“Đường lưỡi bò”: Áp đặt vô lý
TS Nguyễn Ngọc Trường, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Thụy Điển kiêm nhiệm Phần Lan, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Mexico kiêm nhiệm Panama và Peru, cho rằng các hành động mang tính chất gây hấn của Trung Quốc trong thời gian qua nhằm áp đặt chủ quyền để khai thác tài nguyên trên biển Đông
* Phóng viên: Ông nhìn thận thế nào trước việc tàu Trung Quốc (TQ) liên tục xâm phạm sâu vùng thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam để tiến hành các hoạt động phá hoại?
TS Nguyễn Ngọc Trường:
TQ đang bước vào giai đoạn mới để áp đặt đòi hỏi vô lý của họ về chủ quyền trong cái gọi là “đường lưỡi bò”. Điều này thể hiện qua các cuộc xung đột với 3 nước ASEAN là Philippines, Việt Nam và Malaysia. Họ đã chuẩn bị kỹ và lâu dài cho đòi hỏi này về cả pháp lý và thực tế.
Mục đích: Khai thác tài nguyên
* Căn cứ nào để ông có nhận định như vậy?
tháng 5-2009. Cuối tháng 5 vừa qua, TQ đã hạ thủy giàn khoan khổng lồ có khả năng khoan ở nơi biển sâu 3.000 m và khoan sâu 12.000 m xuống đáy biển. Trong khi đó, đội tàu hải giám, tuần ngư cũng đã có 27 chiếc và sắp tới sẽ nâng lên 45 chiếc để bao quát toàn bộ biển Đông. TQ cũng đã chính thức xác nhận và sắp cho hạ thủy tàu sân bay đầu tiên. Đó là những bước chuẩn bị cho giai đoạn mới là áp đặt chủ quyền để từ đó khai thác trực tiếp tài nguyên trên biển Đông.
* Ông nói TQ áp đặt chủ quyền, tức là những hành động tương tự như với tàu Bình Minh 02 và Viking II sẽ còn tái diễn?
Không những tiếp tục như vậy trong tương lai mà chúng ta còn phải chuẩn bị cho những khả năng xấu hơn. Những xung đột vừa qua của TQ với Việt Nam hay Philippines, Malaysia… là những dấu hiệu lẻ tẻ để báo hiệu điều đó.
Sức mạnh: Lý của kẻ mạnh
* Theo ông, vì sao TQ lại dùng sức mạnh để áp đặt chứ không đàm phán để giải quyết tranh chấp trên biển Đông?
Nếu tranh tụng pháp lý thì TQ hoàn toàn không có cơ sở để đòi chủ quyền trên biển Đông. Một vị giáo sư của Nga có nói rằng nếu TQ cho rằng việc phát hiện các loại chén, đĩa từ thời Tây Hán tại Hoàng Sa và Trường Sa là cơ sở pháp lý, vậy nếu người ta tìm thấy chai rượu thời Napoleon tại Moscow thì Moscow lại là thành phố của Pháp sao? Không có cơ sở pháp lý và cơ sở khoa học nhưng TQ có cái lý của kẻ mạnh, cái lý của chính sách ngoại giao pháo hạm và ngoại giao tiền bạc.
* Tại Diễn đàn Đối thoại Shang-ri La, TQ nhắc đi nhắc lại lập trường không đe dọa và không dùng sức mạnh. Phải chăng TQ luôn nói không đi đôi với làm trong vấn đề biển Đông?
Video đang HOT
TQ nói mà đi đôi với làm thì làm sao theo đuổi tham vọng lợi ích của họ. Theo dõi các chuyến thăm cấp cao, trong đó có chuyến đi của Bộ trưởng Quốc phòng TQ, tôi thấy họ không tham gia những cuộc cãi nhau, phần lớn là cười và bày tỏ thiện chí.
Hải quân Việt Nam tập luyện tác chiến. (Nguồn: VNExpress)
Tham dự diễn đàn Shang-ri La, ông cố vấn hạm đội biển Tây của Canada nói Bộ trưởng Quốc phòng TQ đối diện với một cử tọa mà họ không tin những lời ông ta nói. Một giáo sư Viện Nghiên cứu Chiến lược ở Singapore cho rằng TQ có nói gì đi chăng nữa thì người ta khó mà tin được và điều TQ cần làm là chứng minh bằng hành động.
* Lời nói không đi đôi với việc làm của TQ trên biển Đông có tổn hại tới lợi ích toàn cầu?
