Đường lầy lội nhất thủ đô được trải nhựa
Hơn 600 m đường Sông Lừ (Định Công, Hà Nội) đã được trải nhựa sau thời gian dài xuống cấp, lầy lội mỗi khi mưa. Cảnh ùn ứ vì thế cũng giảm hẳn.
Đường Sông Lừ trước khi được sửa chữa lầy lội, ngập bùn đất, trời nắng thì bụi bẩn. Ảnh: Phương Sơn
Sáng 27/4, theo ghi nhận của VnExpress, việc trải thảm nhựa đường Sông Lừ đã hoàn tất. Các hạng mục như rãnh thoát nước, cống kỹ thuật và biển báo đang được hoàn thiện, dự kiến kết thúc trước ngày 30/4.
Có cửa hàng kinh doanh nội thất ở tuyến đường này, ông Nguyễn Văn Tiến vui mừng cho hay, trước đây ông cứ lo đi chống ngập khi mưa và chống bụi khi nắng, nhưng cả tuần nay đường được làm mới, công việc kinh doanh thuận lợi hơn rất nhiều. Cảnh ùn tắc, tai nạn giao thông cũng đã giảm.
Sau khi được sửa chữa, đường Sông Lừ đi lại dễ dàng, không xảy ra ùn tắc, tai nạn giao thông. Ảnh: Phương Sơn
Video đang HOT
Theo Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, đường Sông Lừ dài 615 m, rộng 5 m, được làm từ năm 1998 và là đường công vụ phục vụ dự án khu đô thị Bắc Đại Kim. Do là tuyến dẫn vào đường Giải Phóng, Nguyễn Hữu Thọ, Linh Đàm, Vành đai 3, nên lưu lượng phương tiện lưu thông rất lớn.
Năm 2006, đoạn đường này từng bị xuống cấp trầm trọng và đã được sửa chữa. Nhưng gần 2 năm trở lại đây, tình trạng hư hỏng tái diễn, gây khó khăn cho người tham gia giao thông. Người dân từng ví Sông Lừ là con đường đau khổ, lầy lội nhất thủ đô.
Kinh phí sửa chữa đoạn đường khoảng 1,2 tỷ đồng, Công ty cổ phần Kinh doanh phát triển nhà và Đô thị Hà Nội (chủ đầu tư dự án đô thị mới Đại Kim) là đơn vị đứng ra sửa chữa.
Những ổ gà trước đây thay thế bởi mặt đường nhựa láng mịn.
Cũng theo Sở Giao thông Hà Nội, sau khi hoàn thiện, Sở sẽ cắm biển, hạn chế xe có trọng tải lớn tại hai đầu đường, giao Thanh tra kiểm tra, xử lý vi phạm.
Phương Sơn
Theo VNE
Thay đổi lộ trình đi lại ở trung tâm TP.HCM
Tại buổi họp báo chiều 25.4, ông Đậu An Phúc, Trưởng phòng Quản lý và khai thác hạ tầng giao thông đường bộ - Sở GTVT TP.HCM, giải thích nguyên nhân ùn tắc nghiêm trọng tại nhiều tuyến đường khu vực trung tâm tối 24.4 là do có sự thay đổi đột xuất về thời gian trong kịch bản diễn tập, nên Công an TP đã triển khai đóng đường sớm hơn so với thông báo trước đó (đóng đường lúc 19 giờ thay vì 20 giờ như kế hoạch).
Ảnh minh họa
Thời gian đóng đường trùng vào giờ cao điểm chiều thứ sáu, lượng người từ các công sở, trường học đổ ra quá đông, làm tăng ùn tắc. Ông Phúc thông tin thêm ngày 26.4 là ngày tổng duyệt và ngày 30.4 là ngày chính thức duyệt binh. Vì vậy, ngày 26.4 sẽ cấm xe lưu thông trên nhiều tuyến đường từ 4 đến 11 giờ.
