Đường nát rồi mới đề xuất hướng xử lý!
Xe quá tải đã băm nát các tuyến đường nối ra đường Võ Nguyên Giáp và QL 51, thậm chí người dân không chịu được buộc phải dựng chốt để tự bảo vệ mình. Song bây giờ Thanh tra giao thông mới báo cáo và đề xuất thành lập tổ liên ngành để chốt chặn”.
Đó là nhận xét của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai – ông Trần Văn Vĩnh – tại buổi làm việc với các sở, ngành liên quan của tỉnh Đồng Nai để tìm hướng xử lý tình trạng xe quá khổ, quá tải đang diễn ra trên địa bàn diễn ra vào ngày 14/1.
“Nhìn bằng mắt thường cũng thấy xe quá tải”
Nhiều tuyến đường bị xe quá tải băm nát
Ngày 14/1, tại buổi làm việc với các sở, ngành liên quan của tỉnh Đồng Nai để tìm hướng xử lý tình trạng xe quá khổ, quá tải đang diễn ra trên địa bàn khi Chánh thanh tra Sở Giao thông vận tải (GTVT) tỉnh Đồng Nai kiến nghị cho thành lập tổ liên ngành xử lý ngay tại các đường ra.
Theo ông Dương Mạnh Hùng, Chánh thanh tra Sở GTVT tỉnh Đồng Nai, hiện trên địa bàn tỉnh có 3 khu vực đang tổ chức khai thác đá, gồm: Tân Cang, Sóc Lu và Thiện Tân. Trong đó, khu vực Sóc Lu và Thiện Tân thì khá ổn đinh, riêng khu Tân Cang rất phức tạp. Tại đây có 13doanh nghiệp được cấp phép khai thác với 178 xe.
Trong số này, xe chở đá của 5 mỏ vận chuyển đá qua đường Võ Nguyên Giáp (đường tránh thành phố Biên Hòa), các mỏ khác xe chạy ra Quốc lộ 51, sau đó về các điểm tập kết. Xe chở đá dù chạy trên đường Võ Nguyên Giáp hay quốc lộ 51 đều thường xuyên vi phạm tải trọng, chở vượt quá thùng xe, không che chắn cẩn thận khiến đá rơi vãi ra đường; xe chạy với tốc độ cao gây mất an toàn giao thông gây bức xúc trong dư luận.
Riêng năm 2014, lực lượng Thanh tra giao thông (TTGT) tỉnh Đồng Nai đã ra quyết định xử phạt 12.176 vụ vi phạm hành chính, trong đó xử lý 12.114 trường hợp, nộp ngân sách nhà nước gần 34 tỷ đồng.
Trong khi đó, Trung tá Đỗ Hữu Tuyến, Phó phòng Cảnh sát giao thông (Công an tỉnh Đồng Nai) cho biết, thời gian qua, lực lượng liên ngành đã bố trí các chốt, trạm nhằm kiểm soát tải trọng xe trên các tuyến quốc lộ bằng cân lưu động, nhờ đó hiện tượng vi phạm trên quốc lộ đã giảm đi rõ rệt. Trong năm 2014, lực lượng này đã xử lý 1.047 trường hợp, thu phạt nộp ngân sách trên 5 tỷ đồng. Tuy nhiên, các trường hợp vi phạm chủ yếu là trên các tuyến tỉnh lộ và đường huyện, nơi không bố trí các trạm cân lưu động.
“Riêng tuyến đường Võ Nguyên Giáp, do có nhiều đường nhánh thông ra, nên các phương tiện ở mỏ đá Tân Cang vận chuyển ra rất khó khăn trong việc kiểm soát tải trọng” – Ông Tuyến khẳng định.
