“Đường lưỡi bò” Biển Đông: Trung Quốc sẽ thua kiện, mất hết thể diện
Đa Chiều ngày 2/6 cho rằng, kết quả phán quyết của vụ kiện trọng tài Biển Đông sắp được công bố. Có chuyên gia phân tích được dẫn lời cho rằng, Trung Quốc sẽ bị thua kiện, Bắc Kinh sẽ mất hết thể diện quốc gia.
Tòa trọng tài thường trực Liên hợp quốc ở The Hague, Hà Lan sắp đưa ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. Nguồn ảnh: BBC Anh.
Theo Bloomberg ngày 2/6, một tháng trước, một tàu khu trục tên lửa của Mỹ chạy vào vùng biển 12 hải lý của đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp trên Biển Đông. Điều này khiến cho giới Bắc Kinh vô cùng tức tối, khó chịu.
Trung Quốc lên tiếng chỉ trích Mỹ dùng sức mạnh quân sự để “thách thức trật tự biển mới”. Bộ Quốc phòng Trung Quốc dọa sẽ duy trì hiện diện ở khu vực này theo “nhu cầu”.
Theo bài báo, sau 3 năm gián đoạn, tháng 10/2015, Mỹ tái triển khai hành động tự do đi lại ở Biển Đông, cho thấy, thế giới bắt đầu tập trung chú ý tới tuyến đường hàng hải có kim ngạch thương mại nhộn nhịp thế giới này.
Đối đầu giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á ở vùng biển này do Bắc Kinh gây ra đến nay thực sự đã trở thành cuộc đối đầu giữa một bên là Mỹ – một quốc gia thống trị mạng lưới an ninh vài chục năm ở khu vực này, với một bên là Trung Quốc – quốc gia đang trỗi dậy, muốn chiếm đoạt lấy quyền thống trị ở khu vực này.
Chu Kỳ, Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược quốc gia, Đại học Thanh Hoa, Trung Quốc cho rằng, vấn đề Biển Đông đã thay thế vấn đề thương mại và tiền tệ trước đây, hiện đã trở thành vấn đề mới và chủ yếu của quan hệ Trung-Mỹ.
Tháng 12/2015, tàu cảnh sát biển Trung Quốc chặn tàu cá Philippines làm ăn ở vùng biển truyền thống của bãi cạn Scarborough – một bãi cạn Trung Quốc cướp từ tay Philippines vào năm 2012. Nguồn ảnh: Chinatimes Đài Loan.
Do Mỹ đã tăng cường quan hệ với các đồng minh cũ và đã xây dựng các đồng minh, đối tác mới ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, hơn nữa phần lớn các nước đồng minh này đều có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, vì vậy, Bắc Kinh đã cảm nhận thấy, sức ép an ninh ở khu vực xung quanh đang gia tăng.
Cùng với các mâu thuẫn không ngừng gay gắt trong những năm qua, Tòa trọng tài thường trực Liên hợp quốc ở The Hague, Hà Lan chuẩn bị tiến hành phán quyết đối với vụ kiện Biển Đông của Philippines. Điều này cũng sẽ tác động lớn đến tranh chấp.
Một phán quyết bất lợi cho Bắc Kinh sẽ bác bỏ yêu sách chủ quyền vô lý, phi pháp (đường chín đoạn/đường lưỡi bò) do Bắc Kinh áp đặt – đòi tới hơn 80% diện tích Biển Đông, bất chấp chủ quyền và quyền lợi hợp pháp của các nước ven Biển Đông, bất chấp luật pháp quốc tế.
Video đang HOT
Tháng 5/2016, các nhà lãnh đạo nhóm G7 đã họp tại Nhật Bản và đã bày tỏ quan ngại đối với tình hình bất ổn ở Biển Đông. Tuyên bố của G7 mặc dù không điểm danh Trung Quốc, nhưng thực sự là một tuyên bố đầy sức nặng, trực tiếp phê phán Bắc Kinh.
Trung Quốc ra sức tiến hành bành trướng lãnh thổ, bành trướng quân sự ở Biển Đông. Nguồn ảnh: BBC Anh.
Thời gian gần đây, Trung Quốc đã vô cùng vất vả trong triển khai các thủ đoạn lôi kéo quốc tế và tuyên truyền xuyên tạc quy mô lớn nhằm tìm kiếm sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với lập trường của Bắc Kinh trong vấn đề Biển Đông.
Bắc Kinh thỉnh thoảng lại lên tiếng khoe có thêm sự ủng hộ của các nước đối với lập trường của họ. Sau một thời gian, Bắc Kinh khoe đã nhận được sự ủng hộ của khoảng 40 nước đối với lập trường của họ trong vấn đề Biển Đông.
