Dưỡng mãi nhưng môi cứ xỉn màu nứt toác, không phải thiếu độ ẩm mà do bạn đã lơ là với công đoạn này
Cứ mải miết tìm hết cây son dưỡng này đến hũ dưỡng môi khác nhưng nếu bạn không chú ý chống nắng thì cũng chẳng thể giúp bờ môi ẩm mượt hơn chút nào.
Bước vào mùa hanh khô, điều khiến phái đẹp khó chịu nhất có lẽ là bờ môi lúc nào cũngt rong trạng thái khô, nứt nẻ. Môi khô thậm chí bong vẩy, có dưỡng thế nào cũng không hết. Cứ mải miết tìm hết cây son dưỡng này đến hũ dưỡng môi khác nhưng tình trạng này cũng chẳng thể giúp bờ môi ẩm mượt hơn chút nào.
Ai cũng nghĩ môi khô là do thiếu độ ẩm, nhưng chưa hẳn là như vậy. Đúng là thiếu ẩm mới khô, nhưng vẫn còn một nguyên nhân khác mà bạn không thể ngờ đến khiến đôi môi mỏng manh của mình mãi không mềm mại, mịn màng nổi. Đó chính là việc bạn không chống nắng cho môi.
Nếu như bạn là một cô gái chú trọng về làn da, ngày nào bạn cũng chăm chỉ thoa kem chống nắng thì có lẽ bạn sẽ rất tuyệt vời. Tuy nhiên, nếu như bạn chăm chỉ bôi kem chống nắng bảo vệ da mặt mà luôn bỏ qua đôi môi của mình thì thật tệ.
Môi bị thâm, tối màu nguyên nhân trực tiếp không đâu khác chính là do các tia UV nguy hiểm của ánh nắng mặt trời (chưa kể môi còn là phần rất nhạy cảm và bắt nắng nữa). Và những tia này hoàn toàn có thể xuyên thấu qua cả khẩu trang và một số loại vải cơ bản cơ. Vậy nếu bạn đã từng thắc mắc thế này, hãy tìm mua cho mình 1 thỏi dưỡng môi có SPF cần thiết để bảo vệ làn da môi trước mọi tác động của ánh nắng mặt trời.
Hầu hết các cô gái thường có thói quen thoa kem chống nắng lên da mặt và luôn bỏ qua phần da môi vì họ nghĩ rằng đôi môi sẽ luôn tiếp xúc với thực phẩm, nước, độ ẩm thường xuyên thế nên kem chống nắng sẽ bị bay đi hết. Thực sự, đó là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm, bởi sự thật là kem chống nắng sẽ ở lại trên da môi lâu hơn bạn nghĩ. Bạn có biết, bạn có thể bị ung thư da môi nếu cứ lơ là chuyện chống nắng, đó là lí do vì sao mọi người thường có nhu cầu sử dụng sản phẩm dưỡng môi có kèm theo thành phần chống nắng.
Son dưỡng môi có chỉ số chống nắng bạn có thể tìm mua rất dễ dàng, đến ngay cả các bác sĩ da liễu cũng khuyên bạn nên dùng son dưỡng có chỉ số SPF thay chỉ các thỏi son vô thưởng vô phạt thông thường. Vì vậy, lần tới bạn mua dưỡng môi, bạn hãy chọn mua sản phẩm có SPF, tuy nó có thể có giá hơi cao nhưng luôn là sự đầu tư khôn ngoan, hữu ích và cực kỳ an toàn cho bờ môi của bạn.
Video đang HOT
Carmex Moisturising Lip Balm SPF 15.
Burt’s Bees All-Weather SPF 15
Neutrogena Lip Moisturizer Lip Balm SPF15
Kiehl’s Butterstick Lip Treatment SPF 25
Theo afamily
Dấu hiệu của làn da bị thiếu chất
Cũng như các bộ phận khác, da tiếp nhận các chất dinh dưỡng từ máu. Da sẽ phát triển lành mạnh nếu có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, ngược lại, thiếu chất dinh dưỡng sẽ dẫn đến một số bệnh về da.
Thiêu vitamin A: Da bị ngứa, xù xì
Ngoài tác dụng tôt cho mắt, vitamin A còn kích thích khả năng tái sinh tế bào da, chống lại sự lão hóa và sự teo đi của da khô. Vitamin A đông thời còn điều hòa sự bài tiết chất nhờn và ngăn chặn quá trình khô da, chống lại sự hình thành lớp sừng trên da, bảo vệ da khỏi các tác hại của các tia tử ngoại... Thiếu vitamin A sẽ làm cho da bị ngứa, khô, tróc vảy, xù xì. Da bạn nhanh chóng bị kém mượt mà do các tuyến nhờn hoạt động kém đi, da bị thô ráp và xỉn màu.
