Đường hầm nối Á-Âu gặp hàng loạt sự cố ngay sau ngày khai trương
Marmaray, tuyến đường sắt xuyên biển nối 2 bờ Á-Âu của thành phố Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, đã gặp hàng loạt trục trặc ngay sau ngày khai trương hôm 29/10.
Đường hầm Marmaray đã gặp sự cố mất điện ngay sau ngày khai trương.
Nhật báo Hurriyet của Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin, các chuyến tàu điện ngầm từ bờ phía châu Á tới bờ phía châu Âu của Istanbul đã bị ngừng trong một khoảng thời gian do trục trặc kỹ thuật ở cửa lên xuống hôm 30/10. Các chuyến tàu sau đó đã được nối lại khi các giới chức khắc phục sự cố.
Vào sáng qua, các chuyến tàu cũng bị gián đoạn do một sự cố mất điện và các hoạt động được phục hồi sau đó.
Công ty đường sắt quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ (TCDD) khẳng định các trục trặc là do hành khách đi tàu ấn vào nút khẩn cấp vì tò mò.
“Các sự cố xảy ra sau khi một số hành khách lên tàu lần đầu tiên đã nhấn vào nút khẩn cấp”, TCDD cho biết trong một tuyên bố.
Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã cáo buộc những người ấn vào nút khẩn cấp là muốn tạo ra những nghi ngờ về hệ thống đường ngầm mới.
Trong lúc đường ngầm bị mất điện, các hành khách phải xuống tàu và đi bộ tới ga kế tiếp. Nhiều hành khách cũng chia sẻ ảnh về sự cố trên các mạng xã hội.
Video đang HOT
Trong khi đó, một số hành khách lên tàu tại ga Yenikap ở bờ phía châu Âu cũng nhận ra rằng tàu điện ngầm đã bỏ qua ga Sirkeci bên bờ châu Âu và đưa thẳng khách tới ga Uskudar bên bờ châu Á. Do đó, một số hành khách định xuống ga Sirkeci đã phải quay trở lại qua eo biển Bosphorus bằng phà.
Giải thích về vấn đề trên, TCDD nói rằng tàu không thể dùng tại ga Sirkeci do số lượng hành khách đông bất thường.
Hàng loạt chỉ trích và ngờ vực
Đông đảo giới chức Thổ Nhĩ Kỳ và các quan chức quốc tế tham dự lễ khánh thành đường hầm hôm 29/10.
Thủ tướng Erdogan đã thông báo hôm 29/10 rằng hệ thống đường hầm mới sẽ không thu phí đối với tất cả các hành khách trong 15 ngày hoạt động đầu tiên.
Dự án rất được mong đợi, ước tính tiêu tốn khoảng 4 tỷ USD, mới được khai trương hôm 29/10 trong một buổi lễ có sự tham dự của các lãnh đạo Thổ Nhĩ và đông đảo khách mời. Trong số các nhân vật quốc tế cấp cao tham dự sự kiện có Thủ tướng Nhật Shinzo Abe, Thủ tướng Romania Victor Ponta và Tổng thống Somali Hasan Sheikh Mahmud.
Đường hầm dài 13,6 km được kỳ vọng sẽ giúp việc đi lại giữa 2 bờ Á-Âu của Istanbul trở nên thuận lợi hơn.
Mặc dù chính phủ và chính quyền thành phố Istanbul rất tin tưởng vào Marmaray mà họ gọi là “dự án thế kỷ”, đường hầm mới đã trở thành tâm điểm của những chỉ trích ngày càng gia tăng rằng nó được đưa vào sử dụng một cách vội vàng mà không kiểm tra kỹ các vấn đề về an toàn.
Phòng kiến trúc và kỹ sư (TMMOB) của Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa ra một cảnh báo nói rằng một phần của dự án được khai trương trong giai đoạn đầu không có hệ thống điện an toàn.
TMMOB cũng nói rằng, đường hầm có nguy cơ bị nứt vỡ tại một số điểm, khiến nước có thể tràn vào bên trong.
Khả năng chống chịu động đất của đường hầm Marmaray cũng bị nghi vấn, khi khu vực Marmara nơi nó chạy qua là một có nguy cơ động đất cao.
Theo Dantri
Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chưa ký kết hợp đồng mua vũ khí Trung Quốc
Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ ngày 24.10 lên tiếng bảo vệ quyết định mua hệ thống phòng thủ tên lửa tầm xa của Trung Quốc. Nhưng ông Erdogan nói thương vụ vẫn chưa được ký kết.
Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan - Ảnh: AFP
Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ hồi tháng 9 đã thông báo về việc đàm phán với Tập đoàn Xuất nhập khẩu máy móc chính xác Trung Quốc (CPMIEC) trong thương vụ mua bán, chuyển giao công nghệ, hợp tác sản xuất hệ thống phòng thủ tên lửa, trị giá lên đến 2,9 tỉ USD.
Điều này khiến các đồng minh trong khối NATO của Thổ Nhĩ Kỳ, đặc biệt là Mỹ, lo ngại.
Trong một cuộc họp báo ngày 24.10, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan khẳng định "hiện Trung Quốc là nước đưa ra những điều kiện tốt nhất", bao gồm việc chấp thuận yêu cầu cùng hợp tác sản xuất của Thổ Nhĩ Kỳ, theo AFP.
Ông Erdogan cũng cho biết cả Ankara và Bắc Kinh vẫn đang trong quá trình đàm phán, đồng thời nói thêm rằng ông cùng bộ trưởng quốc phòng và các tướng lĩnh quân đội sẽ đưa ra quyết định cuối cùng, nhưng không nói rõ thời điểm cụ thể.
Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ bác bỏ những lo ngại của NATO, nhận xét rằng "các quốc gia thành viên cũng đã mua vũ khí và trang thiết bị từ Nga đó thôi".
"Không nước nào có quyền can thiệp vào các quyết định của Thổ Nhĩ Kỳ", ông Erdogan khẳng định.
Được biết, cả Mỹ và NATO đã cùng bày tỏ lo ngại về thương vụ trị giá 2,9 tỉ USD này, cho rằng hệ thống phòng thủ tên lửa nói trên sẽ không tương thích với hệ thống của các thành viên NATO khác. Thổ Nhĩ Kỳ là một trong 28 thành viên của NATO.
Một số quan chức NATO cho rằng việc tích hợp một hệ thống Trung Quốc vào hệ thống phòng thủ của NATO sẽ làm phát sinh những quan ngại về an ninh điện tử, nhất là việc NATO phải trao đổi thông số kỹ thuật với công ty Trung Quốc.
Mỹ đã ban hành lệnh cấm vận đối với CPMIEC vào tháng 2 vì cho rằng tập đoàn này đã vi phạm Thỏa thuận không phổ biến vũ khí với Iran, Syria và CHDCND Triều Tiên.
Theo TNO
Tổng thống Syria bị tố là 'một tên khủng bố' Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã gọi Tổng thống Syria Bashar al-Assad là "một tên khủng bố, một kẻ dối trá" phải chịu trách nhiệm cho cái chết của trên 110.000 người trong cuộc nội chiến ở Syria. Tổng thống Syria Bashar al-Assad - Ảnh: AFP "Tôi không xem ông Assad là một chính trị gia. Ông ta là một...