Video đang HOT
Do quá bức xúc trước việc các xe tải ben chở đá cày nát đường dân sinh, ngày 28/9/2014, hàng trăm người dân ấp Hương Phước, xã Phước Tân, Tp Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai đã rào đường, chăn xe ben chở đá lưu thông
Chính vì vậy, theo ông Nguyễn Văn Điệp, Giám đốc Sở GTVT tỉnh Đồng Nai, vấn đề nóng nhất hiện nay là siết tải trọng. Khu vực mỏ đá Tân Cang đã bố trí lực lượng và xử phạt nhiều trường hợp vi phạm, nhưng nhìn chung chưa thực sự tốt.
“Xe quá tải chỉ nhìn bằng mắt thường đã thấy chứ chưa cần cân tải trọng, nhất là các xe chở đất đá có chóp bu phía trên. Việc xử lý tải trọng đã có chỉ đạo từ Chính phủ đến các Bộ, ngành, địa phương nên chúng ta phải làm quyết liệt. Từ nay đến cuối năm chúng ta có quyết tâm chấm tình trạng xe quá tải hay không?” – Ông Điệp nêu vấn đề.
Tất cả phải tham gia ký cam kết về tải trọng
Hiện trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có 135 đơn vị kinh doanh vận tải, trong đó 130 đơn vị đã ký cam kết không xếp hàng lên phương tiện vượt quá tải trọng cho phép khi tham gia giao thông. 5 đơn vị còn lại là những đơn vị vận tải mới cấp phép. Hiện sở đang đề nghị các đơn vị này ký cam kết. Đối với các mỏ khai thác vận liệu xây dựng, hiện trên địa bàn có tổng cộng 22 mỏ thì 18 mỏ đã ký cam kết, 4 mỏ còn lại chưa ký dù đã ngành giao thông đã có văn bản nhắc nhở và đề nghị.
Xe tải ben chở đá lưu thông trên đường Võ Nguyên Giáp, Tp Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai
Tuy nhiên theo ông Hùng, để xử lý triệt để tình trạng xe quá tải đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ, tận gốc trong đó những chủ mỏ phải chấp hành đầu tiên. “Tất cả hầm mỏ đều có cân, nếu chủ mỏ chấp hành thì giải quyết được ngay”, ông Hùng nói.
Ông Trần Văn Vĩnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai cho biết, thời gian tới, tỉnh Đồng Nai sẽ tập trung kiểm tra, xử lý mạnh tay để giải quyết tận gốc vấn đề xe quá tải. Các doanh nghiệp vận tải, chủ mỏ khai thác vật liệu xây dựng không ký cam kết không xếp hàng quá tải hoặc đã ký kết nhưng cố tình vi phạm nhiều lần tỉnh Đồng Nai sẽ tạm dừng hoạt động.
Ông Vĩnh cũng cho rằng, kiểm soát tải trọng là vấn đề rất cấp thiết hiện nay và phải xem đây là vấn đề trọng tâm, trọng điểm. Tỉnh Đồng Nai là đầu mối giao thông lớn, nên vấn đề tải trọng phải tập trung thực hiện. Để xử lý tình trạng này, lãnh đạo tỉnh đề nghị Sở GTVT phối hợp với Công an tỉnh và Sở Tài nguyên – Môi trường ra các văn bản về kiểm soát tải trọng. Các địa phương cũng phải có kế hoạch tổ chức thực hiện vấn đề này.
Đồng thời, ông Vĩnh cũng đề nghị Sở Tài nguyên – môi trường tổ chức ký cam kết với các doanh nghiệp, chủ mỏ khai thác khoáng sản. Tất cả các chủ bến bãi, chủ các mỏ khai thác khoáng sản, doanh nghiệp vận tải và cơ sở sản xuất cũng phải tham gia ký cam kết về tải trọng
Các doanh nghiệp vận tải buộc phải ký cam kết về tải trọng nhằm tuân thủ các quy định về an toàn giao thông. Ngoài ra, các chủ bến bãi, chủ các mỏ khai thác khoáng sản và cơ sở sản xuất cũng phải tham gia ký cam kết về tải trọng. Nếu doanh nghiệp, đơn vị sản xuất nào cố tình vi phạm sẽ đề nghị rút giấy phép, nếu cứ để tình trạng xe quá khổ, quá tải vi phạm nhiều lần sẽ tạo dư luận không tốt trong nhân dân, ông Vĩnh cho biết.