Nhưng, Bắc Kinh rõ ràng đã bị bẽ mặt thực sự, vì có quốc gia, có quan chức các nước đã vạch trần sự dối trá của họ, trong đó có quan chức Campuchia và Mỹ.
Học giả Bill Hayton cho rằng, Trung Quốc sẽ chịu thất bại trong vụ kiện Biển Đông của Philippines. Điều này sẽ làm cho họ mất hết thể diện, vì vậy, Trung Quốc đã tìm mọi thủ đoạn, cố gắng để chứng minh rằng, lập trường của Trung Quốc nhận được sự ủng hộ rộng rãi của cộng đồng quốc tế.
Ngay từ năm 2013, Mỹ đã can thiệp vào vấn đề Biển Đông, nguyên nhân là Trung Quốc bắt đầu lấn biển, xây đảo bất hợp pháp ở 7 thực thể (đá ngầm) thuộc quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam), nằm ở phía nam Biển Đông.
Quan chức Mỹ đã xác nhận mưu đồ của Trung Quốc là thực hiện bành trướng kiểu tằm ăn dâu, tức là lặng lẽ và làm dần dần từng bước, cuối cùng đã tạo ra sự “thay đổi về chất” – diện mạo Biển Đông hiện nay đã thay đổi hoàn toàn với các bước đi bành trướng lãnh thổ và bành trướng quân sự mấy năm qua của Bắc Kinh.
Hình ảnh đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Nguồn ảnh: Thời báo Hoàn Cầu, Trung Quốc ngày 15/6/2016.
Thủ đoạn bành trướng dần dần này đã không gây phản ứng “quá mức” (gây ra xung đột vũ trang) từ cộng đồng quốc tế, nhưng cuối cùng lại giúp Bắc Kinh đạt được mưu đồ đen tối. Mục tiêu cuối cùng của họ là thiết lập được các căn cứ quân sự trên Biển Đông, ngăn chặn sự hiện diện của Hải quân Mỹ ở khu vực.
Trung Quốc tuyên bố họ không cản trợ tự do thương mại trên biển, nhưng, năm 2012, Trung Quốc đã phong tỏa tuyến đường hàng hải từ Philippines đến bãi cạn Scarborough (chiếm luôn bãi cạn này từ Philippines và chặn đường không cho ngư dân Philippines làm ăn như trước), đồng thời đã hạn chế nhập khẩu chuối từ Philippines.
Năm 2010, do tình hình căng thẳng của tranh chấp đảo tại vùng biển Hoa Đông, Trung Quốc đã cấm xuất khẩu đất hiếm cho Nhật Bản.
Trung Quốc ngày càng tích cực sử dụng các thủ đoạn và công cụ sức mạnh như cảnh sát biển (hải quân trá hình) và tàu cá (được vũ trang) để tìm cách thực hiện các âm mưu, thủ đoạn đen tối (áp đặt yêu sách “đường chín đoạn”, bành trướng quân sự…) ở Biển Đông.
Theo Viettimes
Iraq lớn tiếng với Thổ Nhĩ Kỳ: Nhắc Mỹ, nhờ Nga?
Các chuyên gia cho rằng thông qua các động thái gay gắt với Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq đang muốn tìm thêm sự ủng hộ và giúp đỡ từ Moskva.
Iraq sẽ đáp trả quân sự nếu Thổ Nhĩ Kỳ không rút quân
Ngày 30/12, phát biểu tại một cuộc họp báo ở thủ đô Baghdad, Ngoại trưởng Iraq Ibrahim al-Jaafari một lần nữa yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ rút hoàn toàn quân đội ra khỏi lãnh thổ Iraq, đồng thời cảnh báo Ankara phải tôn trọng chủ quyền của Iraq nếu không muốn đối mặt với một hành động quân sự.
"Iraq sẽ thúc đẩy các cuộc đối thoại hòa bình nhằm tránh khủng hoảng, song nếu cần sẽ tính đến việc đấu tranh với Thổ Nhĩ Kỳ để bảo vệ chủ quyền và tài sản quốc gia", Ngoại trưởng Iraq Ibrahim al-Jaafari nhấn mạnh.
Ngoại trưởng Iraq Ibrahim al-Jaafari cảnh báo Ankara phải tôn trọng chủ quyền của Iraq nếu không muốn đối mặt với một hành động quân sự.
Trước đó, hôm 24/12, sau khi kết thúc cuộc họp khẩn cấp của Liên đoàn Arập, ông Jaafari cũng nêu rõ lập trường của Bagdad: "Nếu an ninh và sự toàn vẹn lãnh thổ của Iraq vẫn tiếp tục bị đe đọa, chúng tôi sẽ sử dụng mọi phương thức hợp pháp để đáp trả hành động tấn công này. Mọi phương án đều có thể...".
