‘Đường lưỡi bò gây căng thẳng Biển Đông’
Hội thảo về an ninh Biển Đông do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) của Mỹ, trong ngày làm việc thứ hai, đã đánh giá hiệu quả của các cơ chế an ninh hiện có tại Biển Đông và đề xuất chính sách nhằm tăng cường an ninh khu vực.
Đánh giá về các cơ chế hiện có để giải quyết tranh chấp, giáo sư Peter Dutton của Đại học Hải quân Mỹ cho rằng hiện có hai cơ chế là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) và Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC).
“UNCLOS nói rõ rằng tuyên bố về quyền tài phán của một quốc gia đối với tài nguyên phải dựa trên yếu tố địa lý của đường bờ biển. Việc Trung Quốc tuyên bố quyền tài phán trong đường chữ U, hay đường 9 khúc, mà không đề cập dù là gián tiếp đến các đặc điểm địa lý từ bờ biển hay đường cơ sở là một vi phạm căn bản luật quốc tế.”
Ông Dutton nhấn mạnh rằng đường chữ U là một trong hai nguồn chính gây căng thẳng trên Biển Đông.
Video đang HOT
Sơ đồ đường yêu sách 9 đoạn – đường lưỡi bò – của Trung Quốc trên Biển Đông. Yêu sách này bị các bên liên quan bác bỏ vì không có cơ sở.
Liên quan đến DOC, trong cuộc thảo luận trước đó, Giám đốc Chính trị và An ninh của Ban Thư ký ASEAN, ông Termsak Chalermpalanupap cho biết ASEAN đã 20 lần đưa ra dự thảo về hướng dẫn thực hiện DOC, nhưng đều bị Trung Quốc từ chối và hiện ASEAN đang chuẩn bị dự thảo thứ 21.
Tiến sỹ Dutton cho rằng không bao giờ thiếu những ý tưởng để giải quyết vấn đề, mà chỉ thiếu ý chí chính trị. “Các bên đều phải có nhượng bộ về chính trị, nếu không sẽ dẫn đến việc nước mạnh hơn sẽ làm những gì có thể làm và nước nhỏ làm điều phải làm.”
Chung quan điểm này, tiến sĩ Stein Tonnesson thuộc Viện Hòa bình Oslo của Nauy đề xuất một số điểm ông cho rằng các quốc gia có thể nhượng bộ để giải quyết tranh chấp.
Ông Đặng Đình Quý, Giám đốc Học viện Ngoại giao Việt Nam, cho rằng cần thúc đẩy hợp tác về biển và quân sự dưới hình thức tuần tra chung, diễn tập chung với sự tham gia của Trung Quốc, ASEAN và các nước có liên quan; đồng thời các bên cần công khai, minh bạch, giảm mua sắm vũ trang và thực hiện các biện pháp xây dựng lòng tin.
Về cơ chế “khai thác chung,” hầu hết các học giả đều nhận định rằng cơ chế này đã không phát huy tác dụng, bởi các bên không thống nhất với nhau trong việc xác định đâu là khu vực tranh chấp, đâu là khu vực không có tranh chấp.
Cuộc hội thảo diễn ra trong hai ngày 20 và 21/6, với sự tham gia của hơn 100 học giả, quan chức ngoại giao và nhà báo quốc tế.
Một số quan chức cấp cao như Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain Cựu Giám đốc Tình báo Quốc gia John Negroponte đã có bài phát biểu quan trọng, kêu gọi việc giải quyết tranh chấp bằng các cơ chế đa phương và luật pháp quốc tế.
Theo VNExpress
Hà Nội: Mở rộng không gian bể điều dưỡng cho Rùa Hồ Gươm
Để chuẩn bị đưa Rùa Hồ Gươm trở lại hồ trong môi trường tự nhiên, PCT UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Khôi yêu cầu mở rộng không gian bể điều dưỡng lên diện tích 30x30m, cao 1,8m thay cho bể cũ có kích thước 10x10m mà cụ Rùa đang sống.
Chiều 22/6, tại cuộc họp của Ban chỉ đạo khẩn cấp bảo vệ Rùa Hồ Gươm, Tiến sĩ Bùi Quang Tề, Trưởng nhóm chữa trị Rùa hồ Gươm cho biết: sau 4 lần phân tích mẫu bệnh phẩm của Rùa Hồ Gươm (lần cuối cùng vào ngày 30/5 vừa qua), kết quả cho thấy Rùa hồ Gươm đã hoàn toàn bình phục. Đến nay, Rùa Hồ Gươm đã chịu đựng được nước hồ, không còn có tác nhân gây bệnh, vết thương không xuất hiện.
Để chuẩn bị đưa Rùa Hồ Gươm trở lại hồ trong môi trường tự nhiên, ông Nguyễn Văn Khôi - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các đơn vị liên quan mở rộng không gian bể điều dưỡng lên diện tích 30x30m, cao 1,8m thay cho bể cũ có kích thước 10x10m mà hiện nay Rùa Hồ Gươm đang sống tại đó.
Vào bể chữa bệnh, việc chữa trị cho cụ Rùa có thể kéo dài trong nhiều tháng. (Ảnh: V.D)
Chi cục Thủy sản Hà Nội tiếp tục thả cá làm thức ăn cho Rùa. Sở Tài nguyên Môi trường đẩy nhanh tiến độ cải tạo môi trường Hồ Gươm đảm bảo các yếu tố thủy sinh, nhiệt độ, vi lượng... Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có trách nhiệm làm dự thảo quy chế quản lý khu vực Hồ Gươm để trình UBND thành phố thông qua vào tháng 8/2011.
Như đã đưa tin, ngày 3/4, Rùa Hồ Gươm được đưa vào bể điều trị đặt ngay tại chân Tháp Rùa để chữa trị các vết thương. Từ đó đến nay, nhóm chữa trị Rùa Hồ Gươm đã ứng trực 24/24h tại khu vực chữa trị để đảm bảo quá trình theo dõi, chăm sóc, chữa trị được an toàn. Cùng với đó, Công ty Thoát nước và Tổng công ty Đầu tư, phát triển hạ tầng đô thị thực hiện nạo vét bùn trong hồ.
Mới đây, UBND thành phố Hà Nội đồng ý cho phép Công ty Thoát nước Hà Nội phối hợp cùng chuyên gia Đức tiếp tục triển khai nạo vét thí điểm bùn Hồ Gươm bằng công nghệ của Cộng hoà Liên bang Đức, nhằm đẩy nhanh tiến độ làm sạch Hồ Gươm.
Theo Dân Trí
Trung Quốc lên tiếng đòi Mỹ "tránh xa" biển Đông Hôm nay (22/6), Trung Quốc đã lên tiếng kêu gọi Mỹ "tránh xa" những tranh chấp về biển Đông, đồng thời tuyên bố sự can thiệp của Washington trong vấn đề này chỉ càng làm cho tình hình trở nên phức tạp và tồi tệ hơn. Trước căng thẳng có dấu hiệu leo thang tại biển Đông, Trung Quốc đã khiến các nước...