng đột ngột khiến người dân không kịp trở tay, gây thiệt hại nặng nề về kinh tế thì trách nhiệm thuộc về ai?, chúng tôi hỏi. Ông Đức cho rằng, trách nhiệm này chưa thể quy kết cho ai được.
"Giữa chính quyền địa phương và phía công ty sẽ ngồi lại để làm rõ. Nếu trách nhiệm thuộc bên nào thì bên đó phải có nhiệm vụ hỗ trợ, đền bù thiệt hại cho người dân", ông Đức nhấn mạnh.
Khoảng 5.000m3 đất đá sạt lở gần chân đập Thủy điện Hương Điền Chiều 3/12, Sở Công Thương tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, đơn vị vừa phối hợp với Sở NN&PTNT tỉnh này tổ chức kiểm tra hiện trường vụ sạt lở cạnh chân đập Thủy điện Hương Điền (thị xã Hương Trà). Theo đó, vụ sạt lở xảy ra vào khoảng 14h ngày 1/12, vị trí sạt lở cách vai trái chân đập...