TQ đang trên đường trở thành cường quốc toàn cầu nhưng họ cũng đang theo đuổi những lợi ích cục bộ. Có thể thấy điều này qua việc thâm nhập châu Phi, vùng Vịnh, Nam Mỹ…
Cục diện thế giới đang thay đổi nên người TQ cũng phải thay đổi tư duy. Cứ theo đuổi tư duy Đại Hán là không có lợi cho chính TQ. Hơn nữa, thời đại hiện nay, thời đại mà TQ muốn làm gì thì làm ở các nước phương Nam, nơi mà nhiều cường quốc và trung tâm quyền lực khác của thế giới có lợi ích chiến lược, cũng đã qua từ lâu.
Sức mạnh Việt Nam: Đoàn kết
* Ông có cho rằng TQ đã phớt lờ phản ứng của Việt Nam sau sự kiện tàu Bình Minh 02 khi tiếp tục gây ra sự kiện Viking II?
- TQ đã có kịch bản sẵn cho từng giai đoạn trên biển Đông. Nay đến giai đoạn triển khai áp đặt chủ quyền thì TQ cứ thế thực hiện bất chấp phản ứng và dư luận khu vực. Vấn đề hiện nay không ở TQ mà từ phía các bên liên quan khác có để TQ làm điều đó hay không. Với chúng ta, chủ nghĩa yêu nước, đoàn kết dân tộc với 86 triệu dân trên dưới một lòng là một sức mạnh không ai có thể xem thường.
* Việc các nước ASEAN phản ứng riêng rẽ cho dù cùng bị quấy rối, gây hấn đã khuyến khích TQ triển khai kịch bản áp đặt chủ quyền trên biển Đông?
Sau va chạm trực diện giữa tàu Mỹ và tàu TQ trên biển Đông đầu năm 2009, hai nước này đã bước vào giai đoạn hòa hoãn từ đầu năm nay. Tuy nhiên, tôi không nghĩ Mỹ sẽ nhường châu Á và Đông Nam Á, nơi mà họ nói có lợi ích quốc gia, cho TQ. Mỹ nhường một bước là mất tất cả vì quan trọng nhất với Mỹ là mất niềm tin với cam kết tại khu vực. Mỹ luôn là một lực lượng mà ai cũng phải xem trọng.
Tư tưởng ngoại giao hòa hiếu
TS Nguyễn Ngọc Trường cho rằng Việt Nam phải rất xem trọng quan hệ với TQ, phải giữ được hòa hiếu với TQ. Đó là ngoại giao truyền thống hàng ngàn năm và cũng là cốt lõi của tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh. Phải tìm cách tiếp cận và tạo mối quan hệ mới với TQ khi họ đang trở thành một cường quốc. Chúng ta phải thay đổi tư duy về điều này, không nên giữ tư duy và hành động theo kiểu cũ.
“Thời đại mà chúng ta đi với một bên để chống một bên đã vĩnh viễn qua rồi”- TS Nguyễn Ngọc Trường nói và nhấn mạnh: “Chủ nghĩa yêu nước, đoàn kết 86 triệu dân, trên dưới một lòng là sức mạnh của chúng ta. Đoàn kết với ASEAN, các nước lớn và TQ cũng là sức mạnh của chúng ta”.
Theo Người Lao Động
Nhật ký tàu Viking II: TQ dùng máy bay tham gia cắt cáp
Nhật ký tàu Viking 2 của Việt Nam cho thấy, Trung Quốc đã dùng máy bay để "bảo hộ" tàu cắt cáp của mình.
Trực thăng của Trung Quốc. Ảnh: vietnamdefence.
Nhật ký tàu Viking của Việt Nam:
* Ngày 8/6
- 5 giờ 30 phút: Tàu bảo vệ Vạn Hoa 737 và 731 trinh sát về phía bắc của mục tiêu.
- 7 giờ: Vạn Hoa 737 và 731 tiếp cận khu vực quay đầu phía tây, quan sát thấy hơn 15 tàu đánh cá của Trung Quốc làm việc bên trong khu vực quay đầu.
- 8 giờ 45 phút: Tàu Vạn Hoa 737 đến bên cạnh tàu Trung Quốc 80105 phát lời cảnh báo của Chính phủ Việt Nam (bằng tiếng Trung Quốc) là tàu này đã vi phạm lãnh hải Việt Nam.
- 9 giờ 35 phút: Tàu ngư chính Trung Quốc số hiệu 303 thông báo với Vạn Hoa 737 rằng các tàu đánh cá sẽ khởi hành khỏi khu vực trong 3-4 giờ. Họ cho biết do gặp sự cố nên sẽ mất thời gian dài để hồi phục bánh lái tàu của họ. Nhận tin, Vạn Hoa 737 đứng dự phòng.
- 11 giờ: tàu Vạn Hoa 737 nhận được tín hiệu từ tàu ngư chính Trung Quốc 303 thông báo họ sẽ rời khỏi khu vực. Nhưng ít phút sau, tàu này trắng trợn thông báo họ có quyền tiếp tục đánh cá trong vùng này và có vấn đề gì thì liên hệ với chính phủ của họ (Trung Quốc).