Trong hai ngày 15 và 28/9/2014, do quá bức xúc trước việc các xe tải ben chở đá từ các mỏ đá trong khu vực Tân Cang cày nát đường dân sinh, phóng nhanh vượt ẩu gây mất an toàn giao thông, hàng trăm người dân ấp Hương Phước, xã Phước Tân, Tp Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai đã rào đường, chăn xe ben chở đá lưu thông.
Vĩnh Thuỷ
Theo Dantri
Các chủ mỏ đá cùng cam kết không xuất hàng quá tải
Không xuất đá quá khối lượng trọng tải của xe; không tự ý xuống cấp sản phẩm để hạ giá bán hàng so với quy định; không móc ngoặc lại quả cho đối tác, tự ý đến chào giá, bán tranh thị trường của nhau...
20 chủ mỏ đá Kỳ Anh thống nhất phương án tự tháo gỡ hàng loạt khó khăn
Đó là những nội dung chính mà 20 chủ mỏ đá ở "điểm nóng" xe quá tải Kỳ Anh (Hà Tĩnh) vừa cam kết tại cuộc họp thành lập Hiệp hội các mỏ đá Kỳ Anh diễn ra trong hai ngày 11-12/1 với mục đích giúp doanh nghiệp vượt qua những khó khăn do tình trạng cạnh tranh không lành mạnh và việc siết chặt kiểm soát, xử lý xe quá tải của cơ quan chức năng.
Không xuất hàng quá tải
Theo tìm hiểu của Dân trí, trên địa bàn Kỳ Anh có gần 30 mỏ đá được cấp phép hoạt động, trong số này có 20 mỏ trực tiếp cấp các loại sản phẩm cho KCN Formosa. Hoạt động của các doanh nghiệp khai thác đá trên địa bàn thời gian qua gặp rất nhiều khó khăn do biến động của thị trường cũng nhu cầu của các chủ đầu tư và đặc biệt là sự cạnh tranh thiếu lành mạnh, chup giật của chính các doanh nghiệp. Thực trạng khó khăn của các doanh nghiệp khai thác đá ở đây càng tăng lên gấp bội khi các cơ quan chức năng của tỉnh Hà Tĩnh tăng cường tuần tra, xử lý nghiêm tình trạng xe cơi nới, chở quá tải trọng cho phép.
"Tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp khai thác đá thời gian qua là quá chông chênh, khó khăn và có thể đóng cửa bất cứ lúc nào. Thực tế là có doanh nghiệp đã tạm đóng cửa, giảm đến 70% công nhân"- ông Đào Hải Mạnh, Giám đốc Công ty CP TM & DV Phú Minh Sơn, chủ mó đá Khe Giàn cho hay.
Trước thực trạng nêu trên, sau quá trình chuẩn bị, trong hai ngày 11-12/1, 20 doanh nghiệp khai thác đá tại địa bàn huyện Kỳ Anh đã tổ chức hội nghị đi đến thống nhất thành lập Hiệp hội Mỏ đá Kỳ Anh. Hàng loạt nội dung quan trọng nhằm cứu vãn tình thế khó khăn của các thành viên trong hiệp hội đã được đưa ra bàn thảo.
"Một trong những nội dung quan trọng nhất sau khi thành lập Hiệp hội là chúng tôi cam kết không vi phạm quy định chở quá tải trọng cho phép theo tinh thần chỉ đạo của Bộ GTVT, UBND tỉnh Hà Tĩnh. Chủ mỏ nào vi phạm chúng tôi sẽ tự xử lý trước, sau đó sẽ lập danh sách thông báo cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật" - ông Bùi Ngọc Am, Chủ tịch HĐQT Công ty CP SXKDVLXD Hà Tĩnh, người được bầu giữ Chủ tịch Hiệp hội các mỏ đá Kỳ Anh, cho biết.
Theo cam kết tại cuộc họp thành lập Hiệp hội, các chủ mỏ đá ở Kỳ Anh cam kết không xuất những chuyến hàng quá tải trọng cho phép, mất an toàn như thế này
Cụ thể, theo ông Am, các chủ mỏ đá đã thống nhất, khi xuất đá cho khách hàng tuyệt đối không được xuất quá khối lượng trọng tải của xe, chỉ xuất hàng theo đúng trọng tải mà xe đó đã đăng ký, đăng kiểm. Đối với các loại xe ben từ 3 chân trở lên, như howo, dongfeng, nếu vi phạm lần thứ 1 vượt quá trọng tải so với quy định 30% thì phạt 100 triệu đồng, lần thứ 2 phạt 200 triệu đồng, lần 3 là 300 triệu đồng.
Cùng với việc xử phạt bằng tài chính, các chủ mỏ cũng thống nhất sẽ cung cấp danh sách các xe vi phạm cho cơ quan chức trách của địa phương tiếp tục xử lý.
Bình đẳng cạnh tranh để sống
Cùng với cam kết chấp hành nghiêm việc xuất bán, vận chuyển đúng tải trọng, tại cuộc họp các chủ mỏ đá cũng thống nhất đưa ra một loạt các giải pháp, chế tài nhằm đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, kinh doanh trên nguyên tắc cùng có lợi.
Trước hết, các chủ mỏ đá trong Hiệp hội thống nhất sẽ chia sẻ khối lượng, thị phần để cùng nhau hợp tác. Khi đơn vị này ký được các hợp đồng lớn với khách hàng thì Hiệp hội sẽ cùng nhau bàn bạc và chia % thị phần để cùng cung cấp đá cho khách hàng đó.
Các chủ mỏ cũng cam kết bán đúng giá theo đơn giá đã thống nhất với Hiệp hội. Không móc ngoặc lại quả cho đối tác, tự ý đến chào giá, bán tranh thị trường của nhau. Không tự ý xuống cấp sản phẩm từ loại A xuống loại B để hạ giá bán hàng so với quy định của Hiệp hội.
Các chế tài xử phạt đối với các chủ mỏ vi phạm các quy định nêu trên đã được các chủ mỏ thống nhất đưa ra. Theo đó, nếu vi phạm lần thứ 1 các chủ mỏ sẽ bị Hiệp hội phạt 500 trăm triệu đồng, lần hai là 1 tỷ đồng và lần 3 là 2 tỷ đồng. Thời gian để nộp tiền phạt sẽ trong vòng 15 ngày và các chủ mỏ sẽ phải đóng một khoản tiền ký qũy trước cho Hiệp hội.
Theo ông Đào Hải Mạnh, một khi đã ký vào văn bản đã được Hiệp hội thông qua với các chế tài xử lý rất rõ ràng, đương nhiên tất cả 20 doanh nghiệp phải tuân thủ, phải thực thi. Các thành viên trong hiệp hội hi vọng, môi trường hoạt động kinh doanh khai thác, cung cấp đá sẽ sớm được kiểm soát. Khi đó DN sẽ ổn định lại hoạt động sản xuất kinh doanh, nhà nước cũng sẽ tăng nguồn thu, công nhân có việc làm, và đặc biệt là tình trạng xe quá tải gây bức xúc thời gian qua cũng sẽ giảm đáng triệt để.
Văn Dũng
Theo Dantri
Cam kết không xếp hàng lên phương tiện vượt quá trọng tải cho phép Chiều nay (24.11), UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu phối hợp với Tổng cục Đường bộ Việt Nam tổ chức hội nghị ký cam kết không xếp hàng lên phương tiện vượt quá trọng tải cho phép. Lễ ký kết UBND giữa UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và Tổng cục Đường bộ Việt Nam - Ảnh: Nguyễn Long Báo cáo trước hội nghị, ông...