Đường điện vượt biển dài nhất Đông Nam Á ra đảo Phú Quốc sắp hoàn thành
Đường dây điện 220kV dài nhất Đông Nam Á kéo điện từ đất liền ra đảo Phú Quốc, Kiên Giang đã hoàn thành hơn 95%, dự kiến đóng điện trong tháng 9.2022.
Ngày 26.8, Tổng công ty Điện lực Miền Nam (EVNSPC) cho biết, công trình đường dây điện vượt biển từ xã Kiên Bình (H.Kiên Lương) ra TP.Phú Quốc (Kiên Giang) đang bước vào giai đoạn thi công nước rút để kịp hoàn thành, đóng điện vào giữa tháng 9.2022.
Công trình có tổng chiều dài hơn 80,4km đường dây 220kV, với 169 vị trí trụ, trong đó có 117 vị trí trụ vượt biển trên không từ xã Kiên Bình (H.Kiên Lương) ra TP.Phú Quốc. Ảnh ĐÌNH HOÀNG
Trước đó, công trình này được Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) giao Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư trên 2.200 tỉ đồng, khởi công năm tháng 3.2019. Công trình có tổng chiều dài hơn 80,4km đường dây 220kV, với 169 vị trí trụ, trong đó có 117 vị trí trụ vượt biển trên không từ xã Kiên Bình (H.Kiên Lương) ra TP.Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
Công trình đang đi vào giai đoạn nước rút để kịp đóng điện trong tháng 9.2022. Ảnh ĐÌNH TUYỂN
Khi hoàn thành, đây sẽ là công trình đường dây điện 220kV vượt biển dài nhất Việt Nam kể cả trong khu vực Đông Nam Á. Ảnh ĐÌNH HOÀNG
Theo EVNSPC, khi hoàn thành, đây sẽ là công trình đường dây điện 220kV vượt biển dài nhất Việt Nam kể cả trong khu vực Đông Nam Á. Đặc biệt, công trình hoàn toàn do các nhà thầu trong nước thực hiện; đội ngũ kỹ sư, công nhân Việt Nam tự thiết kế, thi công, quản lý, xây dựng. Ngoài ra, vật liệu xây dựng chính của công trình đều do Việt Nam tự sản xuất trong nước, chịu được môi trường muối biển.
Công trình do đội ngũ kỹ sư, công nhân Việt Nam tự thiết kế, thi công, quản lý, xây dựng. Ảnh ĐÌNH HOÀNG
Video đang HOT
EVNSPC đang tích cực đôn đốc đơn vị giám sát, các đơn vị thi công khẩn trương hoàn thành một số vị trí còn lại của hạng mục kéo dây trên biển. Ảnh ĐÌNH TUYỂN
Trao đổi về tiến độ dự án, ông Nguyễn Phước Đức, Tổng giám đốc EVNSPC cho biết, điều kiện thi công trên biển rất khó khăn cùng với đó là dịch bệnh Covid-19, giá nguyên vật liệu tăng cao đã ảnh hưởng không nhỏ đến công trình. Ngoài ra, một khó khăn lớn nữa là công tác đền bù, giải phóng mặt bằng tại bờ Kiên Bình và TP.Phú Quốc, nhất là ở Phú Quốc. Chính vì vậy, để hoàn thành công trình đúng tiến độ, chủ đầu tư và các nhà thầu đã phải nỗ lực hết sức.
Ông Nguyễn Phước Đức, Tổng giám đốc EVNSPC cho biết, điều kiện thi công trên biển rất khó khăn đòi hỏi chủ đầu tư và các nhà thầu phải nỗ lực không ngừng. Ảnh ĐÌNH HOÀNG
Đến nay, EVNSPC đang tích cực đôn đốc đơn vị giám sát, các đơn vị thi công khẩn trương hoàn thành một số vị trí còn lại của hạng mục kéo dây trên biển, hiện đã hoàn thành gần 60km/64,7km. Còn phía trên bờ tại Phú Quốc cũng đã hoàn thành gần 12km/15,6km.
Tổng giám đốc EVNSPC Nguyễn Phước Đức (giữa) kiểm tra, đôn đốc tiến độ công trình. Ảnh ĐÌNH HOÀNG
“Ngoài ra, Tổng công ty cũng tiếp tục làm việc với người dân để hỗ trợ bàn giao mặt bằng hành lang. Tiến độ chung toàn bộ công trình đã cơ bản hoàn thành trên 95%, dự kiến sẽ đóng điện vận hành giữa tháng 9 năm nay nhằm đảm bảo cung cấp đủ điện kịp thời cho Phú Quốc”, ông Đức nói.
Việc hoàn thành dự án đường dây vượt biển trên có ý nghĩa rất lớn với Phú Quốc khi đảm bảo nguồn điện ổn định lâu dài cho phát triển kinh tế – xã hội, thu hút đầu tư tại địa phương. Ảnh ĐÌNH HOÀNG
Cũng theo EVNSPC, hiện tại, mỗi năm nhu cầu về điện của đảo ngọc tăng trên 40%. Trong khi đó, dự án cáp ngầm 110kV Hà Tiên – Phú Quốc khánh thành năm 2014 đang ngày càng quá tải, không còn đáp ứng đủ nhu cầu về điện cho đảo ngọc. Chính vì vậy, việc hoàn thành dự án đường dây vượt biển trên có ý nghĩa rất lớn với Phú Quốc khi đảm bảo nguồn điện ổn định lâu dài cho phát triển kinh tế – xã hội cũng như đảm bảo an ninh, quốc phòng và thu hút đầu tư tại địa phương.
Việc hoàn thành đường dây diện vượt biển trên cũng sẽ là tiền đề để triển khai thêm các dự án kéo điện ra các đảo gần bờ khác. Ảnh ĐÌNH HOÀNG
Ngoài ra, việc các nhà thầu Việt Nam thực hiện thành công dự án kéo điện vượt biển ra đảo Phú Quốc sẽ tạo tiền đề cho việc áp dụng công nghệ kéo điện vượt biển ra các đảo gần bờ khác, tiết kiệm chi phí rất đáng kể so với kéo cáp ngầm.
Làm rõ trách nhiệm việc xâm phạm khu bảo tồn biển Phú Quốc
Liên quan đến các vụ lấn chiếm rừng, khu bảo tồn biển Phú Quốc, ngoài cưỡng chế tháo dỡ công trình trái phép, bạn đọc đề nghị làm rõ trách nhiệm cá nhân, đơn vị liên quan.
Như Thanh Niên thông tin, chính quyền TP.Phú Quốc và các cơ quan chức năng tỉnh Kiên Giang đã tổ chức nhiều đoàn đi kiểm tra thực tế các công trình xây dựng trái phép trong khu bảo tồn biển thuộc Vườn quốc gia Phú Quốc tại quần đảo Nam An Thới và khu vực biển thuộc xã Hàm Ninh.
Tại khu vực Hòn Roi (P.An Thới), đoàn đã kiểm tra các điểm kinh doanh trái phép trên biển như: Ngọc Hiền Sea, Sea World, Á Châu. Đây là 3 cơ sở kinh doanh được xác định xây dựng trái phép trên rạn san hô và đang bị các cơ quan chức năng yêu cầu tạm dừng hoạt động để xử lý các lỗi vi phạm.
Công trình xây dựng của Công ty TNHH MTV Minh Huy Phú Quốc tại Hòn Mây Rút Trong lấn chiếm hành lang biển. Ảnh XUÂN LAM
Tại Hòn Mây Rút Trong, công trình lấn biển do Công ty TNHH MTV Minh Huy Phú Quốc (Công ty Minh Huy Phú Quốc) làm chủ đầu tư đang xây dựng cầu kè, đổ đất đá lấn chiếm hành lang biển làm nơi check-in cho du khách khi đến tham quan du lịch. Trước đó, công trình của công ty này đã bị lập biên bản vi phạm nhiều lần.
Tại ấp Cây Sao, xã Hàm Ninh, đoàn phát hiện 18 bungalow xây dựng trái phép trên vùng biển thuộc khu bảo tồn biển, tác động trực tiếp đến thảm cỏ biển. Đoàn kiểm tra yêu cầu cơ sở kinh doanh phòng nghỉ Rock Beach tại tổ 5, ấp Cây Sao dừng ngay hoạt động kinh doanh và tháo dỡ các công trình vi phạm.
Ông Lê Quốc Anh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, Tổ trưởng Tổ công tác đặc biệt về xử lý vi phạm trong lấn chiếm đất rừng, xây dựng trái phép trên địa bàn TP.Phú Quốc, cho biết sau 2 tháng triển khai, Tổ đã thu hồi hơn 139 ha đất rừng và đất quy hoạch lâm nghiệp bị chiếm sử dụng trái pháp luật, trong đó có gần 12 ha đất rừng phòng hộ, hơn 41 ha đất rừng đặc dụng.
Cơ quan chức năng đã khởi tố 8 vụ án hình sự về tội hủy hoại rừng và đang điều tra củng cố hồ sơ 3 vụ. Tổ công tác cũng kiểm tra, xử lý các hành vi xây dựng công trình trái phép xâm hại trong khu bảo tồn biển Phú Quốc tại 2 khu vực quần đảo Nam An Thới và ven biển xã Hàm Ninh.
Chuyện thật như đùa!
Bạn đọc (BĐ) Thanh Niên bức xúc cho rằng việc lấn chiếm rừng, xây dựng các công trình trái phép trong khu bảo tồn biển thuộc Vườn quốc gia Phú Quốc diễn ra giữa thanh thiên bạch nhật thời gian dài mà không hay không biết thì quả là "chuyện quá bi hài". "Những công trình trái phép thì sừng sững ở đó, chứ có phải làm lén lút, bí mật đâu mà đến giờ này cơ quan chức năng mới phát hiện? Không hiểu vai trò trách nhiệm của các anh trong việc quản lý như thế nào mà để xảy ra các sự việc như thế này. Đúng là chuyện hài", BĐ Mộc Nhiên ý kiến.
"Tình trạng xây dựng trái phép đã trở thành căn bệnh trầm kha, cần phải có "thuốc" đặc trị cho tình trạng này. Việc yêu cầu tháo dỡ thôi là chưa đủ mà phải phạt thật nặng hoặc xem xét xử lý hình sự những đơn vị vi phạm để làm gương. Hơn nữa trách nhiệm của cơ quan chính quyền địa phương cũng cần được làm rõ", BĐ Hiếu Nguyễn thẳng thắn.
BĐ Dương Hải ý kiến: "Phải phạt thật nặng vào mới mong tình trạng này không tái diễn. Không xử lý mạnh tay, thì các đơn vị khác cũng thấy thế mà làm, ảnh hưởng đến môi trường sống, thế sao gọi là phát triển bền vững được. Mọi người đang thấy cái lợi trước mắt nhưng không biết hậu quả về sau".
Phải có "địa chỉ" chịu trách nhiệm cụ thể
Không chỉ buộc tháo dỡ công trình trái phép, xử lý nghiêm công ty vi phạm mà BĐ còn đề nghị làm rõ trách nhiệm cá nhân, đơn vị liên quan. "Việc lấn chiếm, xây dựng công trình trái phép ở Phú Quốc xảy ra một cách công khai như vậy mà chính quyền không ai hay biết? Ngoài việc xử lý nghiêm trường hợp vi phạm thì trách nhiệm của chính quyền cũng được làm rõ", BĐ Ngan Do đề nghị.
BĐ Phương Liên thẳng thắn: "Vai trò, trách nhiệm của cơ quan chức năng ở đâu khi vụ việc xảy ra giữa thanh thiên bạch nhật thế này? Nếu cứ như vậy thì những khu bảo tồn sẽ dần bị tàn phá, người dân thì lại mất niềm tin vào lực lượng chức năng. Tôi nghĩ cần phải chấn chỉnh ngay trước khi quá muộn".
Tương tự, BĐ Phong Trần ý kiến: "Việc xây dựng trái phép được với quy mô như vậy chẳng lẽ các cấp quản lý của Phú Quốc không nhìn thấy các sai phạm? Hoặc là cố tình làm lơ, hoặc là thiếu trách nhiệm. Nhưng dù có thế nào thì cũng phải chịu trách nhiệm trước vụ việc này, chứ không chỉ đơn giản là các công ty, doanh nghiệp vi phạm".
*Tôi nghĩ không có sự bao che chắc chắn không cá nhân, doanh nghiệp nào dám sai phạm. Phải nghiêm trị những cá nhân, đơn vị liên quan để người dân tin vào sự nghiêm minh của pháp luật.
Trúc Phương
*Chuyện khó tin nhưng có thật. Ngoài kiên quyết đập bỏ trả lại hiện trạng ban đầu thì phải phạt thật nặng những cá nhân, công ty vi phạm. Truy trách nhiệm chính quyền sở tại để xảy ra những sai phạm này.
Trường Xuân
Phú Quốc: Tạm dừng hoạt động lặn ngắm san hô trong khu bảo tồn biển Từ ngày 18.8, các hoạt động lặn ngắm san hô, đưa khách tham quan trong khu bảo tồn biển Phú Quốc (TP.Phú Quốc, Kiên Giang) bị tạm dừng hoạt động. Tạm dừng hoạt động lặn ngắm san hô Ngày 18.8, ông Huỳnh Quang Hưng, Chủ tịch UBND TP.Phú Quốc, ký thông báo tạm dừng các hoạt động lặn ngắm san hô, đưa khách...