Thực tế kể từ sau khi Thổ Nhĩ Kỳ đơn phương triển khai lực lượng tới một trại quân đội ở khu vực Bashiqa phía Bắc Iraq với lý do huấn luyện các tay súng người Sunni và người Kurd chống lại tổ chức khủng bố IS, thì quan hệ giữa Ankara và Bagdad đã trở nên tồi tệ hơn bao giờ hết.
Iraq đã gọi hành động của chính quyền Tổng thống Erdogan là xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ nước này và liên tiếp đưa ra những tuyên bố mạnh mẽ nhằm đáp trả. Tuy nhiên bất chấp sự phản đối của cộng đồng quốc tế, Ankara vẫn ngoan cố duy trì và triển khai thêm quân tại khu vực này.
Iraq lớn tiếng với Thổ Nhĩ Kỳ để lấy lòng Nga?
Các chuyên gia cho rằng, tuyên bố trên của Ngoại trưởng Iraq Ibrahim al-Jaafari dù nhắc tới Thổ Nhĩ Kỳ nhưng lại mang nhiều thông điệp chính trị. Thông qua những tuyên bố cứng rắn, Bagdad dường như đang công khai ủng hộ Nga và dần phủ nhận vai trò của Mỹ tại quốc gia này.
Không phải ngẫu nhiên mà các chuyên gia và giới quân sự lại đặt ra nghi vấn này. Bởi lẽ từ khi Mosvka tiến hành các cuộc không kích tại Syria, chính quyền Thủ tướng Haider al-Abadi đã ngay lập tức có thái độ khác lạ với Washington. Iraq đã nhiều lần đưa ra lời đề nghị điện Kremlin hỗ trợ nước này đối phó với phiến quân IS dù trước đó Nhà Trắng đã ra sức hứa hẹn và đưa ra yêu cầu Bagdad không hợp tác với Moskva.
Trở lại với tuyên bố của Ngoại trưởng Iraq Ibrahim al-Jaafari. Thực tế nó được đưa ra ngay sau khi có thông tin Thổ Nhĩ Kỳ sẽ mở chiến dịch quân sự tại Syria năm 2016 dưới sự hậu thuẫn của Mỹ.
Các chuyên gia cho rằng Iraq đang muốn lấy lòng Nga nhằm có thêm những lợi ích và hỗ trợ trên chiến trường.
Trong khi đó, Moskva và Ankara đang có nhiều bất đồng kể từ sau khi Thổ Nhĩ Kỳ đơn phương bắn hạ chiến đấu cơ Su-24 của Nga. Điện Kremlin ngoài việc áp dụng nhiều biện pháp trừng phạt, cấm vận về kinh tế, quân sự, ngoại giao, quốc phòng, du lịch vẫn mạnh mẽ yêu cầu chính quyền Tổng thống Erdogan đưa ra lời xin lỗi chính thức. Tuy nhiên Ankara vẫn ngoan cố và chưa có dấu hiệu sửa sai.
Ngoài ra, Moskva và Washington hiện vẫn chưa tìm được tiếng nói chung về tương lai chính trị của Tổng thống Syria Assad. Dù đã nhiều lần điện đàm, thậm chí gặp gỡ, tiếp xúc riêng nhưng đến thời điểm này các nút thắt vẫn chưa được tháo bỏ.
Các chuyên gia nhận định, Iraq đang chơi một nước cờ cao tay khi tất cả những biểu hiện gần đây đều tỏ thái độ thân Nga và hết sức lạnh nhạt với Mỹ. Hành động này không đơn thuần xuất phát từ tình hữu nghị, quan hệ thân thiết gắn bó trước đó giữa 2 nước.
Bagdad dường như đang muốn tìm kiếm thêm sự ủng hộ và giúp sức của Moskva trong các kế hoạch triển khai quân tại nước này. Iraq thừa hiểu rằng, nếu như không có sự yểm trợ của điện Kremlin thì việc tiêu diệt phiến quân IS bấy lâu nay sẽ khó lòng thành hiện thực.
Trong khi Washington đang ngày càng thất thế, sức ảnh hưởng của Moskva ngày càng lên cao thì lựa chọn đứng về phía Nga sẽ đem đến cho chính quyền Thủ tướng Haider al-Abadi nhiều lợi ích to lớn.
Hòa Bình(Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Mỹ thề sẽ hành động nếu Trung Quốc tiếp tục bành trướng Biển Đông Ngày 4.6, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter cảnh báo việc Trung Quốc xây dựng trên một hòn đảo nhỏ ở Biển Đông đang có tranh chấp với Philippines buộc Mỹ sẽ phải ra tay hành động. Phát biểu tại Đối thoại Shangri-La 2016 ở Singapore, Bộ trưởng Carter cho rằng Bắc Kinh có nguy cơ phải chịu rủi ro khi xây...