Đường huyết tăng sau mùa tiệc tùng, phải làm sao?
Bạn đọc Trần Nguyệt N. (50 tuổi; quận Gò Vấp, TP HCM) hỏi: “Tôi vừa đi khám bệnh lại sau kỳ nghỉ Tết, bác sĩ cảnh báo đường huyết của tôi đang ở mức nguy hiểm, cần phải kéo giảm ngay.
Thế nhưng, dù tôi đã kiêng ăn ngọt, hiệu quả có vẻ vẫn không cao. Có cách ăn uống gì để tôi nhanh “thải độc” từ mấy món kẹo mứt, bánh chưng không?”.
Ảnh minh họa
Lương y Đinh Công Bảy, Tổng Thư ký Hội Dược liệu TP HCM, trả lời: Theo như trong thư, có vẻ chị đang ở mức “ tiền tiểu đường”, nếu không nhanh chóng kéo giảm đường huyết thì có thể dẫn đến tiểu đường thực sự. Ngoài kiêng ngọt, chị cũng cần giảm ăn tinh bột. Lưu ý là giảm chứ không nên bỏ hẳn, không ăn cơm.
Video đang HOT
Để chỉ số đường huyết sớm ổn định, chị cần duy trì thói quen uống đủ nước, trong đó ngoài nước lọc có thể uống nụ vối hoặc trà ô long, là 2 thức uống dễ tìm có thể giúp giảm đường huyết rất hiệu quả.
Trong bữa ăn nên tăng cường rau củ quả, nhất là các loại rau củ có tác dụng kéo giảm đường huyết như khổ qua, bí đao, cà chua, mã đề, cải bẹ (xanh và trắng), củ mài, rau má, hạt ý dĩ… Trong đó bộ ba khổ qua – bí đao – cà chua có tác dụng “mạnh” nhất và cũng là những thứ dễ chế biến.
Cuối cùng, cần kết hợp với chế độ vận động thường xuyên, tập thể dục vừa sức. Bởi lẽ, ngoài chế độ ăn thiếu lành mạnh, thiếu vận động cũng là một trong các nguyên nhân chính dẫn đến tiểu đường hay tiền tiểu đường.
Thu Anh ghi
Theo nld.com.vn
Gan yếu, kiêng rượu thôi chưa đủ
Bạn đọc Trần Bình N. (47 tuổi, ngụ huyện Bình Chánh, TP HCM) hỏi: Tôi bị bệnh gan, bác sĩ dọa uống rượu nữa sẽ tiến triển thành xơ gan nên phải kiêng hoàn toàn.
Những ngày nghỉ lễ, tôi đi ăn tiệc thường chỉ phá mồi nhưng có lúc về vẫn mệt, trướng bụng, cảm giác đau gan. Lẽ nào ngoài rượu ra, một số thức ăn cũng có hại?
Lương y Đinh Công Bảy, Tổng Thư ký Hội Dược liệu TP HCM, trả lời: Một số loại thực phẩm cũng có thể gây ảnh hưởng xấu cho người bệnh gan, không riêng gì bia, rượu. Khi đi tiệc lẫn trong bữa cơm hằng ngày, anh cần kiêng cả các thực phẩm nhiều gia vị cay nóng, quá chua, quá mặn, nhiều dầu mỡ và một số loại thịt.
Những ngày lễ tiệc tùng, uống rượu nhiều có thể gây hại cho gan Ảnh: HOÀNG TRIỀU
Cụ thể, cần tránh xa các loại đạm có tính nóng như thịt dê, thịt chó, ba ba, lòng đỏ trứng gà... Kiêng gia vị bao gồm món ăn có quá nhiều tiêu, ớt, hành, tỏi, cà ri, gừng, mù tạt.
Kiêng dầu mỡ không chỉ là kiêng đồ ăn chiên, xào, mà một số loại hạt nhiều chất béo cũng phải tránh xa. Nhiều người có thói quen nhấm nháp tí hạt khi nhậu, khi uống trà..., nhưng người bệnh gan thì không nên. Đó là hạt đậu phộng, hạt điều, hướng dương... Sẽ nguy hiểm hơn nhiều nếu các món này bị mốc, sinh ra độc tố aflatoxin, có thể dẫn đến ung thư gan.
Anh cũng cần né măng tươi và sắn tươi vì các thứ này chứa một glucozit khi gặp nước hay axít hay men tiêu hóa sẽ giải phóng ra axít cyanhydric, là một độc tố gây hại cho gan và thần kinh.
Về đồ uống, ngoài bia, rượu ra, khi thấy bụng bị trướng thì nên tránh cả các món uống nhiều đường và sữa.
Thu Anh ghi
Theo nld.com.vn
Nhậu xong bỏ cơm Bạn đọc Trần T.T (40 tuổi) hỏi: "Sau những cuộc nhậu, thường tôi thấy khá mệt, bỏ cơm dù lúc nhậu không ăn gì nhiều. Tôi đọc trên báo nói rằng như vậy có hại, không biết đúng không?". Ảnh minh hoạ: Inverse.com Lương y Đinh Công Bảy, Tổng Thư ký Hội Dược liệu TP HCM, trả lời: Nhậu đến bỏ cơm đúng...