- 11 giờ 30 phút: Một máy bay không xác định được lai lịch bay trên tàu Vạn Hoa 737 và trên tàu Trung Quốc ở độ cao rất thấp. Đây là máy bay hai cánh quạt lớn, sơn màu xám và không dấu hiệu đã bay quanh khu vực khoảng 10 phút rồi rời đi.
- 12 giờ: Viking 2 thay đổi kế hoạch thu nổ địa chấn để tránh các tàu cá Trung Quốc.
-14 giờ 50 phút: Một số tàu cá của Trung Quốc chạy theo đường cong hình chữ S không đúng với lộ trình. Chúng chạy trước tàu Vạn Hoa 737 rồi thay đổi hướng quay trở lại phía bắc.
- 20 giờ 30 phút: Tàu CR1 trực bảo vệ trong khi các tàu cá Trung Quốc chạy ngay sau các phao phía cuối tàu. Tàu Viking 2 bắt đầu làm việc, các tàu bảo vệ vào vị trí bảo vệ, di chuyển về phía trước.
Tàu Viking của Việt Nam. Ảnh: PVN.
* Ngày 9-6:
- 6 giờ: khi đang thu nổ ở tọa độ 6o47,5' Bắc, 109o17,5' Đông, tàu Viking 2 bị tàu 62226 của Trung Quốc chạy cắt ngang phần dây kéo giữ thiết bị dàn trải cáp thu và gây rối bốn đường cáp thu phía bên trái tàu. Tàu 62226 bị hỏng chân vịt, trôi dạt phía sau tàu Viking 2 trong vài giờ.
- 8 giờ 20 phút: Viking 2 thoát khỏi sự theo đuổi của tất cả các tàu Trung Quốc. Tàu Viking 2 đang phục hồi các thiết bị và có kế hoạch khởi hành khỏi khu vực.
"Tàu phá hoại cáp" của Việt Nam xuất thân từ hải quân Trung Quốc
Tàu ngư chính 331 xuất thân là tàu 503 của đội tàu hải quân Nam Hải (tức Biển Đông) nhưng tới cuối năm 2006 đã được phân về Cục Ngư chính khu Nam Hải với mục đích "sử dụng cho công vụ quốc gia".
Tàu nặng 4.600 tấn, dài 113,5m, rộng 15,5m, có thể đi tới 3.500 hải lý mới cần nạp nhiên liệu, tốc độ chạy cao nhất có thể lên tới 20 hải lý/giờ.
Tàu 311 được trang bị rất tối tân với hệ thống điều khiển GMDSS, là con tàu thuộc dạng có tốc độ nhanh nhất, trọng tải lớn nhất trong hệ thống tàu ngư chính của TQ hiện nay.
Tàu ngư chính 311 tham gia giải cứu cho tàu cá Trung Quốc - Nguồn: Xinhua.
Trên nhiều diễn đàn trên mạng TQ hiện nay như bbs.tiexue.net, đề tài "Liệu tàu ngư chính 311 có dám nổ súng?" đang được đem ra bàn luận sôi nổi với nhiều nội dung trái chiều. Tàu ngư chính 303 có trọng tải 1.000 tấn, dài 67,28m, rộng 9,60m. Ngay từ ngày 6.11.2009, 2 con tàu này đã được lệnh kết hợp thành một tổ tuần tra, chuyên trách khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Ngư chính chỉ là 1 trong 7 lực lượng tàu chuyên dụng của TQ hiện nay hoạt động trên biển, bên cạnh hải giám, hải cảnh, hải sự, hải tuần... Chỉ riêng tàu ngư chính cũng lên tới trên 300 chiếc, trong đó có tàu ngư chính Lôi Châu từng xâm phạm chủ quyền VN. Tổng số tàu hải giám được ước tính cũng xấp xỉ ít nhất 40 chiếc. Ngoài đội tàu chuyên dụng, TQ hiện còn có nhiều lực lượng vũ trang biển. Hải quân TQ đang khẩn trương đóng tàu sân bay đầu tiên, cơ sở đặt tại phía đông vịnh Nha Long, tỉnh Hải Nam.
Theo VTC
Trung Quốc nói gì trong vụ phá cáp tàu Việt Nam? Hôm qua Bắc Kinh nói không có việc tàu nước này quấy rối tàu khảo sát của Việt Nam, sau khi Hà Nội phản đối tàu Trung Quốc cố tình cắt cáp và vi phạm chủ quyền của Việt Nam Phát ngôn viên ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói rằng tàu cá của Trung Quốc đang hoạt động ở khu vực gần...