Việc lưu thông khu vực trung tâm TP trong thời gian tổ chức diễn tập và tổ chức lễ kỷ niệm có sự thay đổi. Theo đó, khu vực diễn ra lễ kỷ niệm được giới hạn bởi vành đai gồm các tuyến đường: Nguyễn Bỉnh Khiêm -> Nguyễn Hữu Cảnh -> Lê Thánh Tôn -> Phạm Hồng Thái -> Cách Mạng Tháng Tám -> Nguyễn Thị Minh Khai -> Nguyễn Bỉnh Khiêm. Hạn chế tất cả loại xe lưu thông vào bên trong khu vực lễ và trên các tuyến đường vành đai (đường Cách Mạng Tháng Tám vẫn được phép lưu thông) trong khoảng thời gian diễn tập và tổ chức lễ mít tinh trong những ngày và thời gian cụ thể như sau: ngày 26.4: từ 4 - 11 giờ; ngày 30.4: từ 4 - 12 giờ.
Lộ trình cho các loại phương tiện bị hạn chế lưu thông vào khu vực tổ chức lễ kỷ niệm (từ hướng Q.Bình Thạnh đi Q.10 và Q.5): Lộ trình 1: Xô Viết Nghệ Tĩnh -> cầu Thị Nghè -> Hoàng Sa -> Nguyễn Đình Chiểu -> Lý Thái Tổ. Lộ trình 2: Xô Viết Nghệ Tĩnh -> cầu Thị Nghè -> Hoàng Sa -> Nguyễn Đình Chiểu -> Nguyễn Bỉnh Khiêm -> Điện Biên Phủ -> Đinh Tiên Hoàng -> Võ Thị Sáu -> Cách Mạng Tháng Tám.
Các loại phương tiện lưu thông từ hướng Q.10 và Q.5 về Q.Bình Thạnh: Lộ trình 1: Lý Thái Tổ -> Điện Biên Phủ -> Nguyễn Bỉnh Khiêm -> Nguyễn Thị Minh Khai -> Xô Viết Nghệ Tĩnh. Lộ trình 2: Cách Mạng Tháng Tám -> Lý Chính Thắng -> Hai Bà Trưng -> Hoàng Sa -> Điện Biên Phủ -> Vòng xoay Hàng Xanh -> Xô Viết Nghệ Tĩnh.
Các loại phương tiện lưu thông từ hướng Q.Bình Thạnh về Q.4: Lộ trình 1: Xô Viết Nghệ Tĩnh -> Vòng xoay Hàng Xanh -> Điện Biên Phủ -> Nguyễn Hữu Cảnh -> Tôn Đức Thắng -> Nguyễn Tất Thành và ngược lại.
Lộ trình 2: Điện Biên Phủ (quận Bình Thạnh) -> Đinh Tiên Hoàng -> Võ Thị Sáu -> Cách Mạng Tháng Tám -> Nguyễn Thị Nghĩa -> Nguyễn Thái Học -> cầu Ông Lãnh -> Hoàng Diệu (Q.4).
Các loại phương tiện lưu thông từ hướng Q.Tân Bình về Q.4: Lộ trình 1: Nguyễn Văn Trỗi -> Nam Kỳ Khởi Nghĩa -> Điện Biên Phủ -> Nguyễn Hữu Cảnh -> Tôn Đức Thắng -> Nguyễn Tất Thành. Lộ trình 2: Nguyễn Văn Trỗi -> Nam Kỳ Khởi Nghĩa -> Võ Thị Sáu -> Cách Mạng Tháng Tám -> Nguyễn Thị Nghĩa -> Nguyễn Thái Học -> cầu Ông Lãnh -> Hoàng Diệu (Q.4).
Đình Mười
Theo Thanhnien
Nhiều tuyến đường trung tâm TP.HCM cấm lưu thông đêm và sáng mai 26.4 Ngày 25.4, Phòng CSGT đường bộ - đường sắt (PC67) Công an TP.HCM chỉ đạo các đơn vị thuộc Phòng ứng trực 100% quân số, tham gia phối hợp điều hòa, phân luồng giao thông, cô lập các tuyến đường huyết mạch tại khu vực trung tâm thành phố trong nhiều ngày tới. Ảnh minh họa Các tổ tuần tra sẵn sàng giải...