Chống thiếu vitamin A bằng cách ăn các thức ăn như: gan cá, gan động vật, bơ, lòng đỏ trứng, cà chua, cà rốt, rau có màu xanh thẫm, khoai lang, bí đỏ, đu đủ, gấc...
Thiêu vitamin C: Da bị xuât huyêt
Vitamin C có tác dụng tông hợp chât collagen giúp da không bị nhăn, xê, mà còn trực tiêp tránh cho da khỏi bị khô. Vitamin C cũng tham gia điều hòa sự tiết chất nhờn của tuyến nhờn trên da, ngăn chặn các vết đồi mồi hình thành trên da.
Thiếu vitamin C là hiên tượng thường gặp nhât ở những người già trên 55 tuổi, người hút thuốc lá, nghiện bia, người lao động nặng, ăn uống thiếu rau xanh và trái cây...; làm cho các thành mạch máu kém bên vững, dân đên xuất huyết ở dưới da và ở niêm mạc lợi răng.
Thiếu vitamin B2: Môi khô ráp
Thiếu vitamin B2 sẽ gây rối loạn ở các tuyến nhờn trên da, làm cho da khô, tróc vảy mỏng, đặc biệt là ở những chỗ da bị gấp nếp. Các chất nhờn vón lại trên lỗ chân lông, khiến da trông rất gồ ghề và xấu xí.
Vitamin B2 có nhiều trong gan, thận, tim động vật; có vừa phải trong trứng, thịt nạc, nấm, sữa, cá. Nhu cầu mỗi ngày cho người trưởng thành là 1,3 - 1,5mg; trẻ em là 1,1mg.
Thiêu vitamin B: Da bị tróc vảy
Vitamin B bao gồm các loại B1, B2, B3, B5, B6, B7. Mỗi một loại có tác dụng khác nhau đối với làn da mụn. Vitamin B1 đóng vai trò loại bỏ độc tố và gốc tự do, cải thiện quá trình lưu thông máu. Trong khi đó, Vitamin B2 hay riboflavin rất quan trọng cho sức khỏe của da. Vitamin B3 hoặc niacin thúc đẩy làn da khỏe mạnh, cải thiện lưu thông và chuyển hóa carbohydrate, chất béo, protein.
Bạn có thê bô sung thêm vitamin B cho cơ thê từ các loại thực phâm như: gan, thận, thịt bò, thịt gà vịt, thịt lợn, sữa, cơm gạo...
Thiêu chât béo: Da bị mụn
Trong thực tế, hầu hết mọi người không thiếu chất béo. Duy chỉ có một số trường hợp bị thiếu chất béo do ăn uống theo chế độ có rất ít chất béo, hoặc ở người phải nuôi dưỡng qua truyền mạch máu lâu ngày.
Nếu thiếu chất béo thì da sẽ bị khô và lớp biểu bì sẽ tróc ra những vảy mỏng nhỏ, thâm chí hình thành mụn.
Đê bô sung chât béo, đừng quên các loại thực phâm như thịt, cá, lạc, vừng... Chât béo trong các loại thực phâm này rât tôt cho cơ thê.
Thiếu vitamin B3: Dễ viêm da
Thiếu vitamin B3 có thể đưa tới chứng viêm da. Da bị sưng, tróc vảy, nhất là ở phần da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời hoặc chấn thương; viêm miệng và lưỡi sưng đỏ.
Tuy nhiên, việc tiêu thụ quá nhiều loại vitamin này lại làm mạch máu ngoại vi giãn nở, máu tới nhiều và da bị nóng, ngứa da, đường trong máu lên cao, suy tim.
Thiếu vitamin E: Lão hóa da nhanh
Vitamin E giúp tế bào tăng trưởng nhanh, giảm hiện tượng lão hóa, tăng cường tuần hoàn khiến vết thương trên da mau lành; giảm tình trạng da khô, rụng tóc và gàu.
Vitamin E có trong sữa, mầm ngũ cốc, măng tây, súp lơ, bơ, lòng đỏ trứng gà, gan động vật, dầu olive, đậu nành, dầu thực vật, các loại hạt.
Tuy nhiên, nếu đang bị bệnh đái tháo đường, huyết áp cao, bệnh tuyến giáp thì nên hỏi ý kiến bác sĩ khi dùng bổ sung vitamin E.
Theo motthegioi.vn
Mùa đông môi khô nứt nẻ đến đâu bôi thứ này mềm mượt ngay Thời tiết khô lạnh làm cho môi bạn luôn khô, nẻ, bong tróc da. Có một vài mẹo chữa khô môi nứt nẻ đơn giản mà cực kì hiệu quả bạn có thể tham khảo. Làm sao để môi không nứt nẻ vào mùa đông Tăng cường uống nước mỗi ngày (từ 2 - 2,5 lít) để duy trì độ ẩm cho cơ...