Dương Mịch phủ nhận thay thế Phạm Băng Băng đóng phim ‘Tha sát’
Mới đây, nguồn tin cho biết bộ phim Tha sát của đạo diễn Tào Bảo Bình vừa được quay xong, sẽ được quay lại để thay đổi toàn bộ đất diễn của Phạm Băng Băng, và Dương Mịch là người được chọn thế vai. Tuy nhiên, phía đại diện Dương Mịch đã phản hồi với tờ Sina: “Chưa từng nghe nói đến việc này”.
Dương Mịch phủ nhận việc “nhặt vai” Phạm Băng Băng trong phim Tha sát.
Tha sát là bộ phim tội phạm hình sự của đạo diễn Tào Bảo Bình, do Phạm Băng Băng, Huỳnh Hiên, Vương Tử Văn, Tân Chỉ Lôi, Lý Thấm đóng chính. Đây là tác phẩm thứ hai trong series “chước tâm” do Tào Bảo Bình đạo diễn, sau phim Liệt nhật chước tâm.
Phạm Băng Băng và Huỳnh Hiên trong bộ phim vừa đóng máy Tha sát.
Bộ phim Tha sát xoay quanh sự giằng xé giữa yêu và hận trong nhân tính, Phạm Băng Băng đóng vai người phụ nữ che giấu bí mật thân thế, Huỳnh Hiên đảm nhận vai trò người hóa giải bí mật xuyên suốt giữa đám mây mù này.
Video đang HOT
Trước đó, bộ phim Đại oanh tạc do Phạm Băng Băng đóng chính, đã công bố thay đổi nữ chính, tên Phạm Băng Băng cũng biến mất khỏi poster phim, thậm chí Tước tích 2 do cô đóng chính cũng tuyên bố giải tán.
Bộ phim Ba Thanh truyện do Phạm Băng Băng đóng nữ chính kiêm nhà sản xuất, đã bị các nhà đài “tẩy chay” bởi những tin đồn bất lợi.
Phim truyền hình Ba Thanh truyện do Phạm Băng Băng hợp tác với Cao Vân Tường vốn đã có nhiều scandal, nay lại có thông tin bộ phim đã bị các đài truyền hình từ chối phát sóng.
Xem ra, những scandal bất lợi và đỉnh điểm là việc bị nghi ngờ có hành vi trốn thuế, đã thật sự ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự nghiệp của Phạm Băng Băng, khiến cô rơi vào vực thẳm.
Theo thegioidienanh.vn
Phụ nữ bị mua bán người có thể còn bị... phạt tiền
Tội phạm mua bán người tại Việt Nam ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp; trong khi đó, chính sách pháp luật hỗ trợ, tiếp nhận nạn nhân bị mua bán vẫn còn nhiều bất cập, thậm chí gây cho nạn nhân cảm giác sợ hãi, bị kỳ thị.
Tại Hội thảo rà soát, đánh giá chính sách, pháp luật về tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về, diễn ra sáng nay 11/9, đại diện Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an, cho biết: Xu hướng chung của các loại tội phạm hình sự, tội phạm mua bán người tại nước ta diễn biến phức tạp, rất nghiêm trọng và phương thức thủ đoàn ngày càng tinh vi, xảo quyệt.
Trung bình hàng năm, toàn quốc phát hiện khoảng 400 vụ án mua bán người. 90% nạn nhân các vụ mua bán người là phụ nữ, trẻ em gái.
Ông Lê Đức Hiền, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội (Bộ LĐ-TB&XH), cho biết: Hiện nay còn một số bất cập trong chính sách, pháp luật về tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân. Cụ thể, pháp luật vẫn chưa quy định việc loại trừ trách nhiệm hành chính cho nạn nhân.
Vì vậy mới xảy ra tình trạng trớ trêu là phụ nữ đã là nạn nhân của tội phạm mua bán người, họ có thể còn bị phạt tiền vì hành vi bán dâm, xuất nhập cảnh trái phép, sử dụng giấy tờ giả mạo để xuất nhập cảnh. Theo ông Lê Đức Hiền, chính điều này có thể làm tổn hại đến quá trình hỗ trợ, tái hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân, gây cho họ cảm giác sợ hãi và bị kỳ thị.
Hoạt động tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về
Bên cạnh đó, tại Điều 6, Luật Phòng chống mua bán người quy định nạn nhân có quyền đòi bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần; tuy nhiên, trong nhiều trường hợp kẻ phạm tội không có khả năng bồi thường, trong khi pháp luật chưa có quy định về các biện pháp khắc phục. Ông Hiền nêu ví dụ, ở một số nước đã thành lập quỹ hộ trợ những nạn nhân bị mua bán; nguồn thu của quỹ này từ tài sản của đối tượng phạm tội bị tịch thu.
Ngoài ra, mặc dù pháp luật quy định nạn nhân bao gồm cả những người bị mua bán trong nước và nam giới, tuy nhiên trong thực tế hiện đang thiếu dịch vụ hỗ trợ cho cả 2 đối tượng này, đặc biệt là nam giới. Nguyên nhân của tình trạng này, theo ông Hiền, một phần là do pháp luật còn thiếu quy định cụ thể về những loại đối tượng được hỗ trợ, bao gồm những nạn nhân tự trở về nhạn nhân ở địa phương khác, nạn nhân là nam giới, nạn nhân bị mua bán trong nước... nên chính quyền địa phương khó khăn trong việc hỗ trợ cho các đối tượng nạn nhân khác nhau.
Hoạt động phổ biến, tuyên truyền về phòng chống mua bán người tại các vùng dân tộc thiểu số
Để khắc phục những hạn chế trong cơ chế, chính sách tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán, theo ông Lê Đức Hiền, cần sửa đổi Nghị dịnh xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội năm 2005 theo hướng miễn trừ trách nhiệm hành chính cho nạn nhân bị mua bán trong một số trường hợp như bán dâm, xuất nhập cảnh trái phép, sử dụng giấy tờ giả mạo để xuất nhập cảnh để tránh cho họ cảm giác sợ hãi và bị kỳ thị, qua đó hỗ trợ tốt hơn việc tái hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân.
Đồng thời bổ sung vào nghị định quy định về từng dạng đối tượng được hỗ trợ và dịch vụ hỗ trợ với từng đối tượng nạn nhân, bao gồm những nạn nhân tự trở về, nạn nhân ở địa phương khác, nạn nhân là nam giới, để tạo điều kiện thuận lợi cho chính quyền các địa phương trong việc hỗ trợ các đối tượng khác nhau....
PVH
Theo phunuvietnam
Công tác quản lý lực lượng phòng, chống tội phạm còn sơ hở Ngày 4.9, Ủy ban Tư pháp có cuộc họp toàn thể thảo luận về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2018. Ông Nguyễn Văn Pha trình bày ý kiến ẢNH: LÊ HIỆP Trình bày ý kiến đối với báo cáo của Chính phủ về công tác